chiếu nằm mát lưng cho bé
Sản phẩm

Review Các Loại Chiếu Nằm Mát Lưng Cho Bé

Mục lục

Việc tìm ra loại chiếu nằm mát lưng cho bé có thể khiến bạn đau đầu, vì ngay cả tìm kiếm nhanh cũng có vô vàn lựa chọn. Vậy nên hãy cùng Ru9 bắt đầu từ các loại chiếu thông dụng nhất để nằm mùa hè nhé! 

Cho đến năm hai tuổi, trẻ sơ sinh dành đến 50% cuộc đời nằm trên nệm hoặc chiếu của mình. Vì lý do này, cha mẹ phải đảm bảo nệm hoặc chiếu an toàn cũng như thông thoáng để hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Mùa hè nóng bức, bạn nên cho con nằm chiếu thay vì nệm hơn để tránh đổ mồ hôi, rôm sảy ngứa ngáy. Sử dụng chiếu nằm mát lưng cho bé sẽ mang lại cảm giác thoáng mát, thông thoáng hơn cho bé. Còn lựa chọn loại nào tốt nhất, trong bài viết này Ru9 sẽ cung cấp chi tiết ưu nhược điểm của từng loại để bạn dễ dàng đưa ra quyết định nhé! 

1. Chiếu cói

Chiếu cói được xem là một trong những loại chiếu truyền thống và phổ biến nhất Việt Nam. Chúng được dệt từ cây cói không chỉ thân thiện với môi trường mà còn vô hại cho sức khỏe. Bạn có thể cho bé nằm dài cả ngày trên những chiếc chiếu cói này. Lý do vì chúng giúp hạ nhiệt độ vào mùa hè, cũng như rất dễ vệ sinh.

chiếu cói cho bé

Chiếu cói được làm từ cây cói có đặc tính thoáng mát và thấm hút tốt.

Ưu điểm của chiếu cói 

Duy trì bề mặt mát mẻ 

Bản chất sợi cói mịn thuộc loài thân cỏ, cấu tạo bên trong lại gồm nhiều sợi nhỏ hơn, mềm như mút xốp và có độ đàn hồi nhất định. Khi dệt thành chiếu nằm mát lưng cho bé, bề mặt cói có khả năng hút ẩm và thoáng khí. 

Vì vậy, sử dụng chiếu cói giúp thấm hút mồ hôi, khô thoáng, nhưng vẫn có độ êm ái nhất định nên hoàn toàn an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ, nhất là vào mùa nóng.

Giá thành cực kỳ rẻ  

Chiếu cói được xem là loại chiếu nằm mát lưng “quốc dân" cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Vì mức độ phổ biến, giá thành của chiếu cói thủ công dao động từ 50.000 đồng – 100.000 đồng/chiếc. Đối với loại cói cao cấp dệt bằng máy nhằm tăng độ bền và chắc chắn, thì cũng chỉ có giá từ 100.000 đồng – 200.000 đồng. 

Tiện dụng   

Chiếu cói có thể giặt giũ và chà sạch bằng nước xà phòng pha loãng, sau đó phơi khô một cách nhanh chóng và dễ dàng. Trọng lượng chiếu cói nhẹ chỉ từ 1kg – 3kg, cùng độ dẻo dai dễ gấp, cuộn, gập nên việc dịch chuyển hay bảo quản khi không dùng cực kỳ thuận tiện. 

Nhược điểm của chiếu cói 

Dễ ẩm mốc

Như chia sẻ trên, chiếu cói có đặc tính hút ẩm tốt, vừa là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm. Khi nhiệt độ lạnh và thời tiết ẩm, chất liệu cói sẽ hấp thụ hơi ẩm và dễ nổi mốc. Trong trường hợp giặt mà không phơi khô hoàn toàn khiến chiếu bị mốc, gây hại tới sức khỏe người dùng.

lựa chọn chiếu cói phù hợp cho bé

Chiếu cói dùng trong nhiệt độ ẩm sẽ dễ bị nấm mốc nếu không giặt và khô hoàn toàn.

