• Home
  • Cẩm nang
  • Nguyên nhân và cách chữa đau gót chân khi ngủ dậy hiệu quả
chữa đau gót chân khi ngủ dậy

Nguyên nhân và cách chữa đau gót chân khi ngủ dậy hiệu quả

Mục lục

Nếu ngủ dậy và cảm thấy gót chân đau nhói, chắc hẳn bạn hay tự hỏi rằng mình có ngủ sai tư thế hay có vấn đề sức khỏe nào đã xảy ra không. Đau gót chân vào buổi sáng có thể xuất phát từ khá nhiều lý do như do đứng lâu, đi nhiều, đi giày không phù hợp. Xui xẻo hơn thì đó chính là triệu chứng của một số bệnh về xương khớp, hệ miễn dịch hoặc hệ thần kinh. Trong bài viết này, Ru9 sẽ phân tích cụ thể triệu chứng của từng loại nguyên nhân, đồng thời đề xuất một số cách chữa đau gót chân khi ngủ dậy hiệu quả.

1. Triệu chứng đau gót chân khi ngủ dậy

Khá nhiều người phàn nàn rằng họ bị đau gót chân sau khi ngủ dậy định kỳ, cũng có người cảm thấy đau gót chân sau khi té ngã hoặc gặp chấn thương. Có người đau nhẹ nhưng cũng có người đau mạnh thậm chí buốt nhói. Nhìn chung, cơn đau sẽ gia tăng đột biến khi người bệnh đứng lên, di chuyển nhiều và đột ngột giảm dần, sau đó biến mất khi nghỉ ngơi hoặc đã quen với cường độ vận động đó.

Tuy nhiên, đừng vì cơn đau biến mất mà chủ quan về mức độ nguy hiểm của bệnh, nó có thể là dấu hiệu của các căn bệnh quái ác hơn. Đau gót chân khi ngủ dậy thường đi kèm với các triệu chứng như:

  • Căng cứng gót chân
  • Nóng ấm ở vị trí đau
  • Sưng đỏ, có triệu chứng viêm ở gót và bàn chân
  • Nóng sốt

2. Nguyên nhân gây đau gót chân sau khi ngủ dậy buổi sáng

Bệnh đau gót chân sau khi ngủ dậy khá phổ biến ở người lớn tuổi, nguyên nhân là do tuổi tác cao khiến các khớp bị thoái hóa và mất dần khả năng đàn hồi. Ngoài ra, các bệnh người già như đái tháo đường, thận, huyết áp cao cũng có thể làm đau gót chân.

Bên cạnh đó, triệu chứng này thỉnh thoảng cũng xuất hiện ở những bạn trẻ ít vận động, ngồi nhiều hoặc chơi thể thao cường độ quá cao. Tăng cân cũng có thể khiến bạn bị đau gót chân khi ngủ dậy.

Ngoài các lý do cơ địa và khách quan kể trên, thì cũng tồn tại một số lý do bệnh lý khó phát hiện khiến bạn mắc chứng sáng ngủ dậy đau gót chân. Ví dụ như: Viêm cân gan bàn chân, viêm khớp, gai xương, tật bàn chân bẹt,...Cùng tìm hiểu cụ thể nhé

2.1. Viêm cân gan bàn chân

Nếu thường xuyên phải đứng trong thời gian dài hoặc nếu bạn là một vận động viên chạy điền kinh, tình trạng sáng ngủ dậy đau gót chân là không thể tránh khỏi. Bàn chân có dây chằng hay được gọi là cơ bàn chân kéo dài từ gót chân đến các ngón chân. Những dây chằng này hỗ trợ vòm bàn chân và hấp thụ áp lực khi đi bộ hoặc chạy. Khi các dây chằng này bị viêm hoặc rách, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng gọi là viêm cân gan chân.

cách chữa đau gót chân khi ngủ dậy

Viêm cân gan bàn chân có thể là nguyên nhân gây đau gót chân sau khi ngủ dậy.

2.2. Sáng ngủ dậy đau gót chân do viêm khớp

Viêm khớp/Viêm khớp dạng thấp (RA) là một chứng rối loạn tự miễn dịch có thể gây đau khớp và thậm chí biến dạng. Cụ thể, hệ miễn dịch cơ thể tấn công lớp niêm mạc của khớp và các lớp chất lỏng bên trong khớp, dẫn đến các khớp bị viêm đau.

Nếu cảm thấy nhức gót chân khi ngủ dậy, bàn chân bị tê cứng và lòng bàn chân đau đến mức bạn không thể đi lại, thì viêm khớp có thể chính là thủ phạm. Viêm khớp thường ảnh hưởng nhất đến khớp xương cổ chân (MTP), rồi lan dần cơn đau đến các ngón chân. Nó cũng có thể gây đau bàn chân và ảnh hưởng đến khớp xương chậu và khớp cổ chân.

Khi bị đau gót chân buổi sáng khi ngủ dậy thì bạn cũng có thể bị viêm khớp vẩy nến. Cần phải thăm khám chuyên khoa để xác định chính xác loại viêm khớp bạn gặp phải và có biện pháp xử lý, điều trị thích hợp.

2.3. Nhức gót chân khi ngủ dậy do bàn chân bẹt

Đau gót chân do tật bàn chân bẹt xảy ra khi bạn có vòm chân thấp. Khi đó, sự thiếu vòm này khiến cho lòng bàn chân chạm đất khi đứng, thay vì chỉ có gót chân và phần đệm phía trước của bàn chân.

nguyên nhân đau gót chân khi thức dậy

Các nguyên nhân phổ biến bị đau gót chân khi ngủ dậy: Cấu tạo bàn chân bẹt.

