
Mục lục
Mất ngủ là một trong những vấn đề phổ biến ở người trưởng thành. Dưới áp lực của xã hội hiện đại, mất ngủ ngày càng “tấn công” nhiều người và có xu hướng trẻ hóa. Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để chữa mất ngủ, tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng hoàn toàn tối ưu.
Theo một nghiên cứu của trường Đại học Pennsylvania năm 2018, trung bình mỗi năm có 25% người Mỹ bị mất ngủ cấp tính, 75% trong số họ được phục hồi giấc ngủ hoàn toàn, trong khi 25% còn lại thì kéo dài dai dẳng hoặc bị chuyển sang mất ngủ mãn tính. Như vậy cứ trong 4 người thì sẽ có 1 người bị mất ngủ. Những người biết cách chữa mất ngủ đúng đắn, phù hợp sẽ chấm dứt được tình trạng này. Ngược lại thiếu hiểu biết về phương pháp điều trị mất ngủ và áp dụng sai lầm sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Những điều cần biết về chứng mất ngủ
Mất ngủ là gì?
Trên thực tế, giấc ngủ của con người trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (Ngủ mơ màng): Đây là giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ, mắt bạn tuy nhắm nhưng lại dễ bị đánh thức. Giai đoạn này có thể kéo dài khoảng 5 - 10 phút.
- Giai đoạn 2 (Ngủ say): Lúc này nhịp tim của bạn chậm lại và nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Cơ thể bạn đã chìm vào giấc ngủ và sẵn sàng đi vào giai đoạn ngủ sâu.
- Giai đoạn 3 (Ngủ sâu): Giai đoạn này còn được gọi bằng thuật ngữ giai đoạn REM. Khi cơ thể đã đạt được giai đoạn REM thì bạn ngủ rất sâu, khó bị đánh thức. Và nếu ai đó đánh thức bạn dậy, bạn sẽ cảm thấy chếnh choáng trong vài phút.
Vậy chứng mất ngủ chính là tình trạng người ngủ khó bước vào giai đoạn 1, dễ dàng thức giấc trong giai đoạn 2 và không đạt được giai đoạn 3.
Nguyên nhân gây ra mất ngủ
Mất ngủ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân như: stress kéo dài, thay đổi thói quen, lịch trình làm việc, thay đổi thói quen sinh hoạt hay do một số căn bệnh (cảm cúm, đau nhức, tiểu đường…) khiến người bệnh khó ngủ.

Triệu chứng mất ngủ
Người bị mất ngủ thường có những biểu hiện như: khó đi vào giấc ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm, thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại… liên tục trong một thời gian nhất định.
Ưu nhược điểm của các phương pháp chữa mất ngủ
1. Phương pháp chữa mất ngủ bằng cách điều chỉnh hành vi - tâm lý:
Nội dung phương pháp:
Đây là phương pháp đầu tiên được các bác sĩ khuyến khích áp dụng khi người bệnh có triệu chứng mất ngủ kéo dài. Phương pháp này phối hợp giữa việc điều chỉnh hành vi ngủ và điều chỉnh môi trường ngủ.
Một số cách điều chỉnh hành vi ngủ:
- Kỹ thuật kiểm soát yếu tố ngăn trở giấc ngủ: Đặt giờ đi ngủ - thức dậy đều đặn mỗi ngày, hạn chế ngủ trưa, không làm việc trên giường ngủ, xuống giường đi lại khoảng 20 phút nếu không cảm thấy buồn ngủ...
- Kỹ thuật thư giãn tinh thần: Ngồi thiền, tập yoga, tập dưỡng sinh, điều chỉnh hơi thở…
- Liệu pháp thực dưỡng: Uống trà hoa cúc, bột yến mạch, nước mật ong ấm, sữa ấm, các loại hạt (hạt óc chó, hạt hạnh nhân…) trước khi ngủ 30 phút để hỗ trợ ngủ ngon.

