cách nhận biết người đang ngủ say
Giấc ngủ

Cách Nhận Biết Người Đang Ngủ Say Thực Sự?

Giấc ngủ được chia làm mấy giai đoạn và ý nghĩa của từng giai đoạn đó là gì? Cách nhận biết người đang ngủ say như thế nào? Khám phá chi tiết cùng Ru9 nhé!

Mục lục

Ngủ là một hoạt động quan trọng, chiếm khoảng 30% thời gian một ngày của mỗi người, giúp hồi phục thể chất cũng như tinh thần sau những vất vả. Có thể bạn chưa biết, ngay cả khi bạn đã ngủ say, cơ thể vẫn không hề ngủ hoàn toàn mà tiếp tục thực hiện các hoạt động sống. Vậy bạn có biết cách nhận biết người đang ngủ say? Các giai đoạn chính trong một giấc ngủ là gì và có ý nghĩa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích đó trong bài viết của Ru9 ngay dưới đây.

1. Tìm hiểu những giai đoạn của một giấc ngủ

Để nắm được cách nhận biết người đang ngủ say, bạn cần hiểu rõ những giai đoạn trong một giấc ngủ thông thường cũng như ý nghĩa của chúng. Theo đó, giấc ngủ thường bao gồm 5 giai đoạn chính là ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và cuối cùng là ngủ mơ (hay còn gọi là REM). Những giai đoạn này luôn diễn ra theo trình tự và lặp đi lặp lại trong suốt thời gian ngủ của bạn.

dấu hiệu nhận biết người ngủ say Giấc ngủ được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau.

Ngoài ra, 5 giai đoạn của giấc ngủ còn được chia theo 2 phần chính là giấc ngủ NREM/Non-REM (non rapid eye movement) bao gồm phần ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu, và giấc ngủ REM (rapid eye movement) bao gồm phần ngủ mơ. 

Giai đoạn ru ngủ 

Giai đoạn ru ngủ thường kéo dài chỉ trong vòng từ 3 đến 15 phút, bắt đầu từ lúc bạn nhắm mắt ngủ. Ở giai đoạn này, bạn thường xuyên chỉ ngủ nông và có thể bị đánh thức dễ dàng. Rất nhiều người thức giấc ở giai đoạn này, một số có thể xảy ra tình trạng co giật bất ngờ (hay còn gọi là Hypnic Myoclonia), tương tự với phản ứng giật mình khi bị người khác vỗ vai.

Giai đoạn ngủ nông

Thông thường, giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 50% giấc ngủ cả đêm, khi đó mắt sẽ ngừng chuyển động và hoạt động của não bộ cũng trở nên chậm lại. Ngoài ra, trong não lúc này cũng có nhiệt đợt sóng nhanh và thưa dần trong giai đoạn tiếp theo.

 

Giai đoạn ngủ sâu

Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, giai đoạn ngủ sâu chỉ kéo dài khoảng 10% thời gian ngủ. Lúc này, các đợt sóng não chậm và thưa, nhưng đôi khi cũng xen lẫn một vài đợt sóng nhanh. Trong giai đoạn ngủ sâu này, dù là nhịp thở, nhịp tim hay nhiệt độ cơ thể đều sẽ giảm xuống, cơ xương thì giãn ra.

Giai đoạn ngủ rất sâu

Là một trong những phần quan trọng nhất, giai đoạn ngủ rất sâu chiếm khoảng 20% cả giấc ngủ, cũng là thời điểm cơ thể được hoàn toàn nghỉ ngơi. Vì thế, các yếu tố như nhịp tim, nhịp thở cũng như nhiệt độ sẽ giảm xuống đến mức thấp nhất, mắt không chuyển động và các cơ tay chân cũng được giãn ra hoàn toàn. 

Nếu vô tình bạn bị thức giấc trong giai đoạn này thì sẽ cảm thấy vô cùng choáng váng, mất phương hướng và trở lại bình thường trong vài phút sau đó. Khi bạn quan sát được những biểu hiện này, cũng có nghĩa là đã nắm được cách nhận biết người đang ngủ say.

 quan sát biểu hiện khi ngủ là một cách nhận biết người đang ngủ say

Quan sát biểu hiện khi ngủ là một cách nhận biết người đang ngủ say. 

