Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển thì con người ngày càng có xu hướng ngủ ít hơn vì phần lớn thời gian của họ phải dành cho công việc, gia đình, con cái, các hoạt động vui chơi giải trí. Vậy, ngủ bao nhiêu là đủ, một ngày ngủ 4 tiếng có sao không? Làm thế nào để có được giấc ngủ chất lượng nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây để có được đáp án tốt nhất
1. Một ngày ngủ 4 tiếng có sao không?
1.1. Ngủ mấy tiếng là đủ? Ngủ bao lâu là ít?
Theo các chuyên gia về giấc ngủ, ngủ là hoạt động rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Bởi khi ngủ, cơ thể có thời gian nghỉ ngơi để khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường vào ngày hôm sau, đặc biệt là não bộ.
Chu kỳ ngủ và thức của con người được xác định bằng đồng hồ sinh học của não bộ, nó luôn cân bằng giữa thời gian ngủ và thức của cơ thể. Vậy ngủ bao lâu là đủ để cơ thể phục hồi năng lượng?
Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, người lớn cần ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm, trẻ nhỏ và học sinh cần ngủ 10 - 13 tiếng mỗi đêm, người trên 65 tuổi thì nên ngủ khoảng 7 - 8 giờ.
Như vậy, mọi độ tuổi đều cần ngủ tối thiểu khoảng 7 giờ mỗi đêm để giữ đầu óc tỉnh táo. Những giấc ngủ 4 tiếng, 5 hay 6 tiếng được xem là những giấc ngủ ngắn, ngủ ít.
1.2. Một ngày ngủ 4 tiếng, 5 tiếng hay 6 tiếng có sao không?
Giấc ngủ sâu và trọn vẹn là một phần cơ bản cho một cuộc sống khỏe mạnh bình thường. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp cho trạng thái tinh thần được cân bằng, mọi hoạt động của cơ thể diễn ra tốt hơn. Vậy ngược lại, ngủ ít có sao không?
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn thường xuyên ngủ 4 tiếng mỗi đêm, não bộ sẽ già đi 8 tuổi. Không dừng lại ở đó, ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm gia tăng nguy cơ trầm cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu, thậm chí ngừng thở khi ngủ dẫn đến tử vong. Bạn cũng sẽ phải đối mặt các hệ luỵ sau nếu ngủ quá ít:
Suy nghĩ thiếu tập trung, giảm hiệu suất công việc: Giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, dẫn đến hoạt động chậm chạp và ghi nhớ chậm. Do đó có thể làm giảm hiệu suất công việc.
Gây rối loạn tâm lý: Mất ngủ và ngủ không sâu giấc sẽ khiến bạn luôn cảm thấy căng thẳng, tinh thần mệt mỏi uể oải, dễ cáu gắt. Trường hợp nặng có thể bị trầm cảm, rối loạn lo âu.
Giảm tuổi thọ: Những người ngủ ít hơn 7 tiếng/ngày có nguy cơ tử vong do đột quỵ tai biến cao hơn 30% so với người ngủ đủ giấc. Nhiều trường hợp bị mất ngủ kéo dài phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao, mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…
Suy giảm trí nhớ và thiểu năng trí tuệ: Giấc ngủ không đảm bảo chất lượng khiến não bộ không được nghỉ ngơi đúng nghĩa, não luôn luôn căng thẳng gây suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, thiếu ngủ còn gây tình trạng teo não, thể tích não càng nhỏ dần, nguy cơ thiểu năng trí tuệ là rất cao.
Thời gian ngủ tùy theo từng độ tuổi của mỗi người.
2. Gợi ý cách ngủ ít không mệt
Xã hội phát triển càng nhanh khiến con người có nhiều áp lực và nỗi lo toan hơn. Do đó, không phải ai cũng có điều kiện để ngủ trọn vẹn 8 tiếng mỗi đêm. Vì thói quen thức khuya hoặc vì mưu sinh, nhiều người chỉ ngủ khoảng 4 - 6 tiếng một ngày. Vậy có cách nào ngủ ít vẫn khoẻ không?
Chắc chắn là có, vì nếu không có phương pháp "ăn gian" thời gian ngủ thì có lẽ 1/2 dân số đã kiệt quệ vì thiếu ngủ. Dưới dây là 3 cách ngủ ít nhưng vẫn tỉnh táo mà bạn có thể thử áp dụng.
2.1. Cách ngủ ít mà không mệt với Siesta Sleep - Ngủ trưa
Ngủ trưa là thói quen phổ biến với đa số người Việt Nam. Theo nghiên cứu, một giấc ngủ trưa 20 phút là liệu pháp sạc năng lượng hiệu quả nếu bạn ngủ ít hoặc mất ngủ đêm trước đó.
