Ngủ dậy thấy mệt mỏi khó thở là bị gì, có nguy hiểm không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người hiện nay. Nó có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh lý, trong số đó là dấu hiệu cảnh báo về bệnh tim phổi nghiêm trọng.
Tham khảo bài viết dưới đây của Ru9 để hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng Ngủ dậy thấy mệt mỏi khó thở để tự chăm sóc sức khỏe mình kĩ càng và đúng cách hơn.
1. Ngủ dậy thấy mệt mỏi khó thở là bị gì?
Khi thở mất sức hơn bình thường, cơ thể mệt mỏi là dấu hiệu của việc khó thở. Khó thở khi vừa thức dậy thường xuyên ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng một ngày làm việc. Nguyên nhân của khó thở có thể do giảm lượng oxy trong máu, đường hô hấp có vấn đề, tràn dịch màng phổi hoặc nặng hơn là suy tim. Cụ thể:
Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Nó xảy ra khi các mô mềm trong cổ họng giãn ra, làm đóng đường thở và gây ra tình trạng ngừng thở tạm thời (giai đoạn ngưng thở). Kết quả thường là rối loạn giấc ngủ đột ngột, khiến bạn thức giấc thường kèm theo thở hổn hển, khó thở và thấy người mệt mỏi.
Các triệu chứng khác của chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ bao gồm ngủ ngáy, mệt mỏi vào ban ngày, khô miệng, đau họng, đau đầu vào buổi sáng, khó tập trung khi làm việc, tâm trạng sụt giảm và huyết áp cao.
Chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ thường gặp hơn ở những người thừa cân, hút thuốc, uống rượu, những người mắc bệnh tiểu đường hoặc hen suyễn. Nó cũng có thể xảy ra thường xuyên hơn đối với những người có đường thở hẹp tự nhiên hoặc bị biến dạng mũi do nguyên nhân nào đó.
Xem thêm: Cẩn thận chứng ngưng thở khi ngủ, phải làm gì đây?
Hội chứng chảy dịch mũi sau
Chảy dịch mũi sau xảy ra khi chất nhầy từ mũi chảy xuống cổ họng, làm bạn nghẹt mũi, có cơn ho, hắng giọng hoặc khạc đờm. Nếu chất nhầy ở cổ họng đủ nhiều, nó có thể chặn kín đường thở hoàn toàn và khiến bạn tạm thời ngừng thở trong khi ngủ, khiến bạn ngủ dậy thấy mệt mỏi và phải thở hổn hển.
Chảy dịch mũi sau là một nguyên khiến bạn ngủ dậy thấy mệt mỏi và khó thở.
Chảy dịch mũi sau thường do cảm lạnh, dị ứng, viêm nhiễm, vách ngăn bị lệch, thời tiết thay đổi, dị ứng thực phẩm và ảnh hưởng của một số loại thuốc nhất định.
Hen suyễn về đêm
Hen suyễn là tình trạng viêm đường hô hấp, khiến đường hô hấp co thắt lại và việc thở khó khăn hơn. Nếu bạn mắc hen suyễn và ngủ dậy mệt mỏi, khó thở vào ban đêm, thì đây có thể là nguyên nhân.
Lo lắng
Nếu lo lắng tột độ trong khi ngủ, có thể lúc thức dậy bạn thấy mình đang thở hổn hển. Điều này dễ thấy nhất là sau khi gặp ác mộng.
Nếu lo lắng là lý do khiến bạn ngủ dậy thấy mệt mỏi khó thở thì có thể sẽ kèm thêm các dấu hiệu khác như đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau ngực.
Ngủ dậy thấy mệt mỏi khó thở là bị gì?
Xem thêm: Cách Giúp Ngủ Ngon Không Mơ Thấy Ác Mộng
Trào ngược axit (Bệnh trào ngược dạ dày thực quản)
Trào ngược axit xảy ra khi axit trong dạ dày hoặc mật chảy vào đường ống dẫn thức ăn, gây kích ứng niêm mạc. Khi chất này chảy lên thanh quản hoặc cổ họng, nó có thể khiến người bệnh khó thở, thức dậy mệt mỏi và kèm cảm giác khó chịu.
Trào ngược axit cũng có thể đi kèm với các triệu chứng ợ chua, hôi miệng, men răng bị mòn và đau họng mãn tính.
Cơn co giật thần kinh
Cơn co giật thần kinh là hiện tượng co giật không chủ ý của các cơ xảy ra trong khi ngủ. Chúng có thể khiến bạn giật nảy mình và đột ngột thức giấc. Một trải nghiệm không dễ chịu và khiến bạn ngủ dậy thấy mệt mỏi và khó thở. Tin vui là chứng co giật thần kinh không có gì đáng lo ngại nhưng chúng có thể trở nên tồi tệ hơn do lo lắng, caffeine, thiếu ngủ.
Phù phổi
Phù phổi là do chất lỏng dư thừa trong phổi và thường liên quan đến bệnh tim. Sự tích tụ chất lỏng có thể gây khó thở khiến bạn thức dậy thấy mệt mỏi và hô hấp khó. Tình trạng này cũng có thể đi kèm với thở khò khè, lo lắng đột ngột, đau ngực và ho khạc ra bọt.
