Mỗi người đều phải dành ít nhất một phần ba cuộc đời để ngủ. Nhiều người thắc mắc mình đã ngủ đủ giấc, ngủ sâu mỗi ngày nhưng luôn trong tình trạng uể oải mệt mỏi. Có ngày ngủ nhiều tầm mười mấy tiếng hoặc hơn vẫn không làm giảm cảm giác thèm ngủ. Hãy cùng Ru9 tìm hiểu về các khúc mắc và hiểu đúng về các tình trạng của giấc ngủ qua bài viết dưới đây.
1. Thế nào gọi là ngủ nhiều? Tác hại của ngủ nhiều
Phân biệt ngủ nhiều và ngủ sâu
Ngủ nhiều được nghiên cứu là một trong những triệu chứng rối loạn giấc ngủ. Mỗi một người ở từng độ tuổi cần nhu cầu khác nhau về giấc ngủ. Ngủ nhiều không những là ngủ liên tục quá thời lượng theo nhu cầu, mà còn bao gồm các khái niệm về mệt mỏi, ủ rũ, ngủ chập chờn, lúc nào cũng buồn ngủ và muốn ngủ.
Ngủ sâu là một trong những trạng thái của một chu kỳ giấc ngủ, gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Ngủ thiu thiu nửa tỉnh nửa mê
- Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ, bắt đầu đi vào giấc ngủ
- Giai đoạn 3: Tiền ngủ sâu
- Giai đoạn 4: Ngủ sâu nhất. Đây là trạng thái mà các hoạt động bên trong cơ thể giảm xuống mức thấp nhất.
Thời lượng ngủ hợp lý cho từng đối tượng
Nhu cầu giấc ngủ thay đổi theo từng độ tuổi và từng cá nhân. Dưới đây là kết quả nghiên cứu thời lượng giấc ngủ tiêu chuẩn của Hội đồng chuyên gia đến từ National Sleep Foundation (NSF):
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: 14-17 giờ (bao gồm cả các giấc ngủ ngắn)
- Trẻ sơ sinh 4-11 tháng: 12-15 giờ, (bao gồm cả các giấc ngủ ngắn)
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: 11-14 giờ (bao gồm cả các giấc ngủ ngắn)
- Trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi: 10 -13
- Trẻ em 6-13 tuổi: 9-11 giờ
- Thiếu niên 14-17 tuổi: 8-10 giờ
- Thanh niên 18-25 tuổi: 7-9 giờ
- Người lớn 26-64 tuổi: 7-9 giờ
- Người lớn trên 65 tuổi: 7-8 giờ
2. Nguyên nhân của việc ngủ nhiều nhưng vẫn mệt
Do mắc bệnh
Ngủ nhiều vừa là một trạng thái bệnh lý, vừa là triệu chứng của một số chứng bệnh như Trầm cảm, Thiếu máu, Các bệnh rối loạn thần kinh, Bệnh suy giảm tuyến giáp, Bệnh tim mạch... Cụ thể:
- Trầm cảm ảnh hưởng nặng nề đến vấn đề ăn ngủ của mỗi người.
- Thiếu máu gây cản trở quá trình cung cấp dưỡng chất cho hoạt động của cơ thể.
- Bệnh suy giảm tuyến giáp ở cổ làm ảnh hưởng khả năng chuyển đổi thức ăn thành năng lượng phục vụ hoạt động của cơ thể, gây ra tình trạng mệt mỏi.
- Bệnh về tim, gan gây ảnh hưởng khả năng trao đổi chất và truyền dẫn năng lượng.
Do tác dụng phụ của thuốc
Ngoại trừ thuốc an thần, một số loại thuốc khác sẽ gây tác dụng phụ là buồn ngủ. Phổ biến nhất là các loại thuốc trị cảm cúm, đau đầu,... Cho đến các loại thuốc đặc trị bệnh tim mạch, cao huyết áp, thuốc trị ung thư, thuốc giảm đau,...
Nguyên nhân là do trong thuốc có thành phần ảnh hưởng đến hóa chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, làm giảm chức năng điều hòa giấc ngủ và suy giảm sự tỉnh táo.
Để khắc phục bạn có thể đề nghị bác sĩ đổi thuốc hoặc bổ sung thêm dinh dưỡng giúp cân bằng lại trạng thái nghỉ ngơi của cơ thể.
Không gian ngủ thiếu khoa học
Nhiều người không nhớ được mình không ngủ ngon, mà chỉ cảm thấy khó hiểu khi vẫn uể oải sau một giấc ngủ dài. Một số nguyên nhân:
-
Nằm sai tư thế: Gối đầu quá cao, gối lên tay, gió thổi vào mặt, trùm kín đầu... là những thói quen không tốt khi ngủ.
-
Thiết bị phòng ngủ không tốt: Chăn ga gối đệm kém chất lượng, ánh sáng quá chói hoặc quá tối, không khí không trong lành,... đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Nguyên nhân này xảy ra chủ yếu ở giới trẻ. Áp lực công việc cộng với một số thói quen sinh hoạt kém lành mạnh như thường xuyên ngồi một chỗ, không tập thể dục, online trước khi ngủ, ăn ngủ không điều độ, lạm dụng chất kích thích,.. cũng dẫn đến việc thiếu tỉnh táo, thường xuyên mệt mỏi mặc dù đã ngủ rất nhiều
Việc thường xuyên ngồi một chỗ và kém vận động khiến cơ thể ngày càng ì ạch, chỉ muốn nghỉ ngơi, ngủ bù và ngủ thật nhiều. Cảm giác nghỉ ngơi bao nhiêu cũng là không đủ.
