Ngưng thở khi ngủ là một hội chứng về rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi từng đợt ngưng thở (10 giây/lần) kích thích cơ thể tỉnh giấc, làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của nhiều người, khiến cơ thể mệt mỏi và không tập trung công việc vào ngày hôm sau được. Vậy, làm thế nào để cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ? Cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản nhất là gì? Hãy cùng Ru9 tìm hiểu về vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Ngưng thở khi ngủ là gì, có nguy hiểm không?
Ngưng thở khi ngủ là gì? Các chuyên gia về giấc ngủ cho biết: Ngưng thở khi ngủ là một hội chứng về rối loạn giấc ngủ hay gặp ở nhiều người. Hiện tượng này được đặc trưng bởi những đợt ngưng thở khi đang ngủ, không thông khí trong 10 giây trở lên hoặc nhịp thở giảm hơn 50% trong 10 giây, xảy ra liên tục trong giấc ngủ của bạn.
Ngưng thở khi ngủ là một hội chứng về rối loạn giấc ngủ khá nguy hiểm.
Ngưng thở khi ngủ được xác định là một chứng bệnh nguy hiểm gây mệt mỏi cơ thể,, buồn ngủ vào ban ngày, không tập trung công việc, không kiểm soát được đường huyết và huyết áp, dễ xảy ra tai nạn giao thông và tăng nguy cơ bị các bệnh lý khác, thậm chí dễ bị đột tử khi đang ngủ.
Ngưng thở khi ngủ là chứng bệnh phổ biến rất thường hay gặp ở nhiều người nhưng dễ bị bỏ quên vì các triệu chứng tồn tại trong thời gian dài nhưng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn dẫn đến cảm giác quen thuộc với triệu chứng này và xem đó là bình thường.
2. Nguyên nhân bị ngưng thở / thở gấp khi ngủ
Các chuyên gia về giấc ngủ phân loại thành 2 dạng ngưng thở khi ngủ, trong đó:
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Là chứng ngưng thở khi ngủ phổ biến nhất, xảy ra khi đường thở bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn. Những người béo phì, nghiện rượu, tật hàm nhỏ hoặc phì đại amidan có nguy cơ bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ cao hơn người bình thường.
Ngưng thở khi ngủ do trung ương: Hiện tượng này xảy ra do sự bất ổn của trung tâm hô hấp khiến não bộ không kịp gửi tín hiệu đến các cơ quan kiểm soát hoạt động hô hấp. Nguyên nhân có thể là do viêm não, chấn thương cổ, suy tim sung huyết, tổn thương thân não, đột quỵ, sử dụng thuốc phiện, morphine, codeine, oxycodone…
Ngưng thở khi ngủ là do đường thở bị tắc nghẽn.
Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể gặp cả hai loại hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và do trung ương.
Ngoài ra, nhiều người còn gặp phải tình trạng ngưng thở khi ngủ hậu covid. Sau khi bị mắc covid-19, sức khỏe và sức đề kháng suy giảm, phổi bị tổn thương, hệ hô hấp của người bệnh cũng bị ảnh hưởng và cần có thời gian để hồi phục.
3. Ngưng thở khi ngủ có chữa được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa về Hô hấp, để khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, người bệnh khi gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ cần tiến hành theo dõi sức khỏe thường xuyên và khám sức khỏe định kỳ.
Việc xác định nguyên nhân gây chứng ngưng thở khi ngủ do đâu sẽ giúp mọi người có cách chữa trị chứng ngưng thở khi ngủ một cách an toàn và hiệu quả.
Nếu bạn bị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thì có thể được điều trị bằng việc sử dụng một số loại thuốc giúp nong giãn phế quản giúp thông đường thở, tạo điều kiện cho hoạt động hô hấp diễn ra suôn sẻ.
Nếu bạn bị chứng ngưng thở khi ngủ do trung ương thì cần sử dụng một số loại thuốc đặc trị hoặc can thiệp phẫu thuật xâm lấn.
Ngoài ra, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chữa trị chứng ngưng thở khi ngủ, mọi người cần thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực. Hạn chế sử dụng rượu, bia, không hút thuốc lá, giảm cân khoa học và tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp duy trì thể lực khỏe mạnh.
4. 5 cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản ai cũng có thể thực hiện
Hiện tượng ngưng thở khi ngủ là một hội chứng rối loạn giấc ngủ nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu biết cách khắc phục và chữa trị từ sớm thì mọi người sẽ loại bỏ được nguy cơ và có được giấc ngủ ngon mỗi đêm.
Sử dụng gối ngủ phù hợp
Các chuyên gia về giấc ngủ khuyến cáo, người bị chứng ngưng thở khi ngủ không nên sử dụng gối đầu quá cao hoặc quá thấp.