Một số cách điều chỉnh môi trường ngủ:
- Điều chỉnh ánh sáng: Tránh để ánh sáng trắng, ánh sáng mạnh trong phòng ngủ. Thay vào đó là đặt ánh sáng vàng hoặc ánh sáng có cường độ dịu nhẹ để phòng ngủ tối, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Điều chỉnh không gian: Khuếch tán vào không gian ngủ một số hương tinh dầu giúp tinh thần sảng khoái, dễ chịu như tinh dầu Lavender, Vanilla,...
- Điều chỉnh vật dụng ngủ: Thay đổi nệm và gối ngủ sang chất liệu mềm mại, nâng đỡ tốt, thoáng khí. Trong đó foam là một trong những chất liệu tối ưu nhất được các chuyên gia khuyên dùng cho người bị mất ngủ. Chất liệu foam thoáng mát, thấm hút tốt, nâng đỡ theo đường cong cơ thể và cực kỳ êm ái.
Dựa trên những ưu điểm của chất liệu foam, Ru9 đã tập trung nghiên cứu giấc ngủ của người Việt Nam để phát triển và sản xuất một loại nệm - gối ngủ tối ưu nhất. Nệm Original và gối Niu là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế theo cấu trúc foam đặc biệt để người dùng được thoáng mát tuyệt đối, nâng đỡ vượt trội và thoải mái, thư giãn cả đêm.

Ưu nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm:
- Là phương pháp tối ưu, tích cực vì không cần đến sự can thiệp của thuốc;
- Người bị mất ngủ có thể tự tìm hiểu và áp dụng tại nhà.
- Là phương pháp phổ biến và đem lại hiệu quả tốt.
- Nhược điểm: Người bệnh cần kiên trì tuân thủ theo lịch trình, kế hoạch trong thời gian dài để chữa dứt điểm mất ngủ.
2. Phương pháp chữa mất ngủ bằng dược lý:
Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng việc dùng thuốc để chữa mất ngủ cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc dùng tại nhà. Ngoài ra, đây được xem là “hạ sách”, người bệnh chỉ dùng phương pháp này trong trường hợp mất ngủ mãn tính, kéo dài và áp dụng phương pháp trên không hiệu quả.
Chữa mất ngủ bằng thuốc Đông Y:
Đây là phương pháp dùng các thảo dược hoạt huyết, thông mạch, dưỡng não, bổ huyết giúp người bệnh dần dần khắc phục những triệu chứng của mất ngủ.
Ưu điểm: Thành phần thuốc là dược liệu tự nhiên, lành tính, an toàn, không độc hại, dễ tìm và lại có tác dụng hỗ trợ an thần, giải lo âu, giảm căng thẳng thần kinh.
Nhược điểm: Tác dụng chậm, thời gian điều trị kéo dài, điều trị chỉ mang tính chất hỗ trợ, khó điều trị được các bệnh lý căn nguyên hoặc các rối loạn tâm lý tâm thần đồng mắc.
Chữa mất ngủ bằng thuốc Tây Y:
Đây là phương pháp sử dụng các thuốc hướng thần hỗ trợ điều trị mất ngủ mãn tính. Với mỗi nguyên nhân khác nhau thì việc điều trị cụ thể bằng thuốc Tây y cũng khác nhau.
Ưu điểm: Đem lại hiệu quả tức thời, có tác dụng gây buồn ngủ nhanh giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và ngủ rất sâu. Ngoài tác dụng gây buồn ngủ nó còn được dùng trong điều trị giãn cơ, chống co giật, giải lo âu.
Nhược điểm: Thuốc rất dễ gây nghiện, nếu dùng quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc. Thời gian bán thải thuốc thường kéo dài từ 2 – 4 ngày khiến cơ thể mệt mỏi, gây tích tụ độc hại trong cơ thế. Ngoài ra thuốc Tây Y có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ, thậm chí phản dược.
Nhìn chung sử dụng thuốc có thể tạm thời xoa dịu các triệu chứng mất ngủ nhưng không phải là phương pháp lý tưởng để chữa mất ngủ lâu dài. Vì vậy phương pháp tốt nhất để “chiến thắng” tình trạng này là thay đổi thói quen, lịch trình và cải thiện môi trường ngủ. Thương hiệu Ru9 sẵn sàng đồng hành với bạn trên con đường “ru” lại giấc ngủ ngon mỗi đêm.
Author:
Anh NinhShare This Article:
Bài viết liên quan

Tiết lộ tư thế ngủ của cặp vợ chồng hạnh phúc có thể bạn chưa biết

Bật mí tư thế ngủ của người đàn ông yêu vợ nhất trên đời

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Bật mí ngủ trước 11h có tăng chiều cao không?

Ngủ trưa có tăng chiều cao không? Tư thế ngủ tăng chiều cao tốt nhất