Lưu ý rằng bạn không nên ngủ trưa quá lâu vì dễ bị mệt khi thức dậy, đồng thời dễ mất ngủ vào ban đêm. Đồng thời hạn chế ngủ sau 3 giờ chiều, chỉ nên chợp mắt giấc ngủ ngắn từ 15 - 20 phút tại nơi yên tĩnh, mát mẻ.
2.2. Cách ngủ 8 tiếng trong 4 tiếng bằng phương pháp ngủ đa pha
Nếu bạn không có đủ thời gian và điều kiện để ngủ 8 tiếng một ngày, hãy thử phương pháp ngủ đa pha, tức là chia nhỏ giấc ngủ và ngủ nhiều giấc trong ngành. Với tổng thời gian ngủ chỉ khoảng 4 - 6 tiếng nhưng vẫn đảm bảo bạn ngủ ít không mệt, tỉnh táo như đã ngủ đủ 8 tiếng.
Dưới đây là một số lịch ngủ đa pha bạn có thể áp dụng.
- Lịch ngủ Dymaxion: Chợp mắt 30 phút sau mỗi 6 giờ, thời gian ngủ tổng là 2 tiếng.
- Lịch ngủ Uberman: Bạn được ngủ 30 phút sau mỗi 4 tiếng, đồng nghĩa với ngủ 3 tiếng 1 ngày.
- Phương pháp ngủ 4 tiếng một ngày với lịch ngủ Everyman: 3 tiếng ngủ vào ban đêm, ban ngày chia thành 3 giấc ngủ ngắn, mỗi giấc 20 phút.
- 1 ngày ngủ 5 tiếng được không? Được, bạn chỉ cần áp dụng lịch ngủ Ba pha: Mỗi ngày chia làm 3 giấc vào các khung giờ khuya (trước 5 giờ sáng), buổi chiều (sau 2 giờ chiều) và buổi tối (sau 6 giờ tối). Bạn ngủ từ 1,5 giờ - 2 giờ mỗi giấc để ngủ đủ 5 hoặc 6 tiếng một ngày.
2.3. Phương pháp tính giờ ngủ theo chu kỳ ngủ 90 phút
Trong một giấc ngủ, bạn trải qua nhiều chu kỳ ngủ liên tục và được lặp đi lặp lại. Một chu kỳ ngủ 90 phút sẽ gồm 5 giai đoạn: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ. Nếu bạn thức dậy vào giai đoạn giữa của một chu kỳ, đồng nghĩa với việc giấc ngủ của bạn bị cắt ngang và bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Do đó, cách ngủ ít mà vẫn tỉnh táo chính là tính thời gian ngủ sao cho các chu kỳ giấc ngủ được trọn vẹn.
Một người trưởng thành chỉ nên ngủ tối đa 6 chu kỳ giấc ngủ (tương ứng 9 giờ ngủ) và tối thiếu 3 chu kỳ ngủ (4,5 giờ). Bạn có thể áp dụng nguyên lý tính chu kỳ giấc ngủ để ngủ ít hơn mà không mệt. Công thức tính khung giờ ngủ và thức dậy theo chu kỳ giấc ngủ như sau:
Giờ thức dậy = Giờ ngủ + (1,5 giờ x Số chu kỳ giấc ngủ) + thời gian vào giấc
Ví dụ: Bạn đi ngủ lúc 2 giờ sáng và phải thức dậy trước 8 giờ sáng, bạn có thời gian vào giấc khoảng 15 phút.
Để ngủ trọn vẹn 3 chu kỳ giấc ngủ: Giờ dậy = 2 + (1,5 x 3) + 15 phút = 6 giờ 45 phút.
Để ngủ trọn vẹn 4 chu kỳ ngủ: Giờ dậy = 2 + (1,5x4) + 15 phút = 8 giờ 15 phút.
Vậy trong tình huống trên, phương án tốt nhất để dậy trước 8 giờ sáng là ngủ đủ 3 chu kỳ và dậy lúc 6h45 sáng. Hoặc bạn có thể đi ngủ sớm hơn 20 phút để thức dậy vào 7h55 sáng và ngủ được 4 chu kỳ ngủ.