Ảnh hưởng tiêu cực từ thuốc tẩy nhuộm

Mặc dù có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, nhưng trong quá trình sản xuất, chiếu cói phải trải qua quá trình tẩy bằng hóa chất, cũng như nhuộm màu sợi. Bằng chứng dễ nhận thấy là trong khoảng 1 tuần mới mua, chiếu cói thường có mùi, chỉ cần giặt sạch và phơi khô mới hết mùi nhanh chóng. 

Tuổi thọ sử dụng ngắn

Để dệt chiếu cói, thợ thủ công sử dụng dây đay để liên kết các sợi cói. Vì vậy nếu tác động mạnh như kéo căng, loại chiếu này dễ dàng bị bung và trở nên lỏng lẻo, không liên kết. 

2. Chiếu lụa

Như tên gọi, chiếu lụa được làm từ chất liệu lụa với đặc tính mềm mại, không gây kích ứng, kể cả làn da non nớt của trẻ sơ sinh. Kết cầu bề mặt chiếu nằm mát lưng cho bé bằng lụa bao gồm những sợi lỗ thông khí, tránh gây cảm giác bí bách trong thời gian nằm của bé. 

Ưu điểm của chiếu lụa

Cảm giác dễ chịu, êm ái khi nằm 

Trong trường hợp được làm từ sợi, nên sờ vào chiếu lụa điều hòa rất mịn và mát lạnh, giống như cảm giác của vải cotton nguyên chất, khác với các sản phẩm làm từ sợi hóa học thông thường. Còn chiếu lụa 3D có bề mặt in lụa đẹp và sang trọng nhưng  ít thoáng khí hơn, có vẻ hơi bí. 

An toàn cho làn da 

Nhìn chung, chiếu lụa điều hòa thân thiện và an toàn với làn da, không gây ra các vấn đề kích ứng ngay cả với làn da nhạy cảm nhất. Thêm nữa, công nghệ sản xuất chiếu lụa loại bỏ các sợi thừa, mạt vải nên không hề gây dặm hay ngứa, yên tâm sử dụng cho bé. 

chiếu nào tốt cho bé

Chiếu lụa 3D hiện đang là loại chiếu cho bé cực kỳ phổ biến vì mẫu mã và kích thước đa dạng.

Nhược điểm của chiếu lụa 

Chỉ có tác dụng điều hoà khi dùng máy lạnh 

Chiếu lụa điều hòa chỉ phát huy tác dụng khi dùng trong phòng có máy lạnh. Không khí mát và hơi lạnh sẽ được lưu giữ lâu dài trên bề mặt chiếu, tạo cảm giác mát mẻ ngay tức thì.

Giá thành cao 

So với các loại chiếu cói, giá thành chiếu nằm mát lưng cho bé bằng lụa điều hòa có phần nhỉnh hơn một ít, dao động khoảng 500.000 đến gần 2 triệu. 

3. Chiếu cao su

Hầu hết các loại chiếu cao su có cấu trúc 3 lớp điều hoà: lớp giữa là mủ cao su, lớp trên phủ vải Tencel thoáng khí, lớp cuối cùng là vải chống thấm. Chiếu cao su thiên nhiên thường được ưa chuộng hơn cao su tổng hợp, nhất là khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Bởi vì tính thân thiện với môi trường, độ bền cũng như lợi ích sức khỏe mà cao su thiên nhiên mang lại. 

Ưu điểm của chiếu cao su

Kháng khuẩn cho bé  

Nếu không được vệ sinh liên tục, các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm và vi rút dễ dàng tích tụ trên mặt chiếu cao su. Điều này có thể dẫn đến dị ứng phòng ngủ và môi trường ngủ không an toàn nhất là với hệ miễn dịch yếu của bé. Tuy nhiên, cao su có tính kháng khuẩn tự nhiên, đẩy lùi vi sinh vật có hại, làm cho chiếu cao su trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho em bé. 

