
Mục lục
Đã bao giờ bạn tỉnh giấc với cơn giật mình hoặc cảm giác như rơi từ trên xuống? Cho dù chứng giật mình khi ngủ an toàn đi chăng nữa, nhưng chắc chắn có thể khiến bạn khó chịu nếu chúng xảy ra thường xuyên. Cùng Ru9 khám phá các mẹo chữa giật mình ngay nhé!
Trong hầu hết các trường hợp, giật mình là một phần bình thường của giấc ngủ. Những cơn giật mình này thường xảy ra ngẫu nhiên, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và giới tính như nhau. Theo thống kê, giật mình khi ngủ xảy ra không liên tục ở khoảng 70% dân số và có tới 10% dân số gặp phải hàng ngày. Vây nếu chúng xảy ra thường xuyên, bạn cần làm gì để tránh làm phiền giấc ngủ của mình? Ru9 sẽ giải đáp tất tần tật cho bạn trong bài viết dưới đây!
1. Tại sao lại giật mình khi ngủ?
Giật mình khi ngủ xảy ra gần như với tất cả mọi người. Nhưng tại sao mọi người lại gặp triệu chứng này trong khi ngủ mà không phải lúc khác? Mặc dù nguyên nhân và lý do chính xác của giật mình khi ngủ không rõ ràng, nhưng có một số giải thích phổ biến như sau:
Di truyền
Một giả thuyết được đặt ra để giải thích chứng giật mình khi ngủ là do tổ tiên loài linh trưởng di truyền lại. Khi ngủ trên cây và bị ngã ra ngoài, cơ bắp của loài linh trưởng thường căng lên để chịu tác động. Những cơn giật nảy khi ngủ có thể là tàn tích của phản xạ đó.
Giật mình khi ngủ được cho là do di truyền từ tổ tiên của chúng ta.
Bộ não hiểu sai trạng thái rơi khỏi cây là sự thư giãn và những cú giật cơ thể là đang nhanh chóng phản ứng lại. Điều này tương quan với các triệu chứng té ngã hoặc giật mình khi chúng ta ngủ.
Kích thích não từ thức sang ngủ
Một cách giải thích khác có thể xảy ra là một phần tự nhiên của quá trình chuyển từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ. Cơn giật thần kinh thường xảy ra trong giai đoạn ngủ, khi các cơ bắt đầu thư giãn và thả lỏng.
Khoảng thời gian này, các vùng vận động của não có thể bị kích thích một cách tự phát. Dây thần kinh ở chân hoặc tay gửi tín hiệu sai sự kích thích này là tín hiệu của việc thức giấc, gây ra chuyển động giật. Vì các cơn giật cơ có khả năng xảy ra hàng đêm và thường xuyên, nên bất kỳ yếu tố bên ngoài đều có thể góp phần gây ra tình trạng “đánh lạc hướng” này.
Do ảnh hưởng của giấc mơ
Mặc dù giật mình khi ngủ có thể tương quan với một số giấc mơ chẳng hạn như rơi tự do hoặc vấp ngã, nhưng những cơn giật mạnh thường không phản ánh những gì đang xảy ra trong thế giới giấc mơ. Thay vào đó, bộ não của bạn xây dựng những giấc mơ dựa trên những gì đang xảy ra trong thế giới thực. Nói cách khác, khi giật mình trong giấc ngủ, não của bạn sẽ tương ứng với các chuyển động của cơ thể và gợi ra một kịch bản ngã trong đầu. Điều này cũng tương tự như khi đồng hồ báo thức kêu và bạn đưa âm thanh vào giấc mơ của mình.
Các yếu tố khác
Về mặt khoa học, còn nhiều giả thuyết khác nhau về lý do tại sao giật mình trong giấc ngủ có thể xảy ra, nhưng rất ít bằng chứng cụ thể.
Có nhiều yếu tố căng thẳng và lo lắng là nguyên nhân gây giật mình khi ngủ.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng thiếu ngủ cùng các yếu tố như căng thẳng hoặc lo lắng có thể làm tăng nguy cơ giật mình khi ngủ. Một số khác cho biết những cơn giật hạ do tiêu thụ các chất kích thích như caffeine, nicotine… làm gián đoạn lịch trình ngủ của bạn.
2. Mẹo chữa giật mình khi ngủ
Thật không may, không có phương pháp điều trị nào được chứng minh loại bỏ hoàn toàn chứng giật mình khi ngủ. Nhưng bạn cũng không thực sự cần phải điều trị vì chúng thường vô hại. Thay vào đó, hãy áp dụng những mẹo phòng ngừa dưới đây để ngăn ngừa những giật mình và trả lại cho bạn giấc ngủ sâu quý giá:
