Độ cứng mềm đệm như thế nào mới tốt cho sức khỏe?
Vì sao độ cứng của nệm ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ và sức khỏe của bạn? Hãy cùng Ru9 tìm hiểu nhé!
Mục lục
1. Nệm cứng, nệm mềm là gì?
Nệm cứng là dòng nệm thường dễ thấy nhất ở các loại loại nệm lò xo hoặc nệm làm bằng bông ép. Đặc trưng của loại này có độ nâng đỡ cao cũng như mặt bằng phẳng của chúng. Dòng này cơ thể và xương sống được nâng đỡ tối ưu. Nệm mềm là loại nệm có đồ đàn hồi và độ mềm mại nhất định, thường được là từ các loại cao su thiên nhiên hoặc mút, foam.
Nệm mềm là loại nệm có đồ đàn hồi và độ mềm mại nhất định
1.1. Đặc điểm phân loại
Mỗi loại nệm đều có cấu trúc khác nhau sẽ cho ra những dòng nệm mềm hay cứng cũng sẽ khác nhau. Lựa chọn cho mình chiếc nệm phù hợp với nhu cầu sử dụng, sức khỏe, về giá cả. Vậy cách phân loại cũng như kiểm tra và đánh giá độ cứng mềm thông qua các yếu tố dưới đây:Đối với nệm cứng
Nệm cứng có tổng thể cứng cáp nhất định.- Cấu tạo: nệm cứng được làm từ các vật liệu cứng cáp có tổng thể định hình chắc chắn ổn định, nên thường dòng này có khả năng nâng đỡ rất tốt.
- Kích thước: độ dày của nệm sẽ thấp hơn những loại nệm mềm, theo tiêu chuẩn độ dày của nệm cứng sẽ rơi vào tầm 9 - 15cm.
- Đối tượng: sẽ phù hợp với những người đang phát triển đến 40 tuổi, với độ cứng vừa phải này sẽ có độ nâng cơ thể nhất định, nhưng sau 40 tuổi trở đi hoặc những người có vấn đề về xương khớp sẽ không phù hợp với loại nệm này. Vì người lớn và người có vấn đề xương khớp cần độ mềm mại cũng như nâng đỡ cơ thể ở một độ nhất định.
- Mặc khác: nhược điểm của nệm cứng này khá là nặng so với những dòng nệm khác sẽ rất khó khăn trong việc vệ sinh hoặc di chuyển. Hiện nay trên thị trường cũng đã cho ra mắt các dòng nệm lò xo có trọng lượng nhẹ hơn dễ dàng vệ sinh cũng như lật nệm di chuyển tốt hơn. Đồng thời khả năng thông thoáng hỗ trợ nâng đỡ xương sông tốt nhất. Tại Ru9 đã có những dòng nệm này đủ để đáp ứng các nhu, yêu cầu của các bạn.
Đối với nệm mềm
Nệm mềm có độ êm ái nhất định.
- Cấu tạo: như đã nói ở trên nệm thường được làm từ các cao su thiên nhiên, foam nên có độ êm ái nhất định và độ đàn hồi tương đối, hỗ trợ nâng đỡ cơ thể cũng nhẹ nhàng vừa phải.
- Độ dày: theo như cảm nhận khách quan nệm có độ dày càng lớn thì khả năng đàn hồi rất cao, ở nệm mềm này có rất nhiều kích cỡ khác nhau thoải mái cho bạn lựa chọn như 10cm, 15cm, 17cm, 20cm…
- Đối tượng: nệm mềm này sẽ phụ hợi với tất cả các đối tượng từ mọi lứa tuổi.
- Mặt khác: nhờ làm từ chất liệu foam nên về độ thoáng khí rất tốt, đồng thời có thể điều hòa được nhiệt độ ở mức tối ưu tạo cảm giác cho người sử dụng thoải mái. Điều này chứng minh được độ đàn hồi và sự êm ái rất cao có thể ôm sát cơ thể nâng đỡ xương sống ở mức tối ưu không gây lệch xương sống.
Từ những đặc điểm trên, mỗi loại nệm sẽ có những đối tượng sử dụng riêng. Với những người có thói quen nằm ngửa, nằm sấp, thừa cân… sẽ không phù hợp với nệm mềm. Về nệm cứng độ dày mỏng sẽ ảnh hưởng đến cột sống của người nằm dễ bị đau lưng,vì thế, khi chọn nệm, hãy chọn những dòng phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của người sử dụng.
