những cách chữa ho cho bé
Giấc ngủ

Tất Tần Tật 7 Cách Chữa Ho Cho Bé Khi Ngủ

Ho và hắt hơi có thể khiến cả bé lẫn bạn không thể ngủ ngon suốt cả đêm. Hãy giúp con bạn cảm thấy dễ chịu hơn bằng những cách chữa ho cho bé ngay tại nhà dưới đây!

Mục lục

Trẻ có thể không ho hoặc ho rất ít vào ban ngày, nhưng lại bắt đầu ho nhiều vào ban đêm? Tình trạng này có thể khiến cả bé lẫn bạn không thể ngủ ngon suốt cả đêm. Hãy giúp con bạn cảm thấy dễ chịu hơn bằng những cách chữa ho cho bé ngay tại nhà dưới đây!

Thông thường, trẻ ho vào ban đêm không có gì đáng lo ngại và sẽ tự động hết. Chúng có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, hen suyễn, trào ngược axit hoặc nhiễm trùng xoang. Nhưng hầu hết các cơn ho ở trẻ sẽ thuyên giảm sau vài ngày, nhiều nhất là vài tuần. Tuy nhiên, Khi bé cảm thấy khó chịu và ho liên tục, điều đó có thể khiến cả bạn lẫn bị căng thẳng và mất ngủ. Dưới đây là một số cách giúp con giảm bớt ho và ngủ trở lại:

1. Làm sạch mũi cho bé 

Nếu ho và nghẹt mũi khiến trẻ thức dậy, thử làm sạch chất nhầy bằng nước muối sinh lý không kê đơn (OTC) để trẻ dễ thở trước khi đi ngủ. Nhỏ từ hai đến ba giọt nước muối vào lỗ mũi một vài lần trong ngày. Lưu ý em bé có thể không thích cảm giác nhỏ nước vào mũi và hắt hơi. 

Chữa ho hiệu quả cho em bé

Bạn nên thử hút chất nhầy ra khỏi mũi của trẻ trước khi nó gây kích ứng cổ họng và đường thở của trẻ. 

Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, hãy dùng xilanh chuyên dụng cho bé và hút chất nhầy trong mũi ra ngoài. Lặp lại việc này nếu cần thiết, nhưng nhớ rằng có thể làm kích ứng lỗ mũi của trẻ nếu làm quá thường xuyên.

2. Cho bé uống nhiều nước

Để giảm cảm giác nhột, ngứa cổ dẫn đến ho khan ngay lập tức, hãy cho bé uống nước ấm nhưng không quá nóng. Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng đến 1 tuổi, chỉ nên cho bé uống từ 1 – 3 muỗng cà phê bốn lần một ngày. Trẻ lớn hơn có thể uống nước nhiều hơn. 

Quy tắc chung là phải luôn giữ cho trẻ đủ nước để chất nhầy không bị khô và khó tiết ra khi ho. Nên để trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức thường xuyên, còn trẻ lớn hơn uống nhiều nước hoặc nước trái cây không đường giúp giữ ẩm, thông thoáng cổ họng và đường mũi.

3. Bổ sung độ ẩm cho không khí

Không khí ẩm có thể giúp trẻ giảm chất nhầy, giảm nghẹt mũi cũng như làm dịu đường thở đang bị kích thích. Nếu không khí trong phòng khô, máy tạo độ ẩm phun sương có thể giúp ích. Để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn, hãy vệ sinh máy tạo ẩm kỹ lưỡng. 

Máy tạo độ ẩm không khí

Máy tạo độ ẩm không khí giúp giảm cơn ho dai dẳng bằng cách làm ẩm đường thở và làm dịu kích ứng.

Một giải pháp thay thế khả thi hơn là coi phòng tắm của bạn giống như một phòng xông hơi ướt. Xả nước nóng cho đến khi không khí có hơi nước, sau đó ngồi với em bé của bạn trong khoảng 10 đến 15 phút. Bằng cách hít thở không khí ẩm ấm trước khi đi ngủ như vậy có thể làm sạch đường mũi và giúp trẻ giảm ho. Bạn cũng nên cân nhắc vỗ nhẹ vào ngực và lưng của bé để làm lỏng chất nhầy đặc biệt cứng đầu. 

