Nệm bị ướt phải làm sao? Cách xử lý nệm ướt theo từng loại nệm
mẹo vặt

Nệm bị ướt phải làm sao? Cách xử lý nệm ướt theo từng loại nệm

Nệm bị ướt, nệm bị thấm nước là tình trạng nhiều gia đình gặp phải. Những tấm nệm dày, gồm nhiều lớp loang lổ những vệt nước khiến nhiều người bối rối không biết phải xử lý thế nào để vừa sạch lại không ảnh hưởng đến cấu trúc, tuổi thọ nệm. Việc vệ sinh nệm phải được thực hiện cẩn thận để không ảnh hưởng đến các lớp bề mặt. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu nệm bị ướt phải làm sao? Cách xử lý nệm ướt theo từng loại nệm nhé!

Mục lục

1. Nệm bị ướt phải làm sao?

Trong quá trình sử dụng, nệm có thể bị ướt bởi nhiều nguyên nhân như:

  • Bị đổ nước
  • Bị trẻ tè dầm
  • Bị mưa tạt vào nhà
  • Bị rò rỉ nước từ điều hòa
Nệm bị ướt phải làm sao? Cách xử lý nệm ướt theo từng loại nệm

Cần nhanh chóng xử lý khi lỡ làm đổ chất lỏng lên nệm

Khi thấy nệm bị thấm nước, các bạn có thể xử lý bằng cách sau:

Cách 1: Thấm nước với khăn bông

Dùng khăn bông để thấm hết nước bẩn trên bề mặt nệm. Lặp đi lặp lại 2-3 lần đến khi nệm khô, để đẩy nhanh quá trình này, các bạn có thể dùng thêm quạt. Bạn không nên dùng máy sấy hay các vật có nhiệt độ cao vì có thể gây hư hỏng nệm.

Nếu vết bẩn là nước tiểu trẻ con thì có thể nhúng khăn bông vào trong phấn rôm, backing soda,hoặc hỗn hợp baking soda và nước để lau sạch hơn. 

Cách 2: Phơi nệm.

Phơi nệm dưới trời nắng nhẹ, nơi thoáng gió, liên tục lật nệm để khô đều, tránh mùi hôi hay bị ẩm mốc nệm.

Cách 3: Dùng cồn 90 độ để khử mùi

Nệm có chất liệu bông, mút thì có thể đổ cồn vào vết ướt trong 1-2 phút rồi thấm lại bằng khăn bông. 

Cách 4: Dùng baking soda

Các loại nệm như nệm bông ép, nệm lò xo hoặc nệm foam khi bị thấm nước có thể xịt baking soda vào vết bẩn. Đợi baking soda bay hơi thì lấy khăn bông thấm khô nước.

>> Có thể bạn quan tâm:

2. Lưu ý khi xử lý nệm bị thấm nước

Nếu nệm bị ướt, các bạn nên làm sạch càng sớm càng tốt, thời điểm lý tưởng là ngay sau khi bị bẩn. Nếu để lâu, vết nước có thể ngấm xuống các tầng dưới, rất khó để làm sạch, khô. Từ đó khiến nệm bị mốc, tích tụ vi khuẩn không tốt cho sức khỏe.

3. Cách xử lý nệm ướt đối với từng loại nệm khác nhau

Các loại nệm khác nhau sẽ có tính chất, cấu tạo khác nhau, chính vì vậy mà biện pháp vệ sinh khi nệm ướt cũng sẽ có đôi chút khác biệt.

Xử lý nệm foam bị ướt

Nệm bị ướt phải làm sao? Cách xử lý nệm ướt theo từng loại nệm

Baking soda có thể "cứu" chiếc nệm foam của bạn

Bước 1: Rắc bột baking soda hoặc phun hỗn hợp baking soda và nước lên vết bẩn. Đợi hỗn hợp bay hơi rồi lau lại bằng khăn bông sạch.

