những cách giúp đầu óc trống rỗng trước khi ngủ
Giấc ngủ

Cách Để Đầu Óc 'Trống Rỗng' Không Suy Nghĩ Khi Ngủ

Hãy cùng Ru9 tìm hiểu cách để đầu óc “trống rỗng” không suy nghĩ khi ngủ qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng hơn.

Mục lục

Cuộc sống ngày càng bận rộn và có nhiều áp lực khiến mọi người thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nghĩ nhiều ngay cả khi đi ngủ. Điều này có thể khiến cho chất lượng giấc ngủ giảm đi trông thấy. Hãy cùng Ru9 tìm hiểu chi tiết cách để đầu óc “trống rỗng” không suy nghĩ khi ngủ qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn có một giấc ngủ ngon và chất lượng hơn.

1. Giải quyết hết tất cả vấn đề còn đang trăn trở trước khi ngủ

Để ngủ ngon không suy nghĩ, thông thường mọi người sẽ nhận được lời khuyên là nên loại bỏ hoàn toàn những suy nghĩ ra khỏi đầu. Tuy nhiên trên thực tế, suy nghĩ không phải là một “vật thể”, muốn loại bỏ nó là điều rất khó khăn. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể lược bỏ bớt những suy nghĩ luôn quanh quẩn trong đầu bằng cách:

Viết nhật ký mỗi ngày

Hãy duy trì thói quen viết nhật ký vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Hãy viết về những suy nghĩ, lo lắng, những cách nhìn nhận vấn đề bạn đang quan tâm. Thậm chí cả những niềm vui nho nhỏ của mình.

 viết nhật ký trước khi ngủ

Nên giải quyết hết những suy nghĩ trước khi ngủ bằng cách viết nhật ký.

Theo nghiên cứu, viết nhất ký là cách giúp bạn “dọn dẹp” suy nghĩ của mình ra khỏi đầu một cách nhanh chóng. Nhờ đó, khi ngủ bạn cũng không còn phải suy nghĩ quá nhiều.

Lập danh sách những việc cần làm cho ngày mai

Thông thường, xu hướng của con người khi chuẩn bị đi vào giấc ngủ là suy nghĩ về những việc đã làm được cũng như những việc chưa làm đc trong ngày/trong tuần. Vô hình chung những suy nghĩ miên man này sẽ khiến mọi người mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ.

Vì vậy, một trong những cách để đầu óc "trống rỗng" không suy nghĩ khi ngủ chính là viết ra những việc cần thực hiện vào ngày mai. Hãy cố gắng lên kế hoạch chi tiết để đảm bảo có thể thực hiện theo đúng thời hạn, tránh cảm giác lo lắng, bất an khi ngủ.

Cách để đầu óc "trống rỗng" không suy nghĩ khi ngủ - Trò chuyện 

Việc chia sẻ với bạn bè, người thân những suy nghĩ, lo lắng của mình cũng chính là một cách hiệu quả giúp bạn giải tỏa những căng thẳng. Bằng cách này, một phần suy nghĩ đã được giảm đi. Bên cạnh đó, với sự động viên của bạn bè, người thân sẽ mang lại cho bạn nhiều năng lượng tích cực, có thể bỏ qua những suy nghĩ không cần thiết.

2. Thư giãn trước khi đi ngủ

Dành thời gian để cơ thể được thư giãn trước khi đi ngủ giúp đầu óc trở nên nhẹ nhàng hơn, bỏ đi những suy nghĩ miên man, tiêu cực còn quanh quẩn trong đầu. Dưới đây là một số hoạt động nhẹ nhàng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn:

  • Tập yoga hoặc thiền: Đây là những phương pháp thư giãn cực kỳ hiệu quả, giúp giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần. Yoga hay thiền còn giúp điều hòa cơ thể, giúp bạn quên đi những lo lắng, phiền muộn.

tập yoga nhẹ nhàng trước khi đi ngủ Tập yoga trước khi ngủ có thể giúp bạn thư giãn, quên đi những lo lắng, phiền muộn.