>> Đọc thêm:
- Nên dùng đệm gì cho bé? Các lưu ý khi mua nệm cho bé
- Nệm nào nằm mát không đau lưng? Tư vấn, review chi tiết
1.2. Cấp độ cứng mềm
Mỗi nệm có độ cứng hay mềm sẽ khác nhau. Được đánh giá qua nhiều yếu tố như cấu tạo và chất lượng của từng sản phẩm. Cấp độ cứng của nệm được đánh giá trên thang điểm 10. Bạn muốn cấp độ cứng hay mềm của chiếc nệm hãy theo dõi phân tích dưới đây để chọn cho mình chiếc nệm phù hợp.- Cấp độ siêu mềm: trên thang điểm 1 -2, được thiết kế với nhiều tầng và lớp foam mềm mại ở trên.
- Cấp độ mềm: thang điểm 3 - 4, nềm này dành cho những người nhỏ con và xương sống khỏe, nếu như bạn có xương sống không được tốt bạn nên ngủ nằm nghiêng. Cách này sẽ giúp bạn giảm tải áp lực lên cột sống.
- Cấp độ trung bình: từ 4 - 5, đây là nệm có độ cứng vừa phải được khá là nhiêu người ưa chuộng, phù hợp với mọi tư thế nằm nghiêm, nằm ngửa…
- Cấp độ cứng trung bình: 6 - 7, với độ cứng này đem lại sự cứng cáp, chắc chắn cho mọi tư thế và cân được mọi dáng nằm mọi kích cỡ về cân nặng.
- Cấp độ cứng: 7 - 8, độ cứng của nệm giúp nâng đỡ cơ thể cực kỳ tốt đối với những người có cân nặng quá khổ. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo để giúp cho giấc ngủ ngon.
- Cấp độ siêu cứng: 9 - 10, là loại nệm dành cho người bị vấn đề về xương khớp và cân nặng quá khổ, cũng có thể được cho là dòng nệm được thiết kế riêng cho hai đối tượng này.
Độ cứng của nệm sẽ có các cấp độ khác nhau.
Như vậy, mỗi nệm đều có các cấp độ cứng mềm khác nhau. Khi lựa chọn nệm bạn nên chọn những nệm phù hợp với tình trạng sức khỏe, nhu cầu của mình. Không nên chọn nệm quá cứng hoặc quá mềm sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình.
1.3. Cách kiểm tra
Trước khi tiến hành mua nệm, bạn phải xác định được độ cứng hay mềm của nệm mong muốn, sau đó tiến hành các bước kiểm tra chúng.
Độ mềm hay cứng của nệm cũng quyết định giấc ngủ của bạn.
Cách kiểm tra độ cứng và mềm của nệm thông qua các cách sau:
- Đẩy nệm: dùng một lực tay thật mạnh để đẩy, hoặc nhấn xuống mặt nệm để xem được đồ lún của bàn tay khi nhấn xuống nệm từ đó xác định độ cứng hay mềm.
- Đấm nệm: một số khác dùng nấm đấm tay để đấm xuống bề mặt của nệm để xem độ đàn hồi và độ nãy.
- Nằm thử: để biết được sự chắc chắn về nệm cũng như những yếu tố khách quan, bạn nên nằm thử trên nệm, liên tục thay đổi các tư thế xem mình có phù hợp với loại nệm này hay không. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra sự lựa chọn tốt nhất.
1.4. Đánh giá độ cứng mềm các dòng hiện nay
Thứ nhất: Nệm bông ép, đây là dòng nệm bạn có thể cảm nhận được độ cứng của chúng. Cấu trúc được tạo từ các sợi bông polyester sau đó được ép thành khuôn nên loại nệm này có độ bằng phẳng và độ cứng rất cao.
Thứ hai: Nệm lò xo, có độ cứng tương tự bạn có thể cảm nhận được. Đặc biệt nệm lò xo này bạn có thể tùy chỉnh độ cứng mềm theo mong muốn, bằng cách các nhà sản xuất thay đổi độ dày mỏng của hệ thống lò xo.
Thứ ba: Nệm cao su, được cho là có độ cứng vừa phải. Được mệnh danh có độ đàn hồi rất tốt nó không gây cảm giác lún sâu ở bên trong. Bạn cần sự thoải đồng thời hỗ trợ xương sống hãy tìm đến dòng nệm này.