4. Cho bé ăn đầy đủ

Trẻ nhỏ từ 0 đến 6 tháng cần năng lượng để khỏe mạnh cùng một số chất dinh dưỡng nhất định tăng cường hệ thống miễn dịch đang phát triển. Nếu đang cho con bú, hãy duy trì nó. Vì các kháng thể trong sữa mẹ có thể giúp ích cho chứng ho dai dẳng của con. 

Trẻ lớn hơn cần chất rắn từ tất cả các nhóm thực phẩm với protein, rau và chất béo lành mạnh.

Đối với trẻ biết đi, bạn có thể áp dụng các biện pháp chữa ho tự nhiên truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như mật ong. Mật ong có thể giúp làm loãng chất tiết nhầy trong cổ họng, do đó làm dịu cơn ho. Sử dụng 1 đến 2 thìa cà phê trước khi đi ngủ hoặc khi chợp mắt cho trẻ sơ sinh trên 1 tuổi trở lên. 

5. Thay đổi tư thế ngủ 

Để giảm lượng chất nhầy đọng lại ở phía sau cổ họng của trẻ, bạn nên cho trẻ ngủ với tư thế ngẩng cao đầu. Đối với trẻ em đủ lớn từ 1 tuổi trở lên, kê một chiếc gối dưới đầu đủ để tạo độ cho bé nằm nghiêng. Một lựa chọn khác cho trẻ nhỏ hơn là đặt một chiếc khăn cuộn dưới đệm nhằm khoảng 30 độ để nâng đầu bé khi ngủ. 

Chữa ho cho em bé hiệu quả

Nên kê thêm gối cho trẻ lớn hơn 1 tuổi để giúp nâng cao đầu và cải thiện nhịp thở.

Cho dù em bé của bạn đang ho do chất nhầy hoặc trào ngược axit, việc nằm xuống có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn. Nên vào ban ngày, hãy cho phép bé ngồi thẳng nhiều hơn bằng cách đặt bé ngồi trên ghế tựa, ghế cao cùng bạn. 

6. Giữ sạch sẽ môi trường xung quanh bé 

Vi trùng ở khắp mọi nơi và có thể đáp xuống bề mặt bé hay tiếp xúc như đồ chơi và mặt bàn bất cứ lúc nào. Vì vậy, hãy dùng xà phòng và nước hoặc  xông  nước nóng thường xuyên để đảm bảo khu vực cho bé luôn sạch sẽ. Giữ các bề mặt vải như quần áo, thú nhồi bông luôn được giặt sạch. Và nhớ rửa tay thường xuyên nhé!

7. Loại bỏ các chất gây kích ứng 

Hãy loại bỏ bất kỳ chất kích thích có thể gây ra bệnh hen suyễn hoặc dị ứng trong nhà. Như không hút thuốc xung quanh em bé hoặc để khói thuốc có thể bám vào các loại vải quần áo. Sử dụng máy lọc không khí trong phòng có bộ lọc HEPA, giữ độ ẩm trong nhà của bạn từ 40 đến 50%. Đảm bảo thú cưng ra khỏi khu vực ngủ của bé và sử dụng vỏ nệm và vỏ gối chống chất gây dị ứng. 

Bạn nên đi khám bác sĩ khi tình trạng ho của bé không thuyên giảm

Nếu bạn lo lắng về chứng ho của trẻ, hãy hẹn gặp bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán chính xác.

Tóm lại, hầu hết các cơn ho sẽ khỏi trong vòng ba tuần, nếu con bạn ho kéo dài hơn 10 đến 14 ngày, hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán. Sau khi biết rõ nguyên nhân, bạn có thể tìm ra các biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả hơn.

Bài viết liên quan


Trang web này được bảo vệ bằng reCAPTCHA. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tưĐiều khoản dịch vụ của Google.

Mục lục×