Mục lục
1. Phương pháp ngủ ngắn là gì?
Phương pháp ngủ ngắn còn có tên gọi khác là Polyphasic Sleep. Đây là phương pháp ngủ khá phổ biến, giúp bạn đảm bảo chất lượng giấc ngủ, phục hồi năng lượng chỉ sau thời gian nghỉ ngơi rất ngắn.
Đối với phương pháp ngủ ngắn, thay vì ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày thì bạn chỉ cần dành ra khoảng 2 - 4 tiếng để ngủ, mỗi giấc kéo dài trung bình từ 30 - 45 phút và lặp lại nhiều lần trong ngày.
Thay vì ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày thì bạn chỉ cần dành ra khoảng 2 - 4 tiếng để ngủ.
2. Nguồn gốc của phương pháp ngủ ngắn
Theo tìm hiểu từ Ru9, phương pháp ngủ ngắn có lịch sử từ lâu đời và đã được phát hiện, áp dụng từ hơn 700 năm về trước. Người đầu tiên trên thế giới phát hiện phương pháp này chính là thiên tài Leonardo Da Vinci.
Theo ghi chép, lịch trình ngủ của ông hoàn toàn khác so với người bình thường. Cụ thể, cứ cách khoảng 4 giờ ông lại ngủ nhanh một lần, mỗi lần trung bình khoảng 15 phút. Như vậy, một ngày ông chỉ ngủ 90 phút và thời gian còn lại tập trung toàn bộ cho các công trình nghiên cứu vĩ đại của mình.
Vậy thì câu hỏi đặt ra rằng, liệu ngủ “ít” và ngắn như vậy thì có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.
Câu trả lời là không bạn nhé! Bằng chứng rõ ràng nhất chính là trong thời kỳ phục hưng 700 năm trước, tuổi thọ trung bình của một người là khoảng 50 tuổi, trong khi đó Leonardo Da Vinci thọ đến 57 tuổi.
Phương pháp ngủ ngắn có lịch sử từ lâu đời và đã được phát hiện, áp dụng từ nhiều năm về trước.
3. Các phương pháp ngủ ngắn hiệu quả nhất hiện nay
Có rất nhiều người nổi tiếng đã áp dụng thành công phương pháp ngủ ngắn như leonardo Da Vinci, Thomas Edison, Nikola Tesla, Winston Churchill,...
Dưới đây là một số gợi ý phổ biến mà bạn có thể tham khảo thêm:
Everyman: Everyman là phương pháp ngủ ngắn thông dụng, tổng thời gian ngủ mỗi ngày là 2,5 giờ và chia thành 2 đến 4 giấc ngủ. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhất hiện nay.
Dymaxion: Phương pháp ngủ ngắn Dymaxion có tổng thời gian mỗi ngày là 2 giờ, chia thành 4 giấc và mỗi giấc chỉ kéo dài khoảng 30 phút.
Uberman: Phương pháp ngủ ngắn Uberman có tổng thời gian mỗi ngày là 2 giờ, chia thành 6 giấc và mỗi giấc chỉ kéo dài khoảng 20 phút. Ngoài ra, các giấc cách nhau 4 giờ đồng hồ.
Siesta: Phương pháp ngủ ngắn Siesta chia thành 2 giấc ngủ chính trong ngày, đêm là khoảng 5 giờ, ngày khoảng 1,5 giờ. Phương pháp này khá phù hợp với đối tượng dân văn phòng, công sở.
Tesla: Phương pháp ngủ ngắn Tesla có tổng thời gian mỗi ngày là 2 giờ 20 phút, chia thành 2 giấc, ban đêm là 2 giờ và ngày là khoảng 20 phút.
Everyman là phương pháp ngủ ngắn thông dụng, tổng thời gian ngủ mỗi ngày là 2,5 giờ.