Giai đoạn ngủ mơ

Giai đoạn ngủ mơ được chia ra hoàn toàn so với những giai đoạn khác và được gọi là REM, hay Rapid eye movement, chiếm khoảng 20% tổng thời lượng giấc ngủ. Ngoại trừ cơ tay chân không hoạt động thì nhịp thở, nhịp tim, nhiệt độ hay tần suất đảo của nhãn cầu trong giai đoạn này đều tăng dần lên. Đây cũng là giai đoạn mà các giấc mơ xuất hiện và bạn có thể vẫn ghi nhớ một trong số chúng khi tỉnh giấc.

2. Cách nhận biết người đang ngủ say như thế nào?

Có phải bạn đã từng thắc mắc về cách nhận biết người đang ngủ say? Hãy bắt đầu bằng việc quan sát các hoạt động có thể xem là khó hiểu của họ, bởi lúc này thì bộ phận kiểm soát các hoạt động cũng như nhận thức đang bước vào giai đoạn nghỉ ngơi.

Nói mớ khi đang ngủ say

Một trong những cách nhận biết người đang ngủ say chính là nghe thấy họ nói mớ khi ngủ. Theo một báo cáo chuẩn xác gần đây đã cho biết, có khoảng 5% người ở độ tuổi trưởng thành có tình trạng nói mớ này, và thường xuất hiện khoảng 1-2 tiếng sau khi bắt đầu chìm vào giấc ngủ.

người ngủ say nhận biết như thế nào Nói mớ là biểu hiện của việc một người đang ngủ say.

Cụ thể, phần quản lý việc phát âm vẫn còn hoạt động, dẫn đến tình trạng cơ miệng cử động trong vô thức và nói mớ. Điều này là một hiện tượng phổ biến và được chứng minh là không gây hại gì cho cơ thể.

Khua tay khua chân

Khi cơ thể bước vào trạng thái ngủ say, bạn rất dễ có hành động khua tay chân loạn xạ. Các chuyên gia đã lý giải rằng, đó là do chứng rối loạn chuyển động chi gây ra, thường chỉ khoảng 4% người bắt gặp và đặc biệt ở nữ giới. 

Nếu bạn mắc hội chứng này, bạn có thể sẽ hành động rất khó hiểu khi ngủ và không nhớ gì trong lúc thức giấc, với chu kỳ từ 20 - 40 giây. Thông thường, hội chứng này là do tình trạng sử dụng thực phẩm có hại, bệnh tim, bệnh xương khớp hay do làm việc quá sức. Bạn có thể biết cách nhận biết người đang ngủ say một cách dễ dàng thông qua những thông tin mà Ru9 cung cấp. 

Ngã trong giấc mơ

Rất nhiều người từng thừa nhận, họ bị ngã trong giấc mơ và cảm thấy choáng đến độ giật mình tỉnh giấc. Hội chứng này vốn có tên gọi khác là “chứng co giật” và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng lớn nhỏ. Có thể nói, các cú ngã trong mơ khiến nhịp tim, nhịp thở và cả nhiệt độ đều tăng nhanh, thậm chí đổ mồ hôi và thấy sốc.

cách nhận biết người ngủ say

Khua chân múa tay cũng là cách nhận biết người đang ngủ say. 

Hiện nay, vẫn chưa có câu trả lời chính xác nhất để lý giải nguyên nhân của hiện tượng này. Tuy nhiên, đa phần mọi người thường cho rằng tình trạng mất ngủ, căng thẳng kéo dài có thể khiến cơ thể và não bộ xảy ra sự không đồng nhất, gây mất cân bằng và gián tiếp tạo ra các “cú ngã” trong mơ. Song, đây cũng là cách nhận biết người đang ngủ say phổ biến.

Xem thêm: Cách ngủ ngon ngủ sâu ngay cả khi có tiếng ồn xung quanh

Nói tóm lại, Ru9 đã chỉ bạn 3 cách nhận biết người đang ngủ say dễ dàng và thường gặp, chính là thông qua những hành động đặc trưng của họ trong khi ngủ. Trong thời gian ngủ say, một số cơ quan của cơ thể sẽ thực hiện những hoạt động cần thiết. Đó là lý do rất nhiều chuyên gia đã khuyên chúng ta nên ngủ sâu để bảo vệ sức khoẻ của chính mình về lâu về dài. 

Bài viết liên quan


Trang web này được bảo vệ bằng reCAPTCHA. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tưĐiều khoản dịch vụ của Google.

Mục lục×