Mục lục
1. Những người thức khuya là người như thế nào?
Theo nghiên cứu khoa học, buổi tối là thời điểm cực kỳ tuyệt vời để làm việc và suy nghĩ. Đây cũng là lúc não bộ của chúng ta trở nên sáng suốt và thông minh nhất.
Theo nghiên cứu từ Đại học Catholic, trong 120 người tham gia thử nghiệm thì đều cho kết quả rằng, buổi tối là thời gian họ làm việc năng suất nhất, họ sẽ đưa ra được ý tưởng sáng tạo mới và cảm thấy thoải mái khi suy nghĩ vào thời điểm này.
Cũng chính bởi những nghiên cứu kể trên mà nhiều người lầm tưởng rằng, người thức khuya sẽ người có đầu óc sáng tạo và trí thông minh vượt trội. Điều này là hoàn toàn sai lầm.
Bởi vì, thức khuya và làm việc vào buổi tối là không giống nhau. Nếu bạn thức quá khuya trong thời gian dài ngày, não bộ sẽ trở nên mệt mỏi. Hơn nữa, các cơ quan bên trong cơ thể cũng trì trệ và giảm chức năng, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đặc biệt hơn, theo khảo sát gần đây, những người thức khuya đa phần là các bạn trẻ hoặc người sống nội tâm, có nhiều suy tư, lo lắng chưa thể giải quyết dứt điểm vào ban ngày.
Ngoài ra, một số người có lối sống buông thả, thiếu khoa học, thích cày game, xem phim cũng có thói quen thức khuya.
2. Tại sao không nên thức quá khuya?
Như đã chia sẻ qua ở phần trên, việc thức khuya sẽ để lại vô vàn hậu quả khôn lường với sức khỏe. Dưới đây là một số tác hại khi thức khuya:
2.1. Ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch
Khi thức khuya lâu ngày, cơ thể của bạn sẽ thiếu hụt năng lượng trầm trọng. Điều này khiến cho sức đề kháng và hệ miễn dịch bị suy yếu. Đây cũng chính là lý do vì sao mà những người thức khuya thường dễ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm đường hô hấp,...
2.2. Người nhợt nhạt, thiếu sức sống
Thức khuya là nguyên nhân hàng đầu khiến cho da mặt của bạn dễ nhợt nhạt, xanh xao, thiếu sức sống. Bên cạnh đó, thức khuya còn làm rối loạn hệ tuần hoàn và quá trình trao đổi chất, từ đó khiến cho da khô, giảm đàn hồi, thô ráp, đen sạm.
2.3. Ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá
Theo nghiên cứu, hệ tiêu hoá sẽ hoạt động nhiều vào ban đêm khi bạn ngủ. Vì vậy, việc thức khuya vô tình sẽ khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều, ăn mòn dạ dày dẫn đến viêm loét nếu tình trạng này kéo dài.
2.4. Giảm thị lực
Thức khuya chắc chắn sẽ khiến cho thị lực của bạn ngày càng suy giảm. Nguyên nhân bởi vì, sau một ngày làm việc và lao động dài thì đêm là khoảng thời gian thích hợp để đôi mắt nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng. Thức khuya tức là “ép” cho mắt phải hoạt động liên tục, từ đó dẫn đến các bệnh đau mắt, nhức mỏi mắt, thâm quầng mắt, cận thị, loạn thị…
3. Cách ngủ sớm cho người thức khuya
Dưới đây là một số cách ngủ sớm hiệu quả dành cho những người thức khuya:
3.1. Xây dựng lịch trình đi ngủ
Cơ thể chúng ta chính là một cỗ máy phức tạp. Để cỗ máy này hoạt động trơn tru thì bạn cần phải thiết lập lịch trình sinh hoạt khoa học cho nó. Bởi vậy, hãy lập ra một thời gian biểu đi ngủ và ép cơ thể thực hiện lặp đi lặp lại lịch sinh hoạt này.
Chẳng hạn, bạn thiết lập lịch đi ngủ hàng ngày vào lúc 10 giờ tối thì khoảng 9h30 phút tối, hãy chuẩn bị đầy đủ như vệ sinh cá nhân, trải chăn chiếu,... và nằm lên giường.
3.2. Tạo không gian ngủ phù hợp
Để không thức khuya thì bạn cần phải đảm bảo rằng không gian ngủ của mình luôn sạch sẽ, thoáng đãng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tân trang cho phòng ngủ của mình những chiếc nệm êm ái, mềm mại, đàn hồi tốt như nệm Original, nệm Nest Ru9.
Chắc chắn, với sự trợ giúp từ những bộ chăn ga gối nệm chất lượng, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn để có được giấc ngủ sâu, trọn vẹn.
3.3. Thư giãn bằng nhạc nhẹ
Những bản nhạc nhẹ, du dương không lời sẽ giúp cho đầu óc của bạn thư giãn, thoải mái và dễ chìm vào giấc ngủ ngon hơn. Đây là bí quyết cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả được rất nhiều chuyên gia khuyến khích.
Tóm lại, bài viết trên đây, Ru9 đã giải đáp băn khoăn những người thức khuya là người như thế nào. Qua bài viết, chúng tôi mong rằng, bạn sẽ biết được tác hại của việc thức khuya, từ đó sắp xếp lại thời gian biểu của mình và có được giấc ngủ chất lượng.
Bài viết liên quan:
Author:
Hương GiangShare This Article:
Bình luận