Vải nylon rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhờ những đặc điểm tiện lợi của chất liệu này mang lại. Nhưng liệu rằng bạn đã thật sự hiểu rõ về loại vải này chưa? Hãy cùng Ru9 tìm hiểu sâu hơn về chất liệu này qua bài viết sau.
1. Vải nylon là gì?
Vải nylon còn được gọi là polyamide, đây là một loại nhựa có nguồn gốc bắt nguồn từ dầu thô, trải qua các quá trình biến đổi hóa học đặc thù đã tạo nên một loại sợ có khả năng co giãn cực tốt và mạnh mẽ.
Vải nylon được tạo ra hoàn toàn bằng các phản ứng hóa học giữa các chất
Các sợi nylon được tạo ra từ các hợp chất hóa học xảy ra trong phản ứng cacbon và mang đầy đủ các đặc tính mong muốn như độ bền và độ đàn hồi. Nylon là chất liệu vải đầu tiên trên thế giới được sản xuất hoàn toàn trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, quy trình để tạo ra một sợi nylon hoàn chỉnh thì rất phức tạp.
2. Nguồn gốc vải nylon
Vải nylon được sản xuất vào năm 1035 bởi một công ty của Mỹ tên là Du Pont. Mục đích ban đầu tạo ra sợi nylon là để thay thế cho chất liệu lụa quý hiếm với giá thành đắt đỏ. Nhưng khi xuất hiện trên thị trường, nylon lại được đón nhận rất nhiệt tình và đã được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực như thời trang, đồ trang trí, nội thất,...
Lần đầu tiên vải nylon được sử dụng trong ngành may là sản xuất những chiếc vớ, vào tháng 9/1940. Những chiếc vớ này đã tạo ra một cơn sốt đối với người tiêu dùng khi chỉ sau 1 năm sản xuất, lượng vớ bán ra đã đạt đến con số 64 triệu đôi.
3. Phân biệt vải nylon
Thực tế là, hiện nay bạn rất khó để có thể tìm được vải nylon nguyên chất, bởi vì đa số đều đã được pha thêm nhiều loại sợi vải khác. Một số dấu hiệu có thể giúp bạn dễ dàng trong việc phân biệt vải nylon như:
- Bề mặt vải nylon có độ bóng sáng đặc trưng và khá mềm mại.
- Vải ít bị nhăn, có thể nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu khi bị gấp hoặc vò.
- Vải nylon ít thấm nước. Có độ thẩm thấm chậm khi tiếp xúc với chất lỏng.
- Khi mặc lâu sẽ tạo cảm giác bí hơi, nóng nực và sẽ dính bết vào da nếu người mặc ra nhiều mồ hôi.
- Khi đốt sẽ tạo khói đen, có mùi khét và vón thành cục tròn màu đen.
- Nylon có pha thêm lụa hoặc satin sẽ có cảm giác trơn trượt khi sờ vào.
4. Quy trình sản xuất ra vải nylon
Vải nylon được tạo ra khi các monome tương thích kết hợp lại với nhau tạo thành một chuỗi dài liên kết thông qua phản ứng polymer hóa ngưng tụ. Các monome cho ra nylon 6-6 là hexamethylene diamin và axit adipic, hai phân tử này kết hợp lại với nhau tạo ra polymer và sản phẩm phụ là nước. Sau đó, trong quy trình sản xuất, nước sẽ được tách bỏ ra ngoài để không gây ảnh hưởng đến quá trình tạo polymer. Chuỗi polymer được tạo thành từ hơn 20.000 đơn vị monomer, được kết nối với nhau thông qua một nhóm amit có chứa một nguyên tử nitơ.
Các phân tử nylon khá linh hoạt đối với các lực yếu. Vì thế nên, các liên kết như liên kết hydro, liên kết giữa các chuỗi polymer cũng đủ để khiến các phân tử nylon trở nên rối một cách ngẫu nhiên. Polymer phải được làm ấm rồi rút ra để tạo thành các sợi, sau đó mới dệt thành vải nylon.
