thức khuya có chết sớm không
Giấc ngủ

Thức khuya có 'chết' sớm không?

Mục lục

1. Tác hại của việc thức khuya với sức khỏe

Trước khi đi vào giải đáp thức khuya có chết sớm không thì chúng ta sẽ điểm qua một số tác hại của việc thức khuya:

1.1. Ảnh hưởng đến làn da

Theo nghiên cứu, việc thức khuya trong thời gian dài có thể khiến cho da trở nên sần sùi, khô ráp, thậm chí nổi nhiều mụn và xuất hiện các quầng thâm xấu xí quanh mắt.

Nguyên nhân bởi vì, khi thức khuya, hệ thống bài tiết bên trong cơ thể sẽ bị rối loạn. Lúc này, nồng độ hormon cortisol tại thận sẽ tiết cao hơn bình thường và gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông, tăng nguy cơ xuất hiện mụn.

Thức khuya có 'chết' sớm không?

1.2. Giảm trí nhớ

Thức khuya ảnh hưởng rất xấu đến hệ thần kinh, từ đó gây suy giảm trí nhớ và giảm đáng kể khả năng tập trung. Đây là tác hại xấu điển hình của việc thức khuya mà rất nhiều người phải đối mặt hiện nay.

1.3. Tăng nguy cơ béo phì

Thức khuya làm rối loạn hệ thống bài tiết, từ đó kích thích khả năng thèm ăn và làm tăng nguy cơ béo phì. Hệ luỵ này khá nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan xung quanh như dạ dày, gan, thận.

1.4. Ảnh hưởng xấu đến tim mạch

Thức khuya hoặc ngủ không đúng giờ, đủ giấc sẽ khiến tim phải hoạt động với cường độ cao hơn. Nghiên cứu y khoa còn chỉ ra rằng, nếu ngủ không đủ 6 tiếng mỗi ngày, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 50% so với người bình thường.

1.5. Ảnh hưởng đến gan và thận

Thức khuya có 'chết' sớm không?

Gan và thận là những cơ quan đảm nhận vai trò quan trọng bên trong cơ thể. Chính vì vậy, nếu bạn thức quá khuya, hoạt động của các cơ quan này sẽ bị gián đoạn và ảnh hưởng xấu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm sau này.

1.6. Giảm tuổi thọ

Đây là hệ lụy tất yếu của việc thức khuya thường xuyên. Bởi vì, theo các chuyên gia, khi cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động, chức năng của các cơ quan cũng theo đó mà giảm sút, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và tuổi thọ của người bệnh.

2. Thức khuya có chết sớm không?

Sau khi đã tìm hiểu về các tác hại chủ yếu của việc thức khuya thì ở phần này, Ru9 sẽ giải đáp cho bạn băn khoăn thức khuya có chết sớm không.

Thức khuya có 'chết' sớm không?

Theo chuyên gia, những người có thói quen thường xuyên thức khuya thì sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn so với người duy trì ăn nghỉ điều độ, đúng khoa học. Đặc biệt, nghiên cứu y khoa còn cho biết, tỷ lệ người thức khuya chết sớm cao hơn khoảng 10% so với người có giấc ngủ chất lượng, đầy đủ. Nguyên nhân dẫn đến hậu quả này là bởi vì thức khuya sẽ tác động tiêu cực đến hầu hết các cơ quan bên trong cơ thể, nhất là não bộ và tim mạch.

Nếu bạn không biết cách khắc phục và cải thiện thì dần dần sức khỏe sẽ yếu đi, từ đó làm gia tăng nguy cơ tử vong.

3. Cách giảm thiểu tác hại của việc thức khuya

Mặc dù đem lại nhiều hệ luỵ xấu với sức khỏe nhưng thói quen thức khuya lại không dễ dàng để từ bỏ ngày một ngày hai. Do đó, chắc chắn những cách giảm thiểu tác hại của việc thức khuya và có được giấc ngủ ngon dưới đây sẽ giúp ích nhiều cho bạn:

  • Không gian ngủ: Đầu tiên, để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn và hạn chế việc thức khuya thì bạn cần chuẩn bị không gian ngủ ấm cúng. Bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm như nệm Original, chăn bạch đàn, gối Niu của Ru9 để cải thiện giấc ngủ.
Thức khuya có 'chết' sớm không?
  • Uống đủ nước: Thức khuya là nguyên nhân điển hình khiến cơ thể bạn bị mất nhiều nước hơn bình thường. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên uống đủ nước để giữ cho làn da tươi tắn và các cơ quan có thể hoạt động tốt hơn.
  • Chế độ ăn: Việc tăng cường thêm các chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể có đủ năng lượng thiết yếu khi phải thức khuya. Các thực phẩm tốt cho sức khoẻ mà bạn có thể tham khảo là thịt đỏ, cá béo, trái cây giàu vitamin như cam, ổi, bưởi.
  • Vận động: Hãy tập thể dục thường xuyên, đều đặn để thư giãn tinh thần, tránh căng thẳng, stress.

Như vậy, nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn thức khuya có chết sớm không cũng như bật mí một số tác hại cụ thể của việc thức khuya. Giấc ngủ giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe nên bạn hãy cố gắng duy trì thói quen ngủ đúng giờ nhé!

Bài viết liên quan:

Bài viết liên quan

Image

Thức dậy lúc 4 giờ sáng có tốt không?

Dậy sớm mỗi ngày là một thói quen rất tốt, giúp ích cho cơ thể và cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, đối với nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ đang trong “tuổi ăn tuổi ngủ” thì việc đang ngủ ngon mà phải dậy sớm giống như một cực hình. Còn đối với những người không ngủ được, thói quen dậy sớm giống như một chiếc đồng hồ sinh học chính xác đến từng giây, từng phút. Nhưng do thiếu ngủ và không ngủ được nên dù dậy sớm cũng cảm thấy không thoải mái, thậm chí còn rất mệt mỏi. Vậy, làm thế nào để có cách dậy sớm 4h sáng với tinh thần thoải mái nhất? Mọi người hãy theo dõi ngay những thông tin chia sẻ trong nội dung dưới đây nhé!
Image Uống trà sữa có mất ngủ không? Tại sao và cách khắc phục

Uống trà sữa có mất ngủ không? Tại sao và cách khắc phục

Hiện nay, trà sữa vẫn là thức uống ưa thích của hầu hết các bạn trẻ. Tuy nhiên, tình trạng bị mất ngủ hay khó ngủ sau khi uống trà sữa lại rất thường gặp, thậm chí nhiều người thừa nhận họ bị “say” và cảm thấy mệt mỏi khi thức giấc. Vậy nguyên nhân của việc này là do đâu? Khi uống trà sữa bị mất ngủ phải làm sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Ru9, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Image Tại sao nằm nệm bị ngứa lưng? Cách khắc phục nằm nệm bị ngứa lưng hiệu quả

Nằm nệm bị ngứa - Nguyên nhân và cách trị nhanh chóng

Nệm có nhiều tác động đến giấc ngủ, có thể khiến con người sảng khoái vào mỗi buổi sáng nhưng cũng có thể khiến họ cảm thấy uể oải do ngủ không ngon. Một trong những nguyên nhân của việc này là tình trạng ngứa lưng, ngứa da khi nằm. Vậy tại sao nằm nệm bị ngứa lưng? Nằm nệm bị ngứa lưng phải khắc phục thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mục lục×