Chuột rút bắp chân là tình trạng phổ biến mà nhiều người phải đối mặt hiện nay. Chuột rút có thể do căng cứng cơ hoặc là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nào đó. Vậy bị chuột rút bắp chân khi ngủ phải làm sao? Cùng Ru9 khám phá câu trả lời chính xác trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Bị chuột rút bắp chân khi ngủ nguyên nhân do đâu?
Bị chuột rút khi ngủ thường xuyên khiến bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí đau dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Vậy tại sao lại bị chuột rút bắp chân khi ngủ?
- Do mất nước: Theo tiến sĩ Mark D.Peterson - Nhà nghiên cứu Y học thể chất và phục hồi chức năng của Trường Đại học Y Michigan, Mỹ, nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng chuột rút bắp chân là do cơ thể bị mất nước. Đây cũng là lý do vì sao, chuột rút thường gặp ở đối tượng người tập thể thao hoặc người vận động mạnh nhiều. Khi cơ thể thiếu nước, các dây thần kinh sẽ bị tác động và trở nên nhạy cảm hơn. Lúc này, những cơn co thắt dữ dội sẽ tìm đến bạn một cách bất ngờ. Hậu quả là tình trạng chuột rút bắp chân mà bạn đang gặp phải.
- Giữ nguyên một tư thế quá lâu: Nếu bạn đứng hoặc ngồi nguyên một vị trí quá lâu, các bó cơ trong cơ thể sẽ bị căng ra. Khi bạn đột ngột thay đổi tư thế, chúng sẽ bị co lại bất ngờ, từ đó gây ra các cơn chuột rút đau nhói.
- Dây thần kinh bị chèn ép: Thoát vị đĩa đệm, viêm khớp hay hẹp đốt sống thắt lưng,... là những nguyên nhân điển hình khiến dây thần kinh bị chèn ép. Chính điều này khiến cho các bó cơ ở bắp chân, tay, mông, đùi trở nên vô cùng nhạy cảm và dễ gặp phải tình trạng chuột rút.
- Thiếu canxi: Theo các chuyên gia y tế, bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ nguyên nhân chủ yếu do thiếu canxi. Triệu chứng này thường xảy ra ở bắp chân, khởi phát vào ban đêm trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
- Rối loạn tuần hoàn máu: Chuột rút ở bắp chân khi ngủ có thể do tuần hoàn máu bị rối loạn. Khi cơ thể bạn không có đủ lượng máu đến bàn chân, cánh tay và các bộ phận khác, bạn sẽ phải đối mặt với những cơn chuột rút tại bắp chân, cánh tay khó chịu.
- Tác dụng phụ của thuốc tây: Một số loại thuốc tây như thuốc giảm huyết áp, thuốc lợi tiểu,... có khả năng làm tan muối và gây mất nước bên trong cơ thể. Bởi vậy, nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc kể trên, bạn sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng chuột rút bắp chân khi ngủ.
- Bệnh viêm khớp: Bệnh viêm khớp có thể gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh khiến khu vực này bị sưng, viêm, tổn thương dây thần kinh. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm, hiện tượng co cơ dẫn đến chuột rút sẽ liên tục tìm đến bạn, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
- Bệnh động mạch vành: Nếu bạn không gặp bất kỳ chấn thương nào nhưng vẫn thường xuyên bị chuột rút bắp chân khi ngủ thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh mạch vành. Theo các chuyên gia, khi hàm lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao hoặc thành mạch bị hẹp lại đều có thể gây ra hiện tượng cục máu đông, gây cản trở tuần hoàn máu, từ đó dẫn đến tình trạng chuột rút.
Bị chuột rút bắp chân khi ngủ có thể do mất nước hoặc rối loạn tuần hoàn máu.
2. Bị chuột rút bắp chân khi ngủ phải làm sao?
Bị chuột rút bắp chân khi ngủ phải làm sao là băn khoăn phổ biến của nhiều người. Tuỳ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của triệu chứng này, bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất, gồm:
Khắc phục tại nhà: Nếu tình trạng chuột rút bắp chân khi ngủ bạn đang gặp diễn ra với tần suất thưa thớt, nhẹ nhàng, bạn có thể tham khảo một số cách sau:
- Kéo căng cơ: Đầu tiên, bạn hãy dùng tay hoặc nhờ sự giúp đỡ của người thân nhẹ nhàng kéo căng vùng cơ bắp bị chuột rút. Trường hợp chuột rút ở bắp chân, bạn hãy cố gắng duỗi thẳng chân, đồng thời giữ cho bàn chân hướng lên trên, các ngón chân hướng về phía mặt.
