chàng trai nằm nghiêng qua phải, tay phải trạm trán, mắt bần thần vì không ngủ được
Giấc ngủ

Ngủ Chập Chờn Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Sức Khoẻ Của Bạn?

Nhiều người thường cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ lúc thức dậy vì ngủ chập chờn, không sâu giấc. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng này?

Mục lục

Nhiều người thường hay cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ vào lúc thức dậy vì thường cảm thấy trằn trọc khó ngủ, hay ngủ chập chờn không sâu giấc. Nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ gây ra một số vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và có giải pháp nào giúp khắc phục tình trạng này? Cùng Ru9 tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé! 

Ngủ chập chờn là gì?

Ngủ chập chờn là biểu hiện của việc ngủ không sâu giấc, khiến người mắc phải khó đi vào giấc ngủ, và thường xuyên giật mình thức giấc. Tình trạng này xảy ra ở mọi lứa tuổi, có thể kéo dài trong vài đêm, thậm chí lâu hơn, có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính. Vậy thì nguyên nhân do đâu?

 

người nữ dùng 2 tay che mặt

Ngủ chập chờn có thể dẫn đến giấc ngủ mãn tính

Nguyên nhân của việc ngủ chập chờn

Căng thẳng và stress

Bạn có biết, căng thẳng sẽ tạo áp lực lên não bộ và các xung thần kinh, khiến cho hệ thần kinh luôn ở trạng thái bị ức chế, dẫn đến ảnh hưởng nhịp độ sinh học của cơ thể và là nguyên nhân khiến bạn ngủ chập chờn.

Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố thường là nguyên nhân gây ra giấc ngủ chập chờn ở phụ nữ. Theo một số nghiên cứu, mất cân bằng nội tiết tố sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, giảm sức đề kháng và rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ bị chập chờn.

Tuy nhiên, rối loạn nội tiết tố chỉ xảy ra ở những phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ đang mang thai, sau khi sinh hoặc trong giai đoạn dậy thì.

Tiêu thụ thức ăn không lành mạnh

Những loại thức ăn, hoặc đồ uống có chứa cồn, caffeine hay các chất béo sẽ khiến hormone gây căng thẳng tăng nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn. 

Bên cạnh đó, các chất này tác động đến thần kinh trung ương và khiến não bộ hưng phấn, tỉnh táo và không muốn ngủ. 

Không gian ngủ thiếu khoa học

Theo Carolyn DiCarlo, kiến trúc sư thiết kế và định hướng chăm sóc sức khỏe ở New York chia sẻ, không gian phòng ngủ bừa bộn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của bạn. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng ánh sáng đèn ngủ quá sáng hoặc nhiệt độ phòng không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến phòng ngủ của bạn vô tình trở thành thủ phạm khiến giấc ngủ của bạn kém chất lượng, rơi vào tình trạng mất ngủ hoặc ngủ chập chờn không sâu giấc.

Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Theo báo cáo mới nhất của GigaOm, ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại hoặc các thiết bị điện tử có khả năng làm sai lệch chu kỳ giấc ngủ của con người, làm rối loạn nhịp sinh học và khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ sâu, hay bị ngủ dễ thức giấc.

Ảnh hưởng của việc ngủ chập chờn

Một giấc ngủ không chất lượng có thể dẫn đến những vấn đề sau:

  • Suy giảm trí nhớ: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng người trưởng thành không có những giấc ngủ chất lượng thường gặp khó khăn trong việc nhớ lại những sự việc đã xảy ra hay các kỹ năng đã từng được học.
  • Dễ cáu gắt: Khi bạn mất ngủ, hoặc ngủ không đủ, lượng hormone trong cơ thể bạn sẽ thay đổi và dẫn tới việc dễ trở nên cáu gắt, nổi nóng mà không vì bất cứ lý do nào.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn mất ngủ hoặc rơi vào trạng thái ngủ chập chờn, hệ miễn dịch của cơ thể và khả năng hấp thụ vắc-xin sẽ bị kém đi và sẽ dễ mắc các bệnh cảm cúm gấp 3 người bình thường.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Huyết áp, nhịp tim và nồng độ protein phản ứng C (CRP) trong máu (xét nghiệm đo lượng protein) cao hơn khi không ngủ đủ giấc, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn so với những người có giấc ngủ chất lượng.
  • Thị lực bị ảnh hưởng: Thiếu ngủ sẽ dẫn đến hội chứng tầm nhìn ống, song thị và mờ mắt. Tình trạng ngủ chập chờn kéo dài lâu sẽ gây ra các tật về khúc xạ cũng như gây nên ảo giác. 

Giải pháp để có một giấc ngủ sâu

Chọn tư thế ngủ đúng

Các chuyên gia chỉ ra rằng khi nằm ngửa trong khi ngủ, cổ và cột sống được nghỉ ngơi ở tư thế trung lập, sẽ cho bạn một giấc ngủ ngon hơn. Ngược lại, ngủ nằm nghiêng sẽ hạn chế khả năng hô hấp và khiến bạn đau khớp, hoặc đau lưng khi thức dậy.

Kiểm soát lượng thức ăn trước khi ngủ

Hãy chắc chắn rằng lượng thức ăn bạn tiêu thụ vào lúc chiều tối sẽ không khiến bạn đầy bụng, vì đấy cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến một giấc ngủ không chất lượng. 

Đồng thời hãy tránh xa những thực phẩm chứa cồn hoặc caffein trước khi ngủ, vì chúng có thể khiến bạn gặp phải vấn đề rối loạn giấc ngủ

Tạo thói quen không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể gây ức chế hormone ngủ cũng như sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể theo cơ chế sản xuất hormone Cotisol làm cho não bộ có cảm giác tỉnh táo, đánh lừa cảm giác buồn ngủ. Vì thế hãy hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ để có một giấc ngủ sâu thật chất lượng.

Tạo một không gian ngủ thoải mái 

Một không gian ngủ thoải mái với ánh sáng đèn ngủ và nhiệt độ phòng thích hợp sẽ giúp bạn có thể giảm bớt căng thẳng và dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng một chiếc nệm chất lượng cũng sẽ nâng tầm và cải thiện giấc ngủ cho bạn.

 

giường, nệm, chăn, gối trong căn phòng gỗ, bên cạnh cửa sổ

Một chiếc nệm tốt sẽ đưa bạn vào giấc ngủ dễ dàng hơn

Nếu bạn băn khoăn đang không biết chọn loại nệm nào cho không gian ngủ của mình, Ru9 xin giới thiệu đến bạn một loại nệm được làm từ chất liệu hoàn toàn mới: Nệm Foam với 100% foam hiệu suất cao

Đây là nệm được làm từ lớp foam hiệu suất cao độc quyền mà chỉ có ở Ru9. Lớp foam hiệu suất cao được thiết kế đặc biệt với cấu trúc các hạt mở, tích hợp Gel lạnh, vừa tạo được độ êm, vừa đảm bảo sự thông thoáng.

Vì vậy nệm Foam Ru9 không chỉ tạo ra sự thoải mái cho người nằm mà còn nâng đỡ cơ thể tối ưu, giúp tăng hiệu quả chất lượng giấc ngủ và sự êm ái cho người nằm mà không chất liệu nào khác có được.

Tóm lại

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã phần nào hiểu được về các nguyên nhân và cách khắc phục khi gặp phải vấn đề ngủ chập chờn để cải thiện chất lượng giấc ngủ cách tốt nhất. 

Mục lục×