Ăn ngủ thiếu điều độ, ngủ trưa quá nhiều gây mất cân bằng thời lượng giấc ngủ, khiến cơ thể mệt càng thêm mệt.
Những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,..đúng như tên gọi, chỉ kích thích nhất thời khả năng tỉnh táo của cơ thể. Về lâu về dài chỉ càng khiến cơ thể mệt mỏi và cảm giác phải đi ngủ nhiều hơn mới có thể bù đắp lại tình trạng của cơ thể.
3. Tác hại của ngủ nhiều
Hiển nhiên nếu là một triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, nó sẽ gây ra một số tác hại đối với sức khỏe của chúng ta.
- Tăng cân: Khi ngủ nhiều, cơ thể sẽ hoạt động ít hơn, mỡ tích tụ ít bị tiêu hao. Đây còn là kẻ thù số một của phái đẹp.
- Các bệnh lý về não bộ: Gây đau đầu, khiến não bộ đình trệ. Về lâu dài làm ảnh hưởng khả năng nhận thức, kém tập trung, giảm trí nhớ, lão hóa chức năng não…
- Đau cơ: Việc ngủ nhiều khiến cơ thể phải nằm trong một tư thế quá lâu. Điều này gây xơ cứng, đau nhức cho các cơ, khớp xương.
- Ảnh hưởng tim mạch và bị bệnh tiểu đường: Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch đến 28%, tăng nguy cơ tử vong do biến chứng lên 34%, cùng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Type II.
- Rối loạn đồng hồ sinh học: Đồng hồ sinh học bị đảo lộn. Cơn buồn ngủ bất chợt vào ban ngày rồi thức giấc vào ban đêm khiến bạn không thể ngủ sâu.
- Suy nhược thần kinh: Rối loạn giấc ngủ làm tăng căng thẳng, dễ mắc bệnh tâm thần. Hoặc nếu đã bị bệnh sẽ làm giảm khả năng phục hồi.
- Gây mệt mỏi: Ngủ nhiều nhưng không ngủ sâu khiến bạn thao thức thường xuyên, cả ngày lẫn đêm.
- Giảm khả năng sinh sản: Ngủ nhiều khiến các hormone sinh sản giảm mạnh, nguy cơ thụ tinh giảm 43% đối với người điều trị thụ tinh trong ống nghiệm.
- Lãng phí thời gian, gây ảnh hưởng đến mọi người: Tưởng tượng sếp khó chịu vì bạn không theo kịp tiến độ. Gia đình thấy không vui nếu bạn lúc nào cũng ủ rũ.
4. Cách khắc phục nếu bạn mắc chứng ngủ nhiều
Mẹo vặt khắc phục cơn buồn ngủ bất chợt
Nếu một lúc nào đó cơn buồn ngủ ập đến một cách không kiểm soát, bạn hãy thử những mẹo nhỏ như đứng dậy tập thể dục nhẹ, đi dạo ngắn, làm ấm tay và xoa lên mắt, mở cửa đón gió, tiếp xúc với ánh nắng,... Uống nước hoặc tìm đồ ăn nhẹ cũng là một gợi ý giúp chúng ta tỉnh táo hơn.
Cách khắc phục về lâu dài
Xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh:
- Lên lịch tập thể dục, ăn uống điều độ
- Thiết lập thời khóa biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
- Quan trọng là theo dõi chất lượng giấc ngủ hằng ngày bằng các ứng dụng trên di động
Chăm chút cho không gian ngủ:
- Đầu tư vào các thiết bị âm thanh, ánh sáng, màn rèm cửa để điều tiết ánh sáng.
- Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, dùng các loại tinh dầu với hương thơm dịu nhẹ hỗ trợ cho giấc ngủ sâu.
- Đầu tư chăn ga gối nệm: Nhiều người sử dụng các loại chăn ga gối kém chất lượng hoặc không phù hợp với tình trạng cơ thể dẫn đến ngủ kém, không ngủ sâu đủ giấc,... khiến chúng ta càng ngủ càng thấy khó chịu và mệt mỏi. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên lựa chọn các sản phẩm nệm gối có khả năng nâng đỡ, đàn hồi tốt và êm ái, thoáng mát, không bị bí bách lúc ngủ.
Bạn có thể nhấn vào đây để tìm hiểu thêm về cách nệm foam chăm sóc giấc ngủ của bạn và gia đình!
5. Tóm lại
Hi vọng bài viết trên có thể giải đáp thắc mắc "Vì sao ngủ nhiều vẫn mệt" của bạn. Có thể đối diện với nhiều áp lực và lo toan khiến chất lượng giấc ngủ đi xuống, theo cách này hay cách khác.
Nhưng hãy nhớ luôn duy trì một lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ, ngủ sâu, ngủ đúng giấc mới là bí quyết tối quan trọng giúp cho sức khỏe của chúng ta thêm dồi dào.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm chăm sóc giấc ngủ để ngủ ngon hơn thì bạn đừng ngần ngại liên hệ ngay với Ru9 qua website https://ru9.vn/ hoặc Facebook Ru9 - The Sleep Company để được tư vấn nhé!