  • Nghe nhạc: Những bản nhạc du dương, nhẹ nhàng hay những bản nhạc mà bạn yêu thích sẽ xâm nhập vào tâm trí, lấn át đi những suy nghĩ trong đầu. Đây được xem là một cách để đầu óc "trống rỗng" không suy nghĩ khi ngủ nên áp dụng. 
  • Đọc sách: Tương tự nghe nhạc, đọc sách cũng giúp bạn lấn át đi những suy nghĩ còn trong đầu. Hãy lựa cho mình cuốn sách yêu thích, đọc và cảm nhận để có thể “ru ngủ” bản thân.
    • Tắm nước ấm:  Việc tắm nước ấm trước khi đi ngủ hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ nhanh hơn và sâu hơn. Bởi thực tế, hoạt động này làm giảm nhiệt độ, giúp cơ thể hiểu rằng đã đến giờ đi ngủ. 

    3. Đi ngủ đúng giờ

    Hãy cố gắng xây dựng thói quen đi ngủ vào một khung giờ cố định và thức dậy sớm mỗi ngày. Điều này không chỉ tốt cho cơ thể mà việc ngủ đúng giờ còn giúp cơ thể nhận biết được đã đến giờ cần đi ngủ. Khi đó, bạn sẽ rơi vào trạng thái buồn, dễ đi vào giấc ngủ mà không suy nghĩ về những việc hoặc những sự kiện xung quanh.

    Tập thể dục, thể thao

    Vận động cũng chính là một cách hiệu quả giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Hãy dành ra khoảng ít nhất 20 - 30 phút mỗi ngày tập luyện thể dục thể thao. Đêm về, chắc chắn bạn sẽ ngủ ngon, ngủ sâu hơn, sức khỏe cũng được cải thiện một cách đáng kể.

    Tạo không gian ngủ an toàn, thoải mái

    Không gian phòng ngủ có sự ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giấc ngủ. Việc sắp xếp phòng ngủ ngăn nắp, gọn gàng, yên tĩnh giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ mà không có những suy nghĩ “sáo rỗng’’. Ngoài ra, để ngủ ngon hơn, hãy thử:

    • Sử dụng một vài giọt tinh dầu thơm có tác dụng thư giãn hiệu quả.
    • Thay ga, gối thường xuyên, tốt nhất là 1 tuần 1 lần.
    • Đảm bảo nhiệt độ trong phòng ngủ phù hợp, không nên quá lạnh hoặc quá nóng. Khi ngủ nên giảm tối đa ánh sáng phòng ngủ và tuyệt đối tránh xa các thiết bị điện tử để đầu óc được thư giãn, dễ chìm sâu vào giấc ngủ hơn.
    • Chọn một loại nệm phù hợp, có khả năng nâng đỡ cơ thể, giảm đau nhức, tạo cảm giác thư giãn nhẹ nhàng, thoải mái. Đây là một cách để đầu óc "trống rỗng" không suy nghĩ khi ngủ cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt nhất.

    nệm foam êm ái giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ

     Nên chọn loại nệm thoải mái, có khả năng nâng đỡ cơ thể, giảm đau nhức để có giấc ngủ ngon lành.

    Bạn có thể tham khảo các dòng nệm tại Ru9, đặc biệt là nệm foam. Bởi loại nệm này đáp ứng đầy đủ tiêu chí của dòng nệm chất lượng, mang lại giấc ngủ ngon, sâu và hỗ trợ cải thiện các vấn đề về xương khớp cho mọi đối tượng, dù là người già hay trẻ nhỏ.

    Tóm lại, giấc ngủ là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống. Trung bình mỗi người cần phải ngủ đủ từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Vì vậy, hãy thử áp dụng những cách để đầu óc "trống rỗng" không suy nghĩ khi ngủ trên đây của Ru9 nhằm giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

    Bài viết liên quan


    Trang web này được bảo vệ bằng reCAPTCHA. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tưĐiều khoản dịch vụ của Google.

    Mục lục×