5. Phân loại vải nylon
Vải nylon được tạo ra hoàn toàn bằng các phản ứng hóa học. Để nâng cao các tính năng của vải cũng như giảm giá thành sản phẩm, thông thường các nhà sản xuất sẽ pha thêm một vài nguyên liệu sợi khác vào trong quá trình sản xuất như gấm, polyester, cotton,...
Vải nylon hiện nay được chia thành bốn loại chính sau:
- Nylon 6-6: là loại vải nylon 100% tổng hợp đầu tiên, được tạo ra từ hợp chất hexamethylenediamine cùng một số loại axit dicarboxylic. Chất rắn tạo thành sau đó sẽ được đem đi nung chảy để kéo sợi hoặc kết tinh lại để tinh chế.
- Nylon 6: loại sợi nylon không phổ biến nhiều như nylon 6-6. Đôi khi được dùng để sản xuất ra vải.
- Nylon 46: hay còn được gọi là Stany, là chất liệu được sản xuất bởi tập đoàn DSM. Đây là loại nylon thường được sử dụng trong các hệ thống làm mát không khí, động cơ phanh. Loại sợi nylon này gây ấn tượng mạnh nhờ khả năng chống chọi cực tốt trong điều kiện khắc nghiệt.
- Nylon 510: được phát triển bởi công ty Du Pont với mong muốn có thể thay thế cho nylon 6-6. Nylon 510 hiện nay được dùng chủ yếu trong các sản phẩm khoa học và công nghiệp. Tuy nhiên, chi phí lại rất cao nên khó có thể sản xuất hàng loạt.
6. Ưu và nhược điểm của vải nylon - Các đặc tính nổi bật
6.1. Ưu điểm của vải nylon
- Có độ co giãn và độ bền cao, dễ dàng khôi phục lại trạng thái ban đầu.
- Các sản phẩm may từ vải nylon đều có khả năng chống côn trùng, nấm mốc, bảo vệ an toàn sức khỏe của người sử dụng.
- Bề mặt vải sáng bóng, mềm mịn, mang lại tính thẩm mỹ cao.
- Khả năng chống ẩm tốt.
- Dễ dàng nhuộm màu, giúp tạo ra nhiều tấm vải đa dạng màu sắc và họa tiết mà không bị phai.
6.2. Nhược điểm của vải nylon
- Không thể tự phân hủy nên có hại cho môi trường.
- Trong quá trình sản xuất vải sẽ tạo ra oxit nitơ - một trong những nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính.
- Khả năng chống ẩm cao đồng nghĩa với việc không có khả năng thấm hút mồ hôi. Mặc trong thời gian dài sẽ gây nóng bức, khó chịu và bết dính.
- Dễ bị co rút, biến dạng nếu tiếp xúc phải nguồn nhiệt cao.
7. So sánh vải polyester và nylon: loại vải nào tốt hơn?
Vải polyester và vải nylon đều sẽ có những ưu nhược điểm riêng, chỉ cần bạn lựa chọn loại vải thích hợp với hoàn cảnh sử dụng đều sẽ mang đến những ấn tượng khó phai. Vậy nên không thể so sánh được polyester hay nylon sẽ tốt hơn. Một số đặc điểm nổi bật của từng loại vải mà bạn có thể tham khảo, như:
- Vải polyester được tạo sợi từ các hạt nhựa và nguyên liệu hóa học. Còn vải nylon được tạo thành từ những chất hóa học có độ co giãn cao và chắc chắn hơn polyester.
- Vải nylon có thể chống nước nhưng vẫn có phần nào đó gặp tình trạng tích tụ nước. Vậy nên, chất nhuộm của loại vải này không giữ được lâu, để vải dưới ánh mặt trời sẽ làm màu nhanh xuống. Ngược lại, vải polyester có khả năng chống nước rất tốt và không bị ảnh hưởng từ ánh nắng, vì thế màu nhuộm liên kết chặt chẽ và lâu trôi.