- Massage: Massage đúng cách cũng là một cách chữa hiện tượng chuột rút bắp chân tại nhà hiệu quả, đơn giản. Bạn chỉ cần dùng lực ngón tay vừa đủ tác động trực tiếp, đều tay lên vùng cơ bị chuột rút. Cách làm này không chỉ giúp bạn thư giãn gân cơ mà còn hỗ trợ giải phóng hiện tượng ứ trệ tuần hoàn máu, từ đó giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Tác dụng nhiệt: Chườm ấm cũng được coi là một giải pháp đơn giản giúp làm giãn cơ bắp đang bị co thắt, Nhiệt độ cao sẽ giúp giảm đau và hỗ trợ máu lưu thông trong cơ thể dễ dàng hơn. Bạn hãy chuẩn bị một chai nước ấm hoặc đặt túi chườm ấm vào khu vực bị chuột rút trong khoảng thời gian 15 - 20 phút cho đến khi cơn đau được cải thiện.
Sử dụng thuốc tây:
Theo các chuyên gia y tế, thuốc tây sẽ giúp người bệnh dịu nhanh cơn đau do chuột rút hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, thuốc tây thường tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khỏe. Bởi vậy, bạn phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị, không tự ý sử dụng hay tăng giảm liều dùng thuốc tây.
- Các loại thuốc chống viêm không steroid như aspirin hay ibuprofen giúp người bệnh giảm đau do chuột rút, từ đó giúp họ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
- Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc điều trị chuột rút khi đang ngủ như gabipentin, diltiazem, verapamil,...
Ngoài các phương pháp kể trên, để giúp cho giấc ngủ ngon hơn và hạn chế tình trạng chuột rút khó chịu, bạn nên lựa chọn cho mình chiếc nệm ngủ chất lượng. Nệm cao cấp và có khả năng nâng đỡ cơ thể tuyệt vời sẽ giúp cho hệ xương khớp của bạn trở nên dẻo dai hơn, tuần hoàn máu cũng diễn ra thuận lợi, từ đó giúp bạn chế các cơn đau, co cứng khớp, chuột rút hiệu quả. Những dòng nệm chất lượng mà bạn có thể tham khảo hiện nay gồm nệm Original Ru9, nệm Nest Ru9,...
Bạn nên kéo căng cơ hoặc massage nhẹ nhàng để giảm đau khi bị chuột rút.
3. Làm sao để phòng ngừa chuột rút khi đang ngủ?
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa hiện tượng chuột rút khi đang ngủ bằng các phương pháp đơn giản sau đây:
- Tập thể dục: Hãy thường xuyên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,... Những bài tập này sẽ giúp xương khớp dẻo dai và phòng ngừa hiệu quả tình trạng chuột rút.
- Uống nhiều nước: Như đã tìm hiểu, mất nước là nguyên nhân điển hình khiến bạn gặp phải hiện tượng chuột rút bắp chân khi ngủ. Chính vì vậy, hãy bổ sung đủ nước cho cơ thể để giảm triệu chứng chuột rút vào ban đêm nhé.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Bạn cần chú ý tăng cường cho cơ thể đủ lượng canxi và kali tự nhiên bằng cách ăn nhiều chuối, uống nước cam hoặc sữa. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để lựa chọn bổ sung các loại vitamin, khoáng chất phù hợp.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng mà còn hỗ trợ cải thiện, phòng ngừa tình trạng chuột rút hiệu quả.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp phòng ngừa hiện tượng chuột rút bắp chân.
Tình trạng chuột rút bắp chân khi ngủ không phải là hiện tượng hiếm gặp hay quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chuột rút kéo dài và diễn ra thường xuyên, chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Ru9 hy vọng, qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục chuột rút bắp chân khi ngủ, từ đó sớm tìm được biện pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khoẻ nhé!