những cách khắc phục tình trạng ngủ chập chờn
Giấc ngủ

Ngủ Chập Chờn Không Sâu Giấc Phải Làm Sao?

Ngủ chập chờn không sâu giấc phải làm sao? Mời bạn cùng Ru9 tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác nhất.

Mục lục

Bạn thường xuyên gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc? Điều này kéo dài khiến bạn không thể nào tập trung vào làm việc, chất lượng cuộc sống cũng suy giảm đáng kể. Vậy ngủ chập chờn không sâu giấc phải làm sao? Nội dung bài viết dưới đây, Ru9 sẽ bật mí cho bạn câu trả lời chính xác nhất.

1. Thế nào là ngủ chập chờn?

Hiểu một cách đơn giản, ngủ chập chờn không sâu giấc tức là ngủ không ngon, trằn trọc, khó ngủ. Một số biểu hiện của hiện tượng ngủ chập chờn là thường xuyên trở mình, thức giấc, nghiến răng khi ngủ, ngủ lúc tỉnh lúc mê,...

Tình trạng ngủ chập chờn kéo dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, tinh thần sa sút. Không chỉ thế, ngủ chập chờn còn là dấu hiệu bất thường cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau. Bởi vậy, bạn nên tìm cách khắc phục và giải quyết kịp thời, tránh để lại hậu quả, ảnh hưởng sức khỏe sau này.

 ngủ chập chờn phải làm sao

Ngủ chập chờn là tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

2. Nguyên nhân gây ngủ chập chờn không sâu giấc?

Nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng ngủ chập chờn không sâu giấc là do thói quen sinh hoạt kém khoa học. Bên cạnh đó, ngủ chập chờn có thể là hệ luỵ của một vài nguyên nhân khác như sau:

Áp lực, căng thẳng

Sức khỏe tinh thần không đảm bảo là nguyên nhân gây ngủ chập chờn mà nhiều người gặp phải hiện nay. Nếu bạn gặp phải tình trạng rối loạn tâm sinh lý, lo lắng quá mức về một vấn đề nào đó trong cuộc sống, bạn có thể gặp phải hiện tượng khó ngủ, mất ngủ.

Sử dụng thiết bị điện tử

Các chuyên gia y tế cho biết, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử có thể ức chế quá trình giải phóng melatonin. Điều này khiến cho cơ thể bạn luôn trong trạng thái tỉnh táo, thường xuyên ngủ chập chờn không sâu giấc.

Ăn quá no

Ăn quá no trước khi đi ngủ cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đầy hơi, khó tiêu vào cuối ngày. Một số thực phẩm ảnh hưởng đến giấc ngủ gồm đậu đen, bưởi, đồ ăn chiên xào, pizza,...

Sử dụng đồ uống có cồn, cafein

Cafein là hoạt chất gây nghiện có nhiều trong cà phê, trà, cacao,... Cafein và cồn có thể phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể, dẫn đến rối loạn giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc. Bên cạnh đó, rượu có thể sản sinh quá mức một chất kích thích tự nhiên được gọi là glutamine dẫn đến người nôn nao, khó ngủ, dễ thức dậy vào ban đêm.

uống cà phê có thể khiến giấc ngủ chập chờn

Uống nhiều cà phê là nguyên nhân gây ngủ chập chờn.

3. Ngủ chập chờn không sâu giấc phải làm sao?

Dựa vào nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

Tạo môi trường ngủ thoải mái

Môi trường ngủ thoải mái là cách tốt nhất để giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Theo đó, bạn nên tạo không gian ngủ yên tĩnh, hạn chế tối đa tiếng ồn. Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị cho phòng ngủ nhà mình đầy đủ bộ chăn ga gối nệm chất lượng, đem đến cảm giác êm ái, thoải mái nhất khi sử dụng. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm như nệm Original, gối Niu, chăn bạch đàn Ru9,...

Bổ sung sắt

Có thể bạn không biết, sắt là khoáng chất cần thiết giúp cơ thể vận chuyển oxy và tạo ra các protein. Khi thiếu sắt, bạn sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn giấc ngủ, ngủ chập chờn, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Lúc này, bạn nên bổ sung sắt cho cơ thể thông qua thực phẩm hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để bổ sung theo liều lượng phù hợp.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Theo nghiên cứu, bạn sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn nếu ăn trước khi đi ngủ khoảng 4 tiếng. Ngoài ra, việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là giải pháp để bạn có được giấc ngủ trọn vẹn. Các nhà khoa học còn phát hiện ra, ăn quá ít hoặc quá nhiều protein sẽ khiến bạn bị khó ngủ, ngủ chập chờn. Chính vì vậy, hãy xây dựng một chế độ ăn đủ chất, đặc biệt là rau xanh, trái cây,... để vừa tăng cường sức khoẻ, vừa nâng cao chất lượng giấc ngủ bạn nhé!

Tăng cường vận động thể lực

Tập thể dục cũng được coi là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị mất ngủ, ngủ chập chờn hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để áp dụng khi cần. Nhiều chuyên gia khuyên rằng, bạn nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để đi bộ, đạp xe hoặc đơn giản là thực hiện một vài động tác yoga, thiền cơ bản để cải thiện giấc ngủ, đồng thời giúp thư thái tinh thần, sảng khoái đầu óc, từ đó nâng cao hiệu suất công việc.

ăn uống lành mạnh tốt cho sức khỏe

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Chắc hẳn, qua bài viết trên đây, bạn đọc đã giải đáp được băn khoăn ngủ chập chờn không sâu giấc phải làm sao. Nếu bạn cũng đang phải đối mặt với hiện tượng mất ngủ, khó ngủ thì hãy thử tham khảo để áp dụng các cách trên nhé! Chúc bạn luôn có được một giấc ngủ ngon và thoải mái suốt cả đêm dài.

Mục lục×