Nếu đi ngủ với chiếc gối quá cao, bạn sẽ dễ bị cong vẹo cột sống cổ, ngủ dậy bị đau cổ, dễ gặp các bệnh về đốt sống cổ như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Quan trọng nhất là sử dụng gối ngủ quá cao, máu lưu thông lên não không đầy đủ, đường thở của bạn sẽ không thuận lợi khi làm việc, do đó dễ gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ.
Sử dụng gối ngủ phù hợp là cách cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ hiệu quả.
Nếu bạn sử dụng gối ngủ quá thấp, lượng máu về não quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ mạch máu bị sung huyết,gây chứng ngưng thở khi ngủ do trung ương.
Vì vậy, theo các chuyên gia về giấc ngủ, lựa chọn gối ngủ phù hợp là yếu tố rất quan trọng giúp bảo đảm an toàn cho sức khỏe và chất lượng giấc ngủ. Để cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ, mọi người nên chọn gối ngủ có độ dày vừa phải (8-15cm) chiều rộng (30-60cm). Không nên sử dụng gối quá mềm hoặc quá cứng để tránh tình trạng chèn ép dây thần kinh ở gáy, gây đau nhức tê mỏi cổ vai gáy, ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu lên não và quá trình hô hấp khi ngủ.
Gối ngủ Niu của thương hiệu Ru9 được đánh giá là sản phẩm tốt nhất cho giấc ngủ hiện nay, được nhiều người tiêu dùng thông minh lựa chọn. Ruột gối được làm từ chất liệu Graphene Memory Foam bền chắc, không bị lún sụt khi nằm, giúp nâng đỡ đầu - cổ - vai hoàn hảo và khả năng tản nhiệt tối ưu, tạo cảm giác thoải mái và thoáng mát suốt đêm dài.
Sử dụng gối ngủ Niu là giải pháp giúp cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Gối có độ dày tiêu chuẩn là 12cm, được nghiên cứu và khảo sát kỹ lưỡng, phù hợp với cơ địa và thể trạng của người châu Á, không quá cao hoặc quá thấp, mang lại cho bạn cảm giác thư giãn và ngon giấc mỗi đêm.
Bên cạnh đó, gối ngủ Niu cũng là sản phẩm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo hệ thống đo lường toàn diện và gắt gao của OEKO-TEX®, chất liệu vải của Ru9 đã được chứng nhận an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Vì vậy cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản là thay đổi gối ngủ phù hợp. Sử dụng gối ngủ Niu của Ru9 sẽ giúp bạn có một giấc ngủ NGON HƠN cải thiện hội chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra hàng đêm.
Thay đổi tư thế ngủ
Nếu bạn đang gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ, cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản là bạn nên thay đổi tư thế ngủ, nằm nghiêng về một bên thay vì nằm ngửa. Bởi nằm ngửa là tư thế đặc biệt không tốt đối với người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, vì nằm ngửa sẽ làm cho hàm và lưỡi khép lại, chặn đứng đường thở làm cho bệnh ngáy và ngưng thở khi ngủ càng trở nên trầm trọng hơn.
Vệ sinh mũi họng
Một cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản khác là người bệnh cần chú ý thường xuyên vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Nong mũi, sử dụng bình xịt nước muối để mở đường mũi cho dễ thở. Giải pháp phù hợp và có hiệu quả đối với những người bị chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nhẹ và trung bình.
Thay đổi lối sống
Một trong những nguyên nhân gây ra chứng ngưng thở khi ngủ ở nhiều người là thói quen sử dụng bia rượu, hút thuốc lá và các chất gây nghiện. Do đó, để tránh những tác hại nguy hiểm do chứng ngưng thở khi ngủ gây ra, cách chữa trị đơn giản là mọi người cần thay đổi lối sống bằng cách hạn chế bia rượu, ngưng sử dụng thuốc lá và chất gây nghiện, thường xuyên tập thể dục đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe thể lực.
Sử dụng thiết bị nha khoa
Hiện nay các chuyên gia y tế đã nghiên cứu và sáng tạo ra một thiết bị nha khoa được sử dụng bằng cách gắn trong miệng khi ngủ. Thiết bị này sẽ giúp đưa hàm về phía trước và mở rộng đường thở, quá trình hô hấp khi ngủ sẽ suôn sẻ và thuận lợi hơn. Các bác sĩ nha khoa sẽ đo kích thước miệng của bạn và tạo ra thiết bị phù hợp với khuôn miệng của bạn. Đây cũng là cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản dành cho mọi người.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản hy vọng sẽ giúp ích được cho mọi người để khắc phục tình trạng đang ngủ bị khó thở. Giúp duy trì giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn, bảo vệ sức khỏe an toàn, hiệu quả.