Thở bằng miệng khi ngủ là hiện tượng phổ biến hay gặp ở nhiều người, kể cả người lớn, trẻ nhỏ, và người cao tuổi. Thở bằng miệng khi ngủ gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe đường hô hấp. Vậy, làm sao để khi ngủ không thở bằng miệng? Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để có được đáp án tốt nhất.
1. Ngủ thở bằng miệng có tốt không?
Ngủ thở bằng miệng là thói quen của nhiều người, nhưng ít ai biết rằng việc ngủ thở bằng miệng không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, mà còn là dấu hiệu không tốt về sức khỏe.
Ngủ thở bằng miệng gây ra nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe.
Các chuyên gia y tế cho biết, việc tuần hoàn hô hấp thông qua mũi sẽ giúp lọc được bụi bẩn trong không khí trước khi đi vào phổi. Tuy nhiên, khi ngủ thở bằng miệng, không khí sẽ trực tiếp đi vào phổi qua khoang miệng. Oxy trong không khí không được hòa tan qua lớp nhầy trong khoang mũi mà đi thẳng vào phổi gây khô họng, rát họng và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Tư thế ngủ tốt nhất là ngủ khép miệng và thở bằng mũi, đây là điều cần thiết để có giấc ngủ ngon. Nhưng khi ngủ thở bằng miệng trong thời gian dài, bạn sẽ cảm thấy khoang miệng, môi, răng, lưỡi, họng bị khô và đau rát khi ngủ dậy. Đồng thời làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, do khi ngủ thở bằng miệng vi khuẩn trong không khí có thể xâm nhập và gây viêm họng.
2. Tại sao ngủ thở bằng miệng?
Nếu bạn đang thắc mắc không biết tại sao bản thân ngủ thở bằng miệng thì nguyên nhân có thể là do:
- Thời tiết thay đổi khiến bạn bị cảm lạnh, nghẹt mũi, viêm amidan, viêm xoang, dị ứng thời tiết, hen suyễn…
- Lưỡi đóng sai vị trí hoặc mắc những tật ở lưỡi khiến bạn có thói quen mở miệng khi ngủ và ngủ thở bằng miệng. Vị trí lưỡi đặt đúng là khi răng môi khép lại, lưỡi được đặt ở hàm trên.
- Những người có tật bị líu lưỡi cũng dễ hình thành thói quen ngủ thở bằng miệng.
- Tư thế ngủ không đúng, ngủ ngồi hoặc ngủ gật khiến cơ hàm thả lỏng và bị kéo xuống bởi trọng lực cũng là nguyên nhân ngủ thở bằng miệng. Việc nằm ngửa khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ ngủ thở bằng miệng.
3. Những tác hại của việc ngủ thở bằng miệng
Ngủ thở bằng miệng là tình trạng có liên quan đến chứng rối loạn nhịp thở khi ngủ, có thể gặp ở người lớn và cả trẻ nhỏ. Nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường hô hấp trên, sức khỏe răng miệng và thể chất, gây mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày.
Ngủ thở bằng miệng khiến hơi thở có mùi hôi.
Ngoài ra, tình trạng ngủ thở bằng miệng còn gây ra những tác hại khác như:
Hôi miệng, hơi thở có mùi hôi
Ngủ thở bằng miệng sẽ làm mất đi lượng nước bọt tự nhiên trong khoang miệng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Trong miệng càng ít nước bọt, vi khuẩn càng sản sinh nhiều và tiết ra nhiều axit gây mùi hôi cũng như các vấn đề răng miệng khác.
Gây ngưng thở khi ngủ
Các chuyên gia về giấc ngủ cho biết: Ngủ thở bằng miệng có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ và các vấn đề về tim mạch. Việc cơ thể bị mất đi lượng carbon dioxide quá nhanh sẽ khiến thần kinh não bộ trở nên nhạy cảm và ức chế trung tâm hô hấp.
Gây viêm đường hô hấp trên
Khi ngủ thở bằng miệng, luồng khí đi thẳng vào họng và phổi mà không được qua khoang mũi, sẽ gây khô họng và viêm họng, giọng khàn hoặc các bệnh lý về đường hô hấp.