4. Ưu - nhược điểm của phương pháp ngủ ngắn
Tương tự như các phương pháp khác thì ngủ ngắn cũng có những ưu và nhược điểm nhất định.
4.1. Ưu điểm
Dưới đây là các ưu điểm nổi bật của phương pháp ngủ ngắn:
Ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp ngủ ngắn chính là tiết kiệm thời gian. Bằng việc ngủ mỗi ngày chỉ khoảng 2 đến 4 giờ mà vẫn đảm bảo chất lượng giấc ngủ thì bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để thực hiện các công việc hàng ngày cũng như tận hưởng cuộc sống.
Áp dụng phương pháp ngủ ngắn đều đặn, thường xuyên sẽ giúp não bộ thích nghi, nhanh chóng chuyển qua giai đoạn REM đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe.
Ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp ngủ ngắn chính là tiết kiệm thời gian.
4.2. Nhược điểm
Ngoài các ưu điểm kể trên thì phương pháp ngủ ngắn cũng tồn tại một vài nhược điểm. Việc ép bản thân phải ngủ nhanh và ngủ ngắn liên tục trong thời gian dài đòi hỏi cơ thể phải thích nghi với thời gian mà bạn tự quy định để thực hiện phương pháp ngủ ngắn.
Lúc này, lịch trình thức - ngủ sẽ bị rối loạn, thậm chí ảnh hưởng đến nhịp sinh học nếu áp dụng không đúng cách, từ đó gây ra hiện tượng mệt mỏi, tay chân không có sức, không có tinh thần.
Bên cạnh đó, phương pháp ngủ ngắn chỉ được khuyến khích áp dụng cho những ai có lịch trình công việc quá đỗi bận rộn và đòi hỏi người thực hiện có một tinh thần quyết tâm cao độ. Bởi vì vậy, không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này thành công.
Phương pháp ngủ ngắn chỉ được khuyến khích áp dụng cho những ai có lịch trình công việc quá đỗi bận rộn.
5. Phương pháp ngủ ngắn không phù hợp với những ai?
Mặc dù ngủ ngắn đem lại nhiều hiệu quả tích cực, nhưng không phải ai cũng phù hợp để áp dụng phương pháp này. Cụ thể như sau:
- Những người gặp khó khăn đi vào giấc ngủ hoặc thường xuyên mất ngủ.
- Những người có tiền sử hoặc mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, huyết áp thấp, tiểu đường và các bệnh liên quan đến thần kinh.
- Những người đang trong giai đoạn phát triển chiều cao, cân nặng,...
- Những người hoạt động thể chất mạnh như vận động viên, hoặc luyện tập thể hình.
Giấc ngủ ngắn đe lại nhiều lợi ích, đặc biệt là giúp cho bạn có thêm thời gian để làm việc, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải kiên trì và áp dụng đúng cách, khoa học để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các chuyên gia khuyên rằng, tốt hơn hết thì bạn vẫn nên duy trì ngủ đúng, ngủ đủ ít nhất 6 - 8 giờ. Để giấc ngủ thêm phần chất lượng thì bạn cần đầu tư bộ chăn ga gối nệm được sản xuất từ chất liệu đảm bảo, an toàn. Một số sản phẩm mà bạn có thể tham khảo tại hệ thống chăn ga gối nệm cao cấp Ru9 là nệm Original, nệm Nest, gối Niu, gối ôm Ru9, chăn bạch đàn,...
Nệm Original Ru9 - Nệm chất lượng cho giấc ngủ trọn vẹn suốt đêm dài.
Hy vọng, qua bài viết trên của Ru9, bạn đã hiểu và biết thêm các phương pháp ngủ ngắn hiệu quả hiện nay. Chúc bạn luôn có giấc ngủ ngon, sức khỏe dồi dào và đảm bảo hiệu suất công việc cũng như chất lượng cuộc sống nhé!
Bài viết liên quan:
Author:
Hương GiangShare This Article:
Bình luận