Lưu thông không khí tốt 

Chiếu điều hoà cao su thiên nhiên có cấu trúc ô mở để cho phép luồng không khí lưu thông liên tục. Ngoài ra, chiếu cao su cũng được biết đến với sự thoải mái lâu dài. 

Nhược điểm của chiếu cao su 

Không ít chiếu cao su có mùi mủ khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ nhỏ. Ngoài ra, các loại chiếu giá rẻ còn phản tác dụng làm mát khi nằm lâu, vì bề mặt chống thấm  và lớp cao su bên dưới khiến không khí không được lưu thông. 

4. Chiếu mây

Khác với cây tre thân rỗng, chiếu mây có cấu tạo từ vỏ cây mây thân đặc, với tính chất bền, dẻo, nhẹ. Khi đan dệt thành chiếu, bề mặt chúng tương đối bóng, cực dai và khó mốc. Cho trẻ nằm loại chiếu nằm mát lưng cho bé này vô cùng phù hợp vì thoáng mát và dễ dàng vệ sinh.  

vệ sinh chiếu mây đúng cách

Chiếu mây vừa làm mát vừa thuận tiện trong việc vệ sinh hay gấp xếp bảo quản.. 

Ưu điểm của chiếu mây 

Về bản chất, sợi mây tự nhiên giúp cho chiếu nằm hấp thụ và tải nhiệt dễ dàng hơn. Đồng thời với thiết kế xếp gập gọn nhẹ, chiếu mây tiện lợi trong việc cất giữ khi không dùng đến hoặc di chuyển đi xa. 

Nhược điểm của chiếu mây 

Chiếu mây không phải là một lựa chọn tối ưu nhất cho trẻ nhỏ. Trước hết, nó chỉ có đặc tính làm mát trung bình, độ thoáng khí kém và rất dễ tồn dư formaldehyde. Thứ hai, hầu hết các loại chiếu mây trên thị trường không phải là mây tự nhiên mà là giả mây. Như vậy, tác dụng thực tế ít nhiều sẽ bị hạn chế khi sử dụng. 

5. Chiếu điều hoà Ru9 

Chiếu điều hoà Ru9 còn được gọi là tấm giải nhiệt IceGuard™ hiện đang là một trong những loại chiếu nằm mát lưng cho bé được ưa chuộng. Bởi vì: 

Công nghệ vải lạnh IceFiber™ hạ nhiệt bề mặt 

Tấm giải nhiệt IceGuard™ ứng dụng công nghệ vải lạnh IceFiber™ hiện đại nhất hiện nay. Vậy nên, chúng có khả năng hấp thụ và làm mát nhiệt lượng do cơ thể tiếp xúc với nệm tạo ra cực kỳ hiệu quả. Đảm bảo trẻ nhỏ không có cảm giác nóng bí giữa lưng và mặt phẳng bên dưới. 

chiếu điều hòa Ru9 mát mẻ

Tấm giải nhiệt IceGuard™ đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để giúp bé ngủ ngon và ngủ sâu.

Êm ái không gây hằn da cho bé 

Không giống như bề mặt cứng của chiếu trúc, chiếu mây, chiếu cói, tấm giải nhiệt của Ru9 có độ êm ái nhất định đủ để em bé ngủ thoải mái, không có cảm giác đau cấn và những lằn đỏ khi thức dậy. 

Chống thấm, giữ sạch sẽ cho môi trường ngủ của bé  

Tấm giải nhiệt IceGuard™ trang bị thêm tính năng chống thấm 100%, giữ cho nệm và không gian ngủ của bé luôn sạch sẽ, tinh tươm. 

Tóm lại, hầu hết mọi loại chiếu mùa hè đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nhưng vốn dĩ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da vô cùng nhạy cảm cùng sức đề kháng kém, vậy nên bạn phải cẩn thận khi lựa chọn chiếu nằm mát lưng để bé ngủ thoải mái mà vẫn tránh được các bệnh tật.

>> Xem thêm:

Bài viết liên quan


Mục lục×