Thứ tư: Nệm foam, nhắc đến foam sẽ nhắc đến các chất liệu làm từ thiên nhiên, độ êm ái và đàn hồi tốt, cảm nhận được rõ độ mềm của dòng nệm này. Tạo cảm giác thoải mái sau một đêm dài không gây nhức mỏi, uể oải.
2. Lựa chọn độ cứng mềm sao cho phù hợp
Để lựa chọn độ cứng mềm sao cho phù hợp đó chính là thông qua chỉ số cân nặng của con người và cách xử lý như thế nào, hãy theo dõi tiếp đây:2.1. Chọn độ cứng mềm theo cân nặng
Với người nhẹ cân
Những người có cân nặng nhẹ hơn 60kg nên chọn những tấm nêm mềm có khả năng ôm sát đường viền và rộng rãi thoáng mát, năm ở thang điểm giao động từ 3 - 5 đồng nghĩa là loại mềm, mềm vừa, trung bình.
Chọn nệm từ 3 - 5 dành cho người có cân nặng nhẹ.
Phải chọn nệm bên trong thì mềm nhưng bề mặt đệm phải cứng hơn để có thể ngăn được tình trạng người nhẹ cân khi nằm xuống nệm sẽ không bị chìm xuống, từ đó sẽ không gây tích tụ áp lực lên cơ thể.
Vậy nệm vừa nệm vừa tốt cho người nhẹ cân giúp nâng đỡ cơ thể ít gây áp lực lên các điểm chịu nhiều trọng lượng có thể nhắc đến là nệm foam, cao su, đa tầng, nệm hơi hoặc lo xo. Chúng có độ cứng và đường viền phù hợp và tốt nhất dành cho người có trọng lượng cơ thể 60kg trở xuống.
Với người cân đối
Trọng lượng cơ thể càng tăng cao thì mức độ cứng của nệm cũng sẽ tăng theo. Đối với người cân đối nên chọn mực nệm tiêu chuẩn độ cứng của nệm trên thang điểm từ 5 - 7.
Cân nặng này được phép tăng 1 size tùy vào độ cứng mềm của nệm.
Ở mức độ thang điểm này mang lại sự hỗ trợ và độ thoải mái tuyệt vời. Với những người có cân nặng mất độ trung bình này họ đều thích hợp nằm cả hai cứng hay mềm đều được. Vì thế bạn có thể tăng hoặc giảm 1 điểm trong khoảng giao động thang điểm từ 5 - 7 nhé.
Với người nặng cân (quá khổ)
Những người nặng cân khuyến cáo nên sử dụng nệm cứng nhằm hỗ trợ nhiều nhất có thể cho những đối tượng này. Sự kết hợp giữa người nặng cân và nệm cứng sẽ đảm bảo cho cột sống của bạn ở mức tối ưu, không bị lún lâu quá khi nằm.
Một tấm nệm cứng có thang điểm từ 6 - 8 là khoảng từ nệm trung bình đến cứng thực sự rất phù hợp, hỗ trợ vững chắc cũng như có các lớp thoải mái dày hơn tránh tình trạng lún sâu so với lõi.
Mức độ trung bình cứng sẽ hỗ trợ cho người có cân nặng này.
Mặt khác yếu tố quan trọng để giúp bề mặt ngủ ổn định ngon giấc hơn đó là chất liệu cấu trúc lõi đệm. Nệm để hỗ trợ tốt nhất phù hợp với số cân nặng này chỉ có thể là nệm lò xo, thường sẽ được hỗ trợ nhiều hơn, các thiết kế phân vùng hợp lý mang lại nhiều lợi ích, khả năng hỗ trợ bổ sung ở những khu vực cần thiết.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Nguyên nhân và cách khắc phục nằm nệm bị đau lưng
- Top 9 loại đệm mềm chất lượng được tin dùng nhất
- Nệm nào nằm mát nhất cho mùa nóng?
- Top 9 loại nệm cứng được ưa chuộng nhất hiện nay
2.2. Các loại cứng mềm khác nhau xử lý cân nặng như thế nào?
Các loại cứng mềm khác của nệm sẽ khác nhau, cách xử lý cân nặng như thế nào qua mỗi loại nệm hãy theo dõi thêm thông tin sau:Nệm foam: memory foam, poly foam, gel foam
Memory foam: được làm từ foam polyurethane cải tiến để tăng mật độ và cách chúng phản ứng với áp suất và nhiệt. Có độ cứng của nệm từ mềm đến cứng vừa. Khi nằm các áp lực và nhiệt được tạo ra trên cơ thể sẽ cảm nhận được rõ nhất. Loại này phù hợp với người có cân nặng trung bình.