Ngủ ngáy
Ngủ thở bằng miệng ở tư thế không phù hợp khiến miệng mở rộng hơn, cơ vòm giãn ra, khi hít khí vào sẽ làm cho miệng và vòm miệng rung gây hiện tượng ngủ ngáy.
4. Làm sao để khi ngủ không thở bằng miệng?
Nếu bạn đang gặp nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng ngủ thở bằng miệng thì hãy áp dụng cách trị ngủ thở bằng miệng như sau:
Giải pháp thở
Mỗi khi nhận thấy mình có dấu hiệu thở qua miệng, bạn nên ngậm miệng lại và cố gắng tập trung thở qua mũi càng lâu càng tốt.
Chú ý tư thế ngủ
Nếu bạn đang không biết làm sao để khi ngủ không thở bằng miệng thì thay đổi tư thế khi ngủ là cách trị ngủ thở bằng miệng đơn giản nhưng hiệu quả.
Thay đổi tư thế ngủ là một trong những cách không thở bằng miệng khi ngủ.
Người có thói quen ngủ thở bằng miệng thì không nên nằm ngửa khi ngủ, vì khi ngủ sâu ở tư thế này, các cơ trên vòm miệng, lưỡi và cổ họng sẽ giãn hết cỡ và gây chặn đường thở, làm rung các mô.
Do đó, để cải thiện tình trạng ngủ thở bằng miệng, bạn nên nằm nghiêng sang một bên, đường thở của bạn ở tư thế thuận lợi nhất, bạn sẽ không cần phải tìm đường thở qua miệng.
Chọn gối ngủ phù hợp
cách ngủ không thở bằng miệng tốt nhất là bạn nên chọn gối ngủ có độ cao vừa phải. Tư thế ngủ sử dụng gối ngủ vừa phải sẽ giúp bạn ngậm miệng khi ngủ, việc thở bằng mũi cũng thuận lợi và dễ dàng hơn.
Sản phẩm gối ngủ Niu của Ru9 là sản phẩm gối ngủ được đánh giá cao nhất hiện nay. Sản phẩm được thiết kế với độ dày lý tưởng là 12 cm phù hợp với cơ địa người Á đông, không gây mỏi cổ vai gáy khi ngủ dậy.
Đặc biệt, ruột gối được làm bằng chất liệu Graphene Memory Foam bền chắc có khả năng tản nhiệt tối ưu, tạo cảm giác mát mẻ và thoải mái khi nằm.
Sử dụng gối ngủ Ru9 là giải pháp tốt nhất cho giấc ngủ và sức khỏe.
Vỏ gối Niu được làm bằng chất liệu Tencel Knitted Fabric có khả năng thấm hút tốt, và rất thoáng mát. Sản phẩm được thiết kế tinh tế với zip kéo may ẩn để bạn dễ dàng tháo rời và giặt sạch, giúp gối luôn sạch sẽ tinh tươm, đem đến cho bạn giấc ngủ hoàn hảo.
Chế độ dinh dưỡng
Bổ sung đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng khô miệng. Ăn nhiều trái cây và rau xanh, để bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Vệ sinh phòng ngủ
Mạt bụi, lông thú cưng có trong không khí có thể làm tắc nghẽn hốc mũi của bạn trong khi ngủ, khiến bạn buộc ngủ thở bằng miệng. Do đó cách ngủ không thở bằng miệng là bạn nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, vệ sinh phòng ngủ. Thường xuyên giặt chăn nệm ga gối bằng nước nóng để loại bỏ vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của bạn.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp mọi người biết cách làm sao để khi ngủ không thở bằng miệng và có cách trị ngủ thở bằng miệng an toàn hiệu quả. Giúp duy trì giấc ngủ ngon và sâu giấc, bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Tham khảo thêm một số bài viết để có cách làm sao để khi ngủ không thở bằng miệng:
Tìm Hiểu Nguyên Nhân Ngủ Ngáy Và Cách Khắc Phục Cho Giấc Ngủ Ngon Cẩn thận chứng ngưng thở khi ngủ, phải làm gì đây? Mẹo Khắc Phục Tình Trạng Trẻ Em Bị Nghẹt Mũi Khó Thở Khi Ngủ |