uống thuốc ngủ nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe
Sống khoẻ

Uống Thuốc Ngủ Nhiều Có Hại Cho Sức Khỏe Không?

Uống thuốc ngủ nhiều có hại cho sức khỏe không? Có thể nhiều bạn chưa biết câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Cùng tìm hiểu những thông tin khoa học mới nhất xung quanh câu hỏi uống thuốc ngủ nhiều có hại không với Ru9. 

Mục lục

Uống thuốc ngủ nhiều có hại cho sức khỏe không? Có nhiều loại thuốc điều trị chứng mất ngủ, nhưng tác dụng phụ của chúng có thể gây hại cho cơ thể. Do đó, cần phải hiểu cách thuốc ngủ hoạt động và những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải.

Một số người dùng thuốc ngủ để giảm căng thẳng ngắn hạn, tình trạng jet lag hoặc một số vấn đề tinh thần khác ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Có loại thuốc ngủ giúp bạn đi vào giấc ngủ, có loại thuốc khác giúp bạn ngủ ngon và một số thuốc làm được cả hai. Uống thuốc ngủ nhiều có thể giúp các bạn ngủ ngon nhưng đừng nên lợi dụng nó.

1. Tác dụng phụ của thuốc ngủ là gì?

bạn cần lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ thường xuyênKhi uống thuốc ngủ nhiều, sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nhiều tác động tiêu cực.

“Nôn nao” là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc ngủ trong nhóm thuốc benzodiazepine và zopiclone. Thuật ngữ này đề cập đến các tác dụng phụ như buồn ngủ, khó giữ thăng bằng, khả năng phối hợp vận động kém và suy giảm khả năng tập trung hoặc trí nhớ. 80% người dùng thuốc ngủ theo toa cho biết họ cảm thấy ít nhất một trong những tác dụng phụ này vào ngày hôm sau. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc, các mối quan hệ xã hội, phúc lợi tổng thể và chất lượng cuộc sống của bạn.

Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra tùy theo loại thuốc ngủ mà bạn dùng như:

  • Cảm giác bỏng rát hoặc ngứa ran ở bàn tay, cánh tay, bàn chân hoặc chân
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn
  • Táo bón hoặc gặp tiêu chảy
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Buồn ngủ trong ngày
  • Khô miệng hoặc cổ họng
  • Đau đầu, đau bụng
  • Ợ nóng
  • Buồn nôn
  • Suy giảm tinh thần vào ngày hôm sau
  • Khó chú ý hoặc ghi nhớ mọi thứ
  • Mất thăng bằng
  • Run tay chân khó kiểm soát
  • Những giấc mơ kỳ lạ hoặc những cơn ác mộng

2. Uống thuốc ngủ nhiều có hại cho sức khỏe không?

uống thuốc ngủ nhiều không tốt cho sức khỏe

Uống thuốc ngủ nhiều có tác hại gì?

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn, nhưng bất kỳ tác dụng phụ nào ở trên đều không tốt cho sức khỏe, thậm chí là gây nguy hiểm. Trong một số trường hợp, uống nhiều thuốc ngủ trong cùng một lúc khiến giảm nhịp tim, nhịp thở, gây nguy hiểm tính mạng.

Nếu uống thuốc ngủ nhiều và trong thời gian dài sẽ khiến bạn phụ thuộc thuốc ngủ. Tình trạng sức khỏe bạn thường gặp nhất là rối loạn giấc ngủ, dị ứng và chứng lạm dụng thuốc.

Rối loạn giấc ngủ do uống thuốc ngủ nhiều

Tình trạng rối loạn giấc ngủ do uống thuốc ngủ nhiều khiến người dùng thuốc mắc các chứng mộng du, ngủ bất chợt khi đang đi bộ, đi ăn và lái xe tham gia giao thông. Điều này rất nguy hiểm. Tình trạng này có thể nặng hơn khi khi tăng liều lượng, vì vậy chỉ dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Tình trạng này xảy ra do dư lượng thuốc ngủ vẫn trong cơ thể vào sáng hôm sau, 

Dị ứng

Như với bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng có thể bị dị ứng với thuốc ngủ. Nếu bạn đang có một trong các phản ứng cơ thể sau đây, có thể bạn đang bị dị ứng với thuốc ngủ. Hãy ngừng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

