ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì có tốt hay không
Giấc ngủ

Ngủ Nhiều Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì, Có Tốt Không?

Ngủ nhiều là hiện tượng phổ biến gặp ở nhiều người hiện nay. Vậy ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì, có tốt không?

Mục lục

Theo kết quả thống kê, hiện tượng ngủ nhiều tác động tiêu cực đến khoảng 2% dân số trên toàn thế giới. Những người mắc bệnh có thể ngủ từ 10 - 12 giờ mỗi ngày, thậm chí lâu hơn. Vậy ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì, có tốt không? Cùng Ru9 tìm hiểu chi tiết câu trả lời trong nội dung bài viết sau đây nhé!

1. Khi nào được gọi là ngủ nhiều?

Theo các chuyên gia y tế, để đảm bảo sự phát triển toàn diện của các cơ quan trong cơ thể, đồng thời duy trì một sức khỏe tốt nhất, con người chúng ta cần có giấc ngủ chất lượng. Tuy nhiên, nhu cầu ngủ của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, thói quen sinh hoạt,... Cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thường có thời gian ngủ dao động từ 14 - 17 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi thường có thời gian ngủ dao động từ 12 - 15 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ mới tập đi ngủ khoảng 11 - 14 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ đang trong độ tuổi mẫu giáo có thời gian ngủ dao động từ 10 - 13 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ em tiểu học ngủ khoảng 9 - 11 giờ mỗi ngày.
  • Thanh thiếu niên cần ngủ khoảng 8 - 10 giờ mỗi đêm.
  • Người trưởng thành có thời gian ngủ trung bình từ 7 - 9 giờ mỗi đêm.
  • Người cao tuổi ngủ khoảng 7 - 8 giờ/ đêm.

Như vậy, có thể thấy, nếu số giờ ngủ vượt quá nhu cầu trung bình trong thời gian dài thì được coi là ngủ nhiều. Mặc dù ngủ nhiều không phải là tình trạng hiếm gặp, nhưng nếu hiện tượng này diễn ra thời gian dài, khiến người bệnh suy giảm chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày thì cần phải có cách khắc phục sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.

ngủ nhiều có tốt hay không

Ngủ nhiều bản chất là tình trạng rối loạn giấc ngủ.

2. Ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngủ nhiều thực chất là tình trạng rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân dẫn đến ngủ nhiều có thể do làm việc lao lực, cơ thể uể oải, suy nhược hoặc mắc một bệnh lý nào đó. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia y tế, hiện tượng ngủ nhiều gặp chủ yếu ở người bệnh bị rối loạn lo âu, trầm cảm, suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, ngủ nhiều còn là triệu chứng bất thường cảnh báo một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim, bệnh tuyến giáp, hội chứng ngủ rũ,...

Nguy hiểm hơn, tình trạng ngủ nhiều kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các biến chứng và rủi ro nghiêm trọng:

  • Viêm mãn tính: Nghiên cứu cho biết, tình trạng rối loạn nồng độ cytokine xuất hiện phổ biến ở những người có thói quen ngủ nhiều, trên 9 giờ mỗi đêm. Lúc này, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị viêm khớp, thoái hoá khớp hoặc một số tình trạng viêm nhiễm khác đang diễn ra trên cơ thể.
  • Tiểu đường: Ngủ quá nhiều có thể làm kích thích và tăng lượng đường trong máu. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nguy hiểm.
  • Béo phì: Kết quả của nhiều nghiên cứu gần đây cho biết, người có thói quen ngủ nhiều từ 9 - 10 giờ mỗi đêm sẽ có nguy cơ bị béo phì cao hơn 21% so với người bình thường. 
  • Bệnh trầm cảm: Theo thống kê, có khoảng 15% người có thói quen ngủ nhiều mắc bệnh trầm cảm. Đây là căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe người bệnh, từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày.

việc ngủ quá nhiều thực chất là tình trạng rối loạn giấc ngủ

Ngủ nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu.

3. Làm sao để cải thiện tình trạng ngủ nhiều?

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng ngủ nhiều, ngủ liên tục trên 9 tiếng mỗi đêm hoặc khi thức dậy cảm giác vô cùng mệt mỏi, uể oải,... thì hãy liên hệ và đến ngay cơ sở y tế để tiến hành thăm khám, chẩn đoán. Ngoài ra, bạn có thể cải thiện tình trạng ngủ nhiều bằng các phương pháp như sau:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt xấu: Ngoài nguyên nhân bệnh lý, ngủ nhiều còn có thể do các thói quen xấu như lạm dụng rượu bia, chất kích thích, tác dụng phụ của thuốc tây,... Bởi vậy, các chuyên gia y tế thường khuyên người bệnh ngủ nhiều nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày bằng cách tăng cường vận động thể lực, ăn uống đủ chất, tránh đồ ăn có hại,...
  • Cố định thời gian thức - ngủ: Duy trì nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể bằng cách cố định thời gian ngủ - thức trong ngày sẽ giúp bạn sớm thích nghi với lịch trình ngủ khoa học, từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng ngủ nhiều.
  • Tăng cường tập luyện thể dục: Việc tập luyện thường xuyên không chỉ giúp cơ thể bạn trở nên dẻo dai hơn mà còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình miễn dịch, hạn chế tình trạng ngủ nhiều.
  • Thay đổi không gian ngủ: Nếu bạn đã thử áp dụng các phương pháp trên nhưng không đem lại hiệu quả mong muốn thì hãy thử thay đổi không gian ngủ nhé! Một không gian ngủ ấm cúng, ít ánh sáng, nhiệt độ phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Bên cạnh đó, để ngủ ngon, ngủ khoa học, chắc hẳn bạn không thể thiếu được người bạn đồng hành là bộ chăn ga gối nệm. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm cao cấp, hỗ trợ bảo vệ giấc ngủ của Ru9 như nệm Original, gối Niu, chăn bạch đàn,... Ru9 thấu hiểu những gì mà giấc ngủ cần, bởi vậy các sản phẩm mang thương hiệu Ru9 đều được kiểm định tỉ mỉ, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng.

nệm foam Ru9 giải pháp toàn diện cho giấc ngủ êm ái  Nệm Ru9 - Giải pháp cho giấc ngủ ngon và trọn vẹn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hiện tượng ngủ nhiều cũng như lời giải đáp cho băn khoăn ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì, có tốt không. Mong rằng, những chia sẻ của Ru9 trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng ngủ nhiều, từ đó biết cách cải thiện hiệu quả nhất.

Mục lục×