- Chất vải nylon mềm hơn, không tạo cảm giác thô ráp khi mặc vào như chất vải polyester. Tuy nhiên, hiện nay, nhờ công nghệ sản xuất được cải tiến nên chất vải polyester cũng đã trở nên mềm mại hơn so với trước rất nhiều.
- Độ bám bụi của vải nylon thấp hơn vải polyester.
- Nylon có chất vải bóng, bắt sáng tốt. Còn Polyester mang phong cách truyền thống và khả năng bắt sáng thấp.
- Giá thành của nylon cao hơn so với polyester.
8. Ứng dụng của vải nylon
Vải nylon có tính ứng dụng rất cao trong đời sống, như:
8.1. Ứng dụng trong lĩnh vực thời trang
Nylon sở hữu những đặc điểm nổi bật như dẻo dai, độ bền cao nên được rất nhiều thương hiệu lớn như Nike, Adidas sử dụng để tạo ra trang phục của thương hiệu, đặc biệt là những mẫu thời gian thể thao.
Ở Việt Nam, các nhà thiết kế còn sử dụng nylon giả lụa để may áo bà ba, áo dài. Các sản phẩm từ chất liệu này vừa làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của nước nhà mà còn giúp tiết kiệm chi phí khá nhiều.
Nylon còn dễ dàng bắt gặp trong những mẫu thiết kế như áo khoác gió, quần áo chuyên dụng để leo rừng núi,... nhờ khả năng giữ ấm và cản gió khi ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt cho người sử dụng.
8.2. Ứng dụng trong đồ dùng nội thất
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy vải nylon ở mọi cửa hàng vải hoặc chợ với giá thành vô cùng phong phú. Từ thuở ban đầu đến bây giờ, nylon đang ngày càng trở nên quen thuộc và là chất liệu sử dụng không thể thiếu trong hầu hết các sản phẩm hằng ngày.
Sử các sản phẩm được làm từ nylon không chỉ thuận tiện và còn giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Các sản phẩm nội thất hay đồ trang trí sử dụng chất liệu nylon thường thấy như tạp dề, găng tay, thảm lót đồ ăn, khăn trải bàn, rèm cửa,...
8.3. Ứng dụng khác
Ngoài ứng dụng trong thời trang và đồ trang trí, nội thất, các nhà sản xuất còn sử dụng nylon để tạo ra dù, bạt, lều trại,... Ở Việt Nam, nylon được sử dụng rất phổ biến trong một số đồ dùng như áo mưa, túi đựng đồ ăn, dây đàn guitar,... Còn trong thể thao, sợi nylon đợc sử dụng để tạo ra mặt lưới vợt cầu lông, tennis hoặc lưới đánh cá trong chăn nuôi thủy sản,...
9. Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản vải nylon
Chỉ nên sử dụng các chất tẩy giặt dịu nhẹ cho vải nylon
Để giữ cho chất vải được tốt và bền hơn, bạn nên lưu ý một số điều sau khi vệ sinh các sản phẩm làm từ vải nylon.
- Chỉ nên giặt tay cho tất cả các sản phẩm. Hãy hạn chế tối đa giặt bằng nước nóng vì nhiệt độ cao có thể gây biến dạng vải.
- Sử dụng các loại bột giặt hoặc chất tẩy rửa trung tính, dịu nhẹ để giữ cho chất lượng vải luôn tốt.
- Khi giặt chỉ nên dùng lực nhẹ để vò vì vò quá mạnh sẽ khiến đồ bị nhàu.
- Hãy treo đồ bằng móc và để hong kho khô tự nhiên. Phơi ở những nơi cao ráo, thoáng mát và không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
- Sau khi giặt sạch nên bảo quản sản phẩm ở những nơi sạch sẽ, thoáng đãng để tăng tuổi thọ sử dụng.
Trên đây là những thông tin cần thiết dành cho bạn nếu bạn đang muốn tìm hiểu về vải nylon. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại vải đặc biệt này cũng như cách sử dụng và bảo quản các vật dụng làm từ vải nylon.