  • Nhìn mờ
  • Tức ngực, khó thở
  • Khó nuốt, cảm giác khó mở cổ họng 
  • Khàn tiếng
  • Nhịp tim bất thường hoặc đập thình thịch
  • Ngứa
  • Buồn nôn hoặc bị nôn mửa không rõ nguyên nhân
  • Phát ban
  • Sưng mắt, môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng

Sự phụ thuộc thuốc ngủ do uống thuốc ngủ thường xuyên

Hầu hết các loại thuốc ngủ chỉ để sử dụng trong thời gian ngắn (vài tuần hoặc ít hơn), một số người có thể tự ý sử dụng tiếp. Khi uống thuốc ngủ trong thời gian dài, bạn sẽ tăng nguy cơ phát triển khả năng dung nạp thuốc. Khi điều này xảy ra, sẽ phải tăng liều lượng hoặc lạm dụng thuốc ngủ, dẫn đến nhiều tác dụng phụ hơn.

Và khi lạm dụng thuốc ngủ, các bạn phải đối mặt với các tình trạng suy giảm khả năng phối hợp vận động, chóng mặt, không thể tập trung hoặc ghi nhớ mọi thứ và hưng phấn. Hoặc bạn sẽ phụ thuộc vào thuốc về mặt tâm lý. Biểu hiện là việc lo lắng hoặc sợ hãi khi đi vào giấc ngủ, rằng bạn sẽ không thể ngủ nếu không có thuốc. 

Theo một hướng tiêu cực hơn, một số người bắt đầu kết hợp thuốc ngủ với rượu. Vì bản thân rượu là một loại thuốc an thần. Và sự kết hợp của những thứ này với nhau là cực kỳ nguy hiểm, vì nhịp thở có thể chậm lại đến mức gây tử vong.

Uống thuốc ngủ nhiều và kéo dài có thể làm tăng cường độ hoặc tần suất của các tác dụng phụ và phát triển thành sự phụ thuộc. Đây là lý do tại sao phải ngừng dùng thuốc khi đơn thuốc của bạn kết thúc. Nếu các vấn đề về giấc ngủ của bạn vẫn tiếp diễn, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

3. Nên làm gì khi đang uống thuốc ngủ nhiều?

Nếu bạn nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc nguy hiểm khi uống thuốc ngủ, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.

Nếu có các tác dụng phụ nhẹ hơn, bạn vẫn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ kê liều lượng thấp hơn, đổi một loại thuốc khác hoặc một kế hoạch cai thuốc từ từ.

những lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ Uống thuốc ngủ nhiều có tốt không? Những lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ.

Biết rằng chứng mất ngủ có thể quay trở lại khi bạn ngừng sử dụng thuốc. Nó cũng có thể xảy ra khi bạn đang giảm dần liều lượng thuốc. Chứng mất ngủ tái phát thậm chí còn gây cảm giác khó chịu hơn chứng mất ngủ ban đầu, vì bạn có thể trải qua những giấc mơ sống động, ác mộng và lo lắng. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Họ có thể đề nghị giảm liều lượng của bạn dần dần.

4. Những ai nên thận trọng khi dùng thuốc ngủ?

Dùng thuốc ngủ là một quyết định luôn cần được cân nhắc cẩn thận và nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước để giúp đánh giá rủi ro và lợi ích có thể xảy ra. Một số người có thể gặp nhiều rủi ro hơn khi dùng thuốc ngủ. Bao gồm các:

  • Những người mắc các bệnh mãn tính về phổi như hen suyễn, khí phế thũng hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Một số loại thuốc ngủ có thể làm chậm nhịp thở và tăng nguy cơ suy hô hấp. Tương tự, những người bị huyết áp thấp và rối loạn nhịp tim nên tránh dùng thuốc ngủ.
  • Người bị bệnh gan hoặc thận: Gan, thận kém ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, do đó có thể ảnh hưởng đến thời gian thuốc ngủ ở trong cơ thể, dẫn đến suy giảm hoạt động vào ban ngày và buồn ngủ hơn.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Một số loại thuốc ngủ khiến các dấu hiệu trầm cảm, suy giảm trí nhớ và mất phối hợp vận động ở mức độ nặng hơn ở phụ nữ mang thai. Các bác sĩ thường khuyên không nên dùng thuốc trừ trường hợp bất khả kháng, không có thuốc thay thế. Nếu cần dùng thuốc, bác sĩ có thể kê đơn với liều lượng thấp hơn.
  • Người cao tuổi: Nghiên cứu chỉ ra rằng người lớn tuổi có nhiều khả năng gặp phải các tác dụng phụ của thuốc ngủ, đặc biệt là chóng mặt, choáng váng, suy giảm thăng bằng, lú lẫn, làm tăng nguy cơ bị ngã hoặc bị thương. Nếu cần dùng thuốc ngủ, bác sĩ có thể kê một liều thấp hơn để giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Cá nhân đang dùng thuốc khác: Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn có thể tương tác tiêu cực với thuốc ngủ, điều này có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc hoặc chất bổ sung khác, hãy nhớ thảo luận vấn đề này với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng thuốc ngủ.