Bước 2: Phơi đệm dưới ánh nắng mặt trời dịu nhẹ.

Sau 2 bước này, nệm foam của bạn cơ bản đã được làm sạch, nếu các bạn muốn nệm có mùi thơm có thể dùng nước hoa có mùi nhè nhẹ để xịt vào.

Xử lý nệm lò xo bị ướt

Bước 1: Trộn baking soda với nước rồi xịt lên vết bẩn.

Bước 2: Để hỗn hợp này thấm vào nệm trong 25-30 phút.

Bước 3: Sử dụng máy sấy để làm khô nệm

Xử lý nệm cao su bị ướt

Nệm bị ướt phải làm sao? Cách xử lý nệm ướt theo từng loại nệm

Nệm cao su bị ướt không dùng baking soda mà sử dụng phấn rôm

Bước 1: Tháo vỏ nệm ra

Bước 2: Rắc phấn rôm lên phần bị ướt

Bước 3: Phơi nệm ở nơi khô thoáng hoặc dùng quạt để khô các vết bẩn. Không dùng các loại máy có nhiệt độ cao như máy sấy.

Xử lý nệm bông ép bị thấm nước

Nệm bông ép được làm từ bông nên khả năng thấm hút nước của nó rất mạnh. Khi bị ướt bạn nên ngay lập tức thực hiện các bước dưới đây:

Bước 1: Tháo vỏ nệm

Bước 2: Dùng khăn khô ấn mạnh để hút hết nước trong nệm

Bước 3: Phơi nệm ở nơi thoáng mát, tránh mặt trời gay gắt và nhiệt độ cao.

Nếu chất lỏng có mùi, bạn có thể khử mùi hôi bằng cồn 90 độ.

>> Có thể bạn quan tâm:

4. Dùng ga giường chống thấm để bảo vệ nệm khỏi bị ướt nước

Việc vệ sinh nệm tương đối vất vả nhất là với những loại nệm có độ dày trên 15cm, cồng kềnh và nặng. Để giữ nệm luôn sạch, không phải vệ sinh quá nhiều, các bạn nên sử dụng tấm bảo vệ nệm chống thấm.

Nệm bị ướt phải làm sao? Cách xử lý nệm ướt theo từng loại nệm

Ga trải giường là lớp áo giữ cho nệm luôn sạch sẽ

Tấm bảo vệ nệm Ru9 với cấu trúc 3 lớp chống thấm tuyệt đối, êm ái và an toàn cho da nhờ lớp cotton poly bề mặt sẽ mang đến giấc ngủ sâu. Với lớp đáy TPU cao cấp, chiếc nệm của bạn sẽ được bảo vệ 100% trước các loại chất lỏng. Nệm sẽ luôn sạch đẹp như mới, người dùng cũng bớt nỗi lo về vấn đề vệ sinh.

Ngoài kháng nước thì ga giường còn có vai trò như lớp áo, tránh nệm khỏi bụi bẩn, các vi khuẩn khác. 

Nếu ga giường bị bẩn, bạn có thể vệ sinh dễ dàng bằng cách tháo dây cố định ở 4 góc ra và cho vào máy giặt. Chất liệu khô thoáng giúp tấm bảo vệ nệm nhanh khô, không bị ẩm ướt, có thể sử dụng lại nhanh chóng.

Trên đây, bài viết đã hướng dẫn bạn đọc cách xử lý khi nệm bị ướt nhanh chóng chỉ bằng các vật liệu quen thuộc, dễ tìm. Giữ nệm luôn sạch là biện pháp bảo đảm sức khỏe cho người sử dụng. Những chiếc nệm thơm tho sẽ khiến giấc ngủ của bạn càng sâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ, tái tạo lại năng lượng cho ngày hôm sau.

Bài viết liên quan:

Bài viết liên quan


Trang web này được bảo vệ bằng reCAPTCHA. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tưĐiều khoản dịch vụ của Google.

Mục lục×