nhắm mắt nhưng mãi không ngủ được phải làm sao
Giấc ngủ

Nhắm Mắt Nhưng Mãi Không Ngủ Được Phải Làm Sao?

Nhắm mắt nhưng mãi không ngủ được phải làm sao? Mời bạn cùng Ru9 tìm hiểu lời giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết sau đây nhé!

Mục lục

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là một trong những biểu hiện điển hình của chứng rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do áp lực công việc, căng thẳng trong cuộc sống, bệnh lý,... Vậy nhắm mắt nhưng mãi không ngủ được phải làm sao? Nội dung bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn lời giải đáp chi tiết nhất.

1. Nguyên nhân gây mất ngủ

Theo các chuyên gia, thời gian trung bình của một người trưởng thành là khoảng 7 đến 8 tiếng. Bởi vậy, nếu bạn ngủ ít hơn khoảng thời gian này và kéo dài hơn 1 tuần thì chứng tỏ bạn đang bị thiếu ngủ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ là gì?

  • Mất ngủ có thể là hậu quả của một số bệnh lý như thoái hoá khớp, trào ngược dạ dày, viêm phế quản,...
  • Ảnh hưởng của việc lo lắng, căng thẳng quá mức cũng có thể gây mất ngủ.
  • Làm việc cường độ cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương, từ đó dẫn đến mất ngủ.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc ngủ, thuốc an thần,...
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn quá no trước khi ngủ cũng sẽ dẫn đến mất ngủ.
  • Môi trường ngủ, không gian ngủ không đảm bảo được sự yên tĩnh.

 lo âu căng thẳng khiến bạn khó ngủ

Lo âu, căng thẳng quá mức là nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến.

2. Nhắm mắt không ngủ được do đâu?

Nhắm mắt nhưng mãi không ngủ được có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau:

Tác động từ môi trường bên ngoài

Môi trường có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ. Chẳng hạn:

  • Ánh sáng xanh: Thói quen sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính, tivi,... sẽ khiến bạn dễ gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Nguyên nhân bởi vì, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử sẽ tác động tiêu cực đến chức năng não bộ, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Lạm dụng chất kích thích: Nhiều người cho rằng, việc uống bia rượu trước khi đi ngủ sẽ giúp dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi các chất kích thích chỉ có tác dụng gây buồn ngủ tạm thời, rất nhanh sau đó, bạn sẽ trở nên tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ sâu.
  • Môi trường ngủ quá ồn ào hay quá nhiều ánh sáng cũng là nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ sâu. 

 Do ngủ trưa quá lâu

Nhắm mắt mãi nhưng không ngủ được có thể do bạn ngủ trưa quá lâu. Theo nghiên cứu, thời gian ngủ trưa lý tưởng nhất là từ 30 phút đến 1 giờ. Nếu bạn ngủ trưa quá lâu, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, uể oải và khó đi vào giấc ngủ ngon vào ban đêm.

 Rối loạn tâm lý

Một trong những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được là do các vấn đề về tâm lý. Cụ thể:

  • Rối loạn lo âu: Tâm lý căng thẳng, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Những người mắc hội chứng rối loạn lo âu thường có xu hướng tỉnh táo, ngay cả trong thời gian nghỉ ngơi.
  • Suy nhược cơ thể: Theo nghiên cứu, có hơn 90% người bệnh được chẩn đoán suy nhược cơ thể có biểu hiện khó ngủ kéo dài hơn 1 tháng.
  • Lo âu quá mức: Lo âu là nguyên nhân gây khó ngủ thường gặp ở người trưởng thành. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn tâm lý nguy hiểm.
  • Trầm cảm: Người bị trầm cảm thường có biểu hiện mất ngủ, rối loạn nhịp thở, bồn chồn, buồn nôn. Trầm cảm còn làm tăng hoặc giảm một số hormone và phá vỡ nhịp sinh học, dẫn đến chứng mất ngủ.

 Bệnh lý mãn tính

Nhắm mắt nhưng mãi không ngủ được thường gặp ở người cao tuổi hoặc người có nhiều bệnh mãn tính. Nghiên cứu cho biết, chu kỳ giấc ngủ gián đoạn ở người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, béo phì, tim mạch,... Ngoài ra, mất ngủ còn gặp ở người cao tuổi bị viêm khớp, đau nhức xương khớp, kém lưu thông máu,...

 trằn trọc khó ngủ kéo dài khiến bạn mất sức khỏe

Nhắm mắt nhưng mãi không ngủ được do bệnh mãn tính hoặc môi trường bên ngoài.

3. Nhắm mắt nhưng mãi không ngủ được phải làm sao?

Trường hợp người bệnh nhắm mắt nhưng không ngủ được kéo dài thì cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Dưới đây là một số biện pháp điều trị phổ biến:

Sử dụng chăn ga gối nệm phù hợp

Chăn ga gối nệm là người bạn đồng hành không thể thiếu trong giấc ngủ mỗi đêm của chúng ta. Bởi vậy, trang bị cho không gian phòng ngủ nhà mình bằng những bộ chăn ga gối nệm chất lượng là điều cực kỳ cần thiết.

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm tại Ru9 như nệm Original, gối Niu, chăn bạch đàn,.. Đây đều là những sản phẩm chất lượng, được đánh giá cao và nhận được nhiều tin tưởng trên thị trường hiện nay. Tham khảo chi tiết hơn tại https://ru9.vn/pages/nem.

Sử dụng thuốc tây

Các chuyên gia y tế cho biết, nếu nguyên nhân gây mất ngủ xuất phát từ các bệnh lý như bệnh dạ dày, bệnh xương khớp, bệnh tiểu đường,... thì bệnh nhân cần phải điều trị các bệnh kể trên trước rồi từ từ triệu chứng mất ngủ cũng sẽ được cải thiện.

Còn nếu nhắm mắt không ngủ được do rối loạn giấc ngủ, trầm cảm thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định thêm các loại thuốc an thần, điều trị tâm lý riêng, tuỳ theo mức độ của từng bệnh nhân. 

Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý có tác dụng thư giãn tinh thần, giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Một số liệu pháp bạn có thể tham khảo gồm massage, ngâm chân với nước ấm, thiền,... Phương pháp này cực kỳ đơn giản và thường được áp dụng trong các trường hợp người bệnh bị mất ngủ mãn tính.

nhắm mắt nhưng không ngủ được phải làm sao? những cách dễ ngủ

Nhắm mắt nhưng không ngủ được phải làm sao?

Như vậy, nội dung bài viết trên đã giải đáp cho bạn băn khoăn nhắm mắt nhưng mãi không ngủ được phải làm sao? Mong rằng, qua bài viết, bạn đã có thêm biện pháp để tự chăm sóc giấc ngủ của chính mình.

Bài viết liên quan


Trang web này được bảo vệ bằng reCAPTCHA. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tưĐiều khoản dịch vụ của Google.

Mục lục×