Nệm Poly: loại này dành cho người nhẹ cân trên thang điểm độ cứng của nệm từ 2 - 4. Được làm từ vật liệu polymer có trong các sản phẩm sơn và nhựa, không phải là nhựa cây tự nhiên.
Gel foam: đây là loại nệm cho chất liệu foam hấp thụ nhiệt rất tốt và phải cần một lượng foam rất lớn đủ dày để hỗ trợ cơ thể, đồng nghĩa với việc nệm quá dày sẽ gây ra tình trạng nóng bức, khó thoát khí.
Vì thế cách giải quyết tình trạng này các nhà sản xuất thường bỏ thêm một chất liệu đó là fel urethane vào foam để làm điều hòa nhiệt độ bên trong nệm giúp cho nệm sẽ mát hơn, người nằm cảm thấy thoải mái khi sử dụng mặc dù thời tiết oi bức. Do có khá nhiều lớp nên nệm rất dày và trở nên cứng, mức độ cứng của loại nằm nằm ở thang điểm 5 - 7.
Có đa dạng loại nệm cứng mềm trên thị trường.
Nệm cao su
Cao su là nệm khá là phổ biến nó chỉ là một lớp đệm có độ nảy giúp hỗ trợ cơ thể, nếu bạn cần hỗ trợ hơn nhiều bạn cần sử dụng nệm cao su nhiều lớp hơn thay vì mẫu nguyên tấm. Do cao su là chất liệu khá đặc biệt nên cao su sẽ nghiên về cứng thường nằm trên thang điểm giao động từ 6 - 8.Nệm lò xo
Mực độ cứng mềm của dòng nệm này rất đa dạng chúng còn phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, số lượng và kiểu uốn. Nệm lò xo giao động từ mềm đến cứng, để biết chắc chắn bạn phải phân biệt được giữa số lò xo và độ cứng của đệm. Ví dụ như nếu độ dài của lò xo nhỏ, nệm có số lượng lò xo nhiều thì nệm sẽ thiên hướng về mềm. Kiểu lò xo hình số 8 sẽ cứng hơn kiểu lò xo hình zíc zắc.Nệm đa tầng
Nệm đa từng cũng tương tự với nệm lò xo chúng có độ cứng và mềm đa dạng. Bên trong các lớp foam được kết hợp lõi hỗ trợ lò xo tạo cảm giác thoải mái, có bề mặt cứng, độ nảy, có tạo đường viền để giảm áp lực cho người sử dụng.Nệm hơi
Nệm hơi là loại nệm bên trong chứa đầy không khí giúp làm tăng giảm độ cứng của nệm, nệm hơi này rất phù hợp cho người có vấn đề về xương sống. Bạn có thể điều chỉnh độ cứng nệm hơi một cách dễ dàng, chúng giảm thiểu tác động xuống một số điểm áp lực nhất định.Nệm nước
Nệm nước tương tự như nệm hơi cũng có thể tùy chỉnh độ cứng mềm thông qua lượng nước tuy nhiên chúng sẽ không chính xác như nệm hơi.3. Lựa chọn cứng mềm sao cho phù hợp
Tùy theo nhu cầu, mong muốn của người sử dụng mà lựa chọn nệm cứng hay mềm sẽ phù hợp, theo từng độ tuổi, sức khỏe của mỗi người. Thông thường nệm lò xo và nệm cao su sẽ cứng hơn nệm foam. Để biết chính xác bạn có phù hợp với chiếc nệm đó hay không bạn nên nằm thử trên chiếc nệm đó với nhiều tư thế khác nhau để cảm nhận.Kết luận
Hy vọng bài viết này sẽ có bạn có nhiều thông tin về nệm cũng như độ cứng mềm, cách kiểm tra như thế nào và lựa chọn nệm phù hợp với người sử dụng. Nếu bạn đang phân vân và không biết được địa điểm mua nệm ở đâu uy tín, bạn hãy đến với Ru9 sẽ cho bạn những trải nghiệm tốt, uy tín, chất lượng.>> Có thể bạn quan tâm:
- Nệm nào tốt cho cột sống? Cách chọn đệm giảm đau lưng
- Đệm nào nằm tốt nhất cho sức khỏe? Cách chọn đệm ai cũng nên biết
- Review nệm cho người thoát vị đĩa đệm
Author:
My HoangShare This Article:
Bình luận