
Mục lục
Mất ngủ mãn tính là hiện tượng khó ngủ, ngủ không sâu giấc diễn ra liên tục hơn 1 tháng. Tình trạng này không được chữa trị và cải thiện kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Vậy mất ngủ mãn tính có chữa được không? Mời bạn tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây để tìm ra giải pháp khắc phục mất ngủ hiệu quả.
1. Mất ngủ mãn tính là