5. Cách giúp ngủ ngon không phải dùng thuốc ngủ

Nếu đang cân nhắc việc dùng thuốc ngủ, hãy luôn hỏi ý kiến ​​bác sĩ và giải thích chi tiết tình hình của bạn. Cho họ biết bạn đang gặp phải vấn đề gì về giấc ngủ, khi nào chúng bắt đầu và tần suất bạn gặp phải. Thông tin này có thể giúp họ kê đơn một kế hoạch điều trị thích hợp để giảm bớt các vấn đề về giấc ngủ của bạn hoặc tư vấn các phương pháp giúp ngủ ngon mà hạn chế dùng thuốc. 

Có một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon mà hạn chế dùng thuốc ngủ như: 

Đổi một tấm nệm ngủ êm ái mới

Nệm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ, là nơi nâng đỡ cơ thể, giảm áp lực cho cột sống giúp cơ thể thả lỏng hoàn toàn, chìm vào giấc ngủ sâu nhất. Hơn nữa, ai cũng dành ⅓ thời gian trong ngày để nghỉ ngơi thì tại sao không chọn một tấm nệm chất lượng cho bản thân và gia đình sử dụng.

nệm foam Ru9 êm ái mang đến giấc ngủ ngon trọn vẹnThay nệm mới sẽ cải thiện chất lượng ngủ tốt hơn mà không cần dùng thuốc.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, các nệm như nệm cao su thiên nhiên hoặc nệm foam mới (có bán tại Ru9 ship hàng toàn quốc) có độ cứng vừa phải sẽ có tác dụng nâng đỡ cổ, vai, gáy, ngủ dễ chịu, không gây nóng bức mà lại phù hợp với chi phí và yêu cầu đa dạng khác nhau của các thành viên trong gia đình. Một cuộc khảo sát về lợi ích của một tấm nệm mới trong 28 ngày cho thấy việc giảm đau lưng tới 57%, đau vai 60%, cứng khớp tới 59%, cải thiện 60% chất lượng giấc ngủ.

Tham khảo thêm: Nằm Đệm Nào Tốt Cho Sức Khỏe Và Giúp Ngủ Ngon Hơn?

Ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ

Ngâm chân nước nóng là một cách thư giãn cả về tinh thần lẫn thể chất toàn diện cho cơ thể, giúp cơ thể thả lỏng và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Việc ngâm chân 15 phút mỗi tối sẽ thúc đẩy lưu thông máu, thải độc cơ thể, giải tỏa stress và nâng cao chất lượng giấc ngủ một cách đơn giản, hiệu quả mà thực hiện dễ dàng tại nhà. 

Không dùng điện thoại hoặc máy tính 2 tiếng trước khi đi ngủ 

Thói quen sử dụng máy tính hoặc nghịch điện thoại trước khi đi ngủ khá phổ biến hiện nay. Nhưng có thể bạn không biết rằng, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử này khiến cơ thể hiểu nhầm rằng vẫn là ban sáng, dẫn đến giảm tiết melatonin, hóc môn giúp cơ thể ngủ ngon giấc.

Do đó, để có giấc ngủ sâu và thoải mái nhất thì bạn nên hạn chế dùng thiết bị điện tử 2 tiếng trước khi đi ngủ.

Qua bài viết trên đây, tin rằng các bạn đã có câu trả lời cho Uống thuốc ngủ nhiều có hại cho sức khỏe không? Nếu bạn thường xuyên gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ, hãy thử thay đổi hành vi và lối sống hoặc đi khám bác sĩ để cải thiện nó chứ không nên lạm dụng thuốc ngủ quá nhiều. Chúc các bạn sớm tìm lại được giấc ngủ ngon và sâu mà không cần dùng thuốc ngủ.



Mục lục×