Thiết lập lịch và thói quen đi ngủ
Để có một giấc ngủ ngon hơn, hãy duy trì lịch ngủ và giờ đi ngủ đều đặn. Thói quen này giúp cơ thể biết khi nào đã đến giờ đi ngủ. Theo thời gian, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon mỗi đêm. Có một thói quen ngủ không đều đặn do làm việc theo ca hoặc thức khuya có thể dẫn đến tình trạng giật mình khi ngủ.
Xây dựng những thói quen thư giãn trước khi đi ngủ giúp bạn dễ dàng ngủ ngon và ổn định hơn. Bằng cách giảm ánh sáng đèn, ngừng sử dụng thiết bị điện tử và thực hiện một số hoạt động để làm chậm nhịp tim và thư giãn tâm trí, chẳng hạn như đọc sách hoặc tập thở.
Loại bỏ các tác nhân gây phiền nhiễu và căng thẳng khi ngủ
Căng thẳng và lo lắng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và làm trầm trọng thêm tình trạng giật mình khi ngủ. Áp dụng kỹ thuật thư giãn sẽ giúp giảm căng thẳng cũng như ngăn ngừa giật mình như thiền chánh niệm, hít thở, yoga,…
Thực hành các thói quen đi ngủ lành mạnh giúp ngủ ngon và ngăn ngừa giật mình.
Những phiền nhiễu bên ngoài cũng có thể cản trở giấc ngủ của bạn. Bật TV, mở cửa sổ, đèn sáng chiếu vào hay âm thanh bên ngoài đều có thể khiến bạn không buồn ngủ và tiếp tục trằn trọc. Tìm cách loại bỏ những gián đoạn bên ngoài, ví dụ như đeo mặt nạ ngủ, treo rèm cản ánh sáng hoặc đeo nút bịt tai để giảm âm lượng âm thanh mà bạn không thể kiểm soát.
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục hàng ngày rất quan trọng để tận hưởng giấc ngủ ngon hơn ban đêm. Tuy nhiên, hoạt động thể chất cường độ cao quá gần giờ đi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Để tránh ảnh hưởng xấu, hãy ngừng tập thể dục cường độ cao ít nhất 90 phút trước trước khi đi ngủ. Điều này sẽ cho phép nhiệt độ cơ thể cốt lõi và endorphin của bạn trở lại mức có lợi cho giấc ngủ.
Giảm thiểu việc tiêu thụ caffeine, nicotine và rượu
Caffeine cung cấp một số tác dụng tăng cường năng lượng có lợi vào ban ngày, nhưng tiêu thụ quá nhiều, đặc biệt là vào cuối ngày có thể cản trở giấc ngủ của bạn. Nếu đang gặp phải tình trạng giật cơ và khó ngủ, tránh tiêu thụ hơn 400 miligam mỗi ngày và lên lịch cho tách cà phê cuối cùng của bạn ít nhất sáu giờ trước khi đi ngủ.
Nicotine và rượu cũng là một chất kích thích có thể làm suy giảm khả năng hoạt động của não bộ vào ban đêm. Dẫn đến tình trạng thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc chứng giật mình khi ngủ.
Chuẩn bị không gian ngủ thoải mái
Chuẩn bị nệm ngủ là một trong những cách đơn giản nhất để có giấc ngủ ngon, không bị tỉnh giấc bởi những cơn giật mình. Bạn có thể tham khảo nệm Original Ru9 với thiết kế foam đa tầng, kết hợp với nhau nâng đỡ cột sống và cơ thể, cho giấc ngủ ngon hơn, thoải mái hơn.
Nệm Ru9 làm bằng chất liệu memory foam giúp bạn ngủ sâu và không bị gián đoạn.
Tóm lại, nếu đang gặp phải tình trạng giật mình hoặc cảm thấy như đang bị ngã trong khi ngủ, bạn có thể thực hiện một số thay đổi trong thói quen để ngủ ngon hơn. Giật mình thường được coi là một phần bình thường của giấc ngủ và thường không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu chúng thường xuyên làm gián đoạn giấc ngủ của mình.
Author:
Quynh NhuShare This Article:
Bài viết liên quan

Tiết lộ tư thế ngủ của cặp vợ chồng hạnh phúc có thể bạn chưa biết

Bật mí tư thế ngủ của người đàn ông yêu vợ nhất trên đời

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Bật mí ngủ trước 11h có tăng chiều cao không?

Ngủ trưa có tăng chiều cao không? Tư thế ngủ tăng chiều cao tốt nhất