Suy tim
Suy tim xảy ra khi tim không thể bơm máu hiệu quả do sự bất thường của van tim hoặc bệnh mạch vành. Khó thở, người mệt mỏi khi thức dậy là một triệu chứng phổ biến của bệnh suy tim. Nếu bạn ngủ dậy thấy cực kỳ mệt mỏi, khó thở, đau ngực hoặc sưng phù chân, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.
2. Ngủ dậy thấy mệt mỏi khó thở có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng ngủ dậy thấy mệt mỏi khó thở không xảy ra thường xuyên, không kèm theo các triệu chứng khác (như đau ngực hoặc khó thở kéo dài) thì điều này là bình thường và có thể không cần phải quá bận tâm.
Tuy nhiên, nó lặp lại thường xuyên và có kèm các triệu chứng khác thì nên đến bệnh viện khám sức khỏe kĩ hơn. Bởi bất kỳ cơn đau ngực hoặc khó thở liên tục nào đều cần chăm sóc y tế sớm.
Xác định được nguyên nhân cơ bản thì có hướng điều trị thích hợp để giúp bạn ổn định sức khỏe, trả lại giấc ngủ yên bình.
3. Chữa ngủ dậy thấy mệt mỏi khó thở thế nào?
Việc điều trị triệu chứng này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và tình trạng sức khỏe cơ bản của người bệnh. Dựa trên các nguyên nhân có các hướng điều trị và cải thiện tình trạng như:
Điều trị chảy dịch mũi sau
Nếu do tình trạng chảy dịch mũi sau, bạn có thể sử dụng bình rửa mũi để giúp loại bỏ chất nhờn dư thừa. Nước muối xịt mũi có thể giúp làm ẩm đường mũi. Kê cao đầu khi ngủ để thúc đẩy quá trình thoát nước thích hợp và ngăn chất nhầy chặn đường thở.
Điều trị chứng co giật
Chứng giật cơ có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống, bao gồm:
- Điều chỉnh lịch ngủ
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Đệm ngủ là nhân tố quyết định đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe. Do đó, để có được giấc ngủ tốt hơn với nệm ngủ êm (nên là nệm foam hoặc nệm cao su tự nhiên) chất lượng, nâng đỡ cột sống và vai gáy, đảm bảo cơ thể thoải mái, các cơ được thư giãn không bị đè ép chịu lực khi nằm các tư thế.
- Giảm căng thẳng
- Cắt giảm caffeine ít nhất sáu giờ trước khi ngủ.
Điều trị rối loạn lo âu và hoảng sợ
Giảm căng thẳng và giảm sử dụng các sản phẩm có chứa caffeine giúp giảm các triệu chứng của rối loạn lo âu và hoảng sợ. Liệu pháp trò chuyện với chuyên gia trị liệu cũng có thể hữu ích, giúp xác định nguyên nhân và tác nhân gây ra các cơn lo lắng, hoảng sợ và tìm cách kiểm soát các triệu chứng. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc uống kết hợp.
Ngoài ra, để thả lỏng tinh thần người bệnh, hãy chú ý sao cho không gian phòng ngủ thoải mái và dễ chịu nhất, chuẩn bị bộ gối ngủ, gối ôm êm ái với bộ ga gối ngủ mát kèm đảm bảo ánh sáng dịu tối để có giấc ngủ ngon, thoải mái nhất.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng để cải thiện tình trạng ngủ dậy thấy mệt mỏi, khó thở.
Xem thêm: Cách Để Đầu Óc "Trống Rỗng" Không Suy Nghĩ Khi Ngủ
Điều trị chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm và cần được điều trị. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên giảm cân nếu bạn hiện đang thừa cân và bỏ thuốc lá nếu bạn hút thuốc..
Điều trị phù phổi
Phù phổi cần được điều trị ngay lập tức trong các cơ sở y tế uy tiến. Để lâu rất nguy hiểm tính mạng.
Điều trị trào ngược axit
Nếu ngủ dậy thấy mệt mỏi, khó thở do bị trào ngược axit, bác sĩ sẽ đề nghị kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc. Thay đổi lối sống bao gồm bỏ hút thuốc và tránh thực phẩm và đồ uống không tốt như:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, cay
- Những thứ có nhiều axit
- Rượu bia
- Tránh ăn từ hai đến ba giờ trước khi đi ngủ. Ngủ với đầu và phần trên cơ thể của bạn hơi cao.
- Nếu cần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng axit và thuốc giảm sản xuất axit.
Điều trị suy tim
Suy tim là một bệnh mãn tính và sẽ cần được điều trị liên tục. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc đặc trị với các trường hợp suy tim nhẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể sẽ phải phẫu thuật.
Có rất nhiều nguyên nhân để trả lời cho câu hỏi Ngủ dậy thấy mệt mỏi khó thở là bị gì, có nguy hiểm không? Hi vọng với bài viết trên bạn đã câu trả lời của mình. Việc tự tìm hiểu thông tin liên quan đến ngủ dậy thấy mệt mỏi, khó thở là tốt tuy nhiên các bạn cũng không nên tự điều trị tại nhà mà hãy đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe.
Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế lời khuyên bác sĩ. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và có những giấc ngủ sâu ngon.