3. Các phương pháp ngủ ít mà không mệt có hệ luỵ không?
Như đã nói ban đầu, các phương pháp ngủ ít, "cách ngủ 8 tiếng trong 4 tiếng", "cách ngủ 5 phút như 6 giờ" chỉ là biện pháp "ăn gian" giờ ngủ và tạm thời đánh lừa cơ thể rằng bạn đã ngủ đủ. Cơ thể chỉ có thể được nạp năng lượng đầy đủ và khoẻ mạnh hoàn toàn khi bạn ngủ đủ ít nhất 7 - 10 tiếng một ngày.
Do đó, nếu bạn duy trì việc áp dụng các biện pháp ngủ ít mà vẫn tỉnh táo như tính chu kỳ giấc ngủ, ngủ giấc nhỏ thì chắc chắn sẽ đem lại nhiều tác động xấu đến cơ thể. Cụ thể, bạn có thể mắc các triệu chứng như: Đột quỵ, mất trí nhớ, huyết áp cap, tiểu đường, trầm cảm, rối loạn tâm thần, suy giảm hệ miễn dịch, vô sinh,...
Như vậy, các cách ngủ ít mà không mệt không hề được các chuyên gia sức khoẻ khuyến khích áp dụng trừ trường hợp bất khả khích như tính chất công việc, mắc chứng mất ngủ,...Hãy cố gắng xây dựng thói quen sống lành mạnh và có những giấc ngủ đủ dài để cơ thể bạn thực sự được nghỉ ngơi nhé.
4. Cách giảm mệt mỏi khi ngủ ít, thiếu ngủ
Nếu bạn đã có một đêm mất ngủ và cảm thấy rất mệt mỏi vào ngày hôm sau, hãy áp dụng các mẹo sau để tính táo hơn nhé:
- Tập thể dục nhẹ nhàng để kích thích máu lưu thông
- Khi buồn ngủ vào ban ngày, hãy chợp mắt khoảng 10 - 20 phút để tái tạo năng lượng
- Nạp đủ dinh dưỡng
- Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cafe, trà đậm để không bị đau đầu
- Bổ sung nước
Mặt khác, nếu không thể ngủ đủ 8 tiếng, liệu một giấc ngủ ngắn 4 - 5 tiếng nhưng liền mạch, sâu giấc có thể giảm mệt mỏi không? Trên thực tế là có thể, thỉnh thoảng bạn có thể bù đắp thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ tuyệt vời.
Chăn ga gối nệm Ru9 mang đến cho bạn giấc ngủ ngon và chất lượng nhất.
Nếu bạn đang tìm cách để có được giấc ngủ chất lượng, hãy nhìn vào chiếc giường bạn đang ngủ. Những người hiện đang sử dụng các sản phẩm chăn ga gối nệm cho giường ngủ của Ru9 cho biết, họ có thể ngủ ngon hơn 30 phút mỗi đêm, tức là hơn 180 giờ mỗi năm.
Giống như chế độ ăn uống và tập thể dục, giấc ngủ chất lượng có ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến sức khỏe, thể chất, cảm xúc và tinh thần của mỗi người. Các sản phẩm chăn ga gối nệm Ru9 được nghiên cứu và sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay đã mang đến cho mọi người những phút giây thư giãn và nghỉ ngơi thoải mái nhất trên chiếc giường ngủ của mình.
Nệm Ru9 được làm từ chất liệu foam nhân tạo gồm hàng triệu bọt khí kết nối đặc với nhau, giúp duy trì khả năng đàn hồi với độ mềm cứng vừa phải, không bị chìm người hay hầm bí khi nằm. Cấu tạo đa tầng của nệm Ru9 giúp tản nhiệt và phân bổ đều trọng lượng cơ thể, nâng đỡ từng đường cong tự nhiên, chăm sóc cột sống và xương khớp. Do đó, khi nằm trên nệm bạn sẽ có cảm giác êm ái và mềm mại vô cùng dễ chịu, dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Bên cạnh đó, gối ngủ Niu cũng là sản phẩm cao cấp của Ru9 mang đến cho bạn giấc ngủ ngon và chất lượng nhờ cảm giác mềm mại và êm dịu khi nằm. Ruột gối được làm từ chất liệu bông…vỏ gối
Sử dụng sản phẩm của Ru9 bạn sẽ dễ dàng có được giấc ngủ ngon và chất lượng, không còn lo lắng ngày ngủ 4 tiếng có sao không. Giúp duy trì chất lượng giấc ngủ, bảo vệ sức khỏe và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.
Liên hệ Ru9 ngay để gia tăng chất lượng giấc ngủ của mình nhé!
Showroom HCM
- Địa chỉ: 283A Hai Bà Trưng, P8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0964777910
Showroom Hà Nội
- Địa chỉ: 71 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Số điện thoại: 0964777940