Mặc dù bản thân bàn chân bẹt có thể không gây đau nhưng nó có thể dẫn đến sưng đau ở vòm và gót chân. Hiện tượng đau nhức này là do dây chằng và cơ bàn chân không được nâng đỡ nên bị căng. 

2.4. Gai xương gây đau gót chân sau khi ngủ dậy

Gai xương xảy ra khi xương phát triển bất thường cọ xát vào các mô khác hoặc dây thần kinh, có thể gây đau. Khi bạn bị gai xương bàn chân, nó thường nằm ở vùng gót chân và có thể gây đau dữ dội, đặc biệt là vào buổi sáng.

2.5. Đi giày cao gót, giày không phù hợp với chân

Lý do cuối cùng và phổ biến nhất khiến bạn có thể bị đau chân vào buổi sáng là do đi giày không vừa chân. Theo một nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Nghiên cứu về Chân và Mắt cá chân, nhiều cơn đau chân và rối loạn ở chân có liên quan trực tiếp đến việc đi giày dép không đúng cách.

Trong nghiên cứu, khoảng 63 đến 72% người tham gia có các vấn đề liên quan đến sức khỏe bàn chân được phát hiện là đi giày không phù hợp. Do đó, nếu sáng ngủ dậy đau gót chân, một trong những điều đầu tiên bạn nên kiểm tra độ vừa vặn của đôi giày.

3. Cách chữa đau gót chân khi ngủ dậy hiệu quả

chữa đau gót chân tại nhà

Tìm hiểu cách chữa đau gót chân khi ngủ dậy tại nhà đơn giản. 

Khi bị đau gót chân khi ngủ dậy thì mọi người cũng thường hay tìm hiểu “Đau gót chân phải làm sao?” hay “Cách chữa đau gót chân khi ngủ dậy hiệu quả” “đau gót chân dùng thuốc gì?”. Thực tế, có nhiều phương pháp cũng như mẹo điều trị tại chỗ làm giảm tình trạng sáng ngủ dậy đau gót chân như:

  • Chọn giày dép vừa chân, chọn loại lót mềm, đế mềm hoặc loại có thiết kế phù hợp cho tình trạng xương bàn chân. Nếu chơi thể thao thì nên chọn giày chuyên dụng. 
  • Không đứng hoặc đi bộ quá lâu, hạn chế chạy đường dài và các hoạt động gây căng cơ gót chân
  • Chườm đá: Trước khi ngủ, bạn cho đá vào khăn mỏng rồi chườm lên gót chân 10 - 15 phút. Kiên trì thực hiện 3 - 4 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.
  • Nếu đau chân sau khi ngủ dậy kéo dài lâu, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen hoặc naproxen
  • Bạn có thể mát-xa bàn chân bằng một quả bóng tennis, lăn nó theo vòm bàn chân hoặc dưới lòng bàn chân.
  • Giãn cơ bàn chân: Kéo căng bàn chân bằng cách quấn quanh bàn chân trước và kéo nhẹ bàn chân về phía bạn. Giữ tư thế đó trong 20 giây, sau đó thư giãn và lặp lại động tác đó từ 5 đến 10 lần.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn cho khu vực bàn chân vào buổi tối, để chân ở tư thế thoải mái kèm theo gối ôm để nâng đỡ bàn chân, không dồn lực vào phần khớp đang đau, có thể kết hợp với chườm túi đá vào vùng gót chân. Phần gối ôm cũng nên chọn loại êm như gối ôm Ru9 có vỏ Tencel mềm mại, thoáng mát, thấm hút tốt, ruột gối được cải tiến với kết hợp từ các hạt foam và bông, có thể chuyển động linh hoạt, tương thích theo hình dáng cơ thể và mọi cách kê chân khác nhau.
  • Khi đang đau gót chân, bạn không nên nằm đệm quá cứng vì nệm có độ nâng đỡ kém có thể khiến bạn bị đau hơn. Nên chọn nệm foam, nệm cao su thiên nhiên hoặc lót thêm nệm cuộn foam topper để có sự nâng đỡ khớp tốt nhất.

Lưu ý: Nếu tình trạng đau gót chân sau khi ngủ dậy kéo dài hơn 1 tuần, xuất hiện ngay cả khi ngồi hoặc nằm, đi kèm với các triệu chứng phù nề, thay đổi màu da, hoặc bàn chân có cảm giác ấm, nóng khi chạm vào, bạn nên đi khám ngay lập tức để được điều trị kịp thời. Bác sĩ thường sẽ đề xuất các phương án điều trị như:

  • Tập vật lý trị liệu, xoa bóp, châm cứu để cải thiện sức mạnh của cơ và gân gót chân, hạn chế chấn thương.
  • Kê đơn thuốc chống viêm hoặc tiêm giảm đau trực tiếp
  • Phẫu thuật (Tuy nhiên phương án này khá hiếm vì phẫu thuật gót chân đôi khi không hiệu quả và thời gian hồi phục lâu)

Có thể thấy, đau gót chân có thể xảy ra với rất nhiều người và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Để phòng ngừa chứng bệnh này, bạn có thể gia tăng tập luyện thể dục để trao đổi chất, lưu thông máu tốt, nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch. Đồng thời, cần có lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, không để tăng cân quá nhanh gây sức nặng cho khung xương dẫn đến đau gót chân.

Ru9 hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về chứng đau gót chân sau khi ngủ dậy, nhận biết được các nguyên nhân gây bệnh và có thể áp dụng cách chữa đau gót chân khi ngủ dậy phù hợp. Tuy nhiên, để chắc chắn rõ tình trạng bản thân gặp phải, các bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và có phác đồ điều trị chính xác trong trường hợp cần thiết. 

Bài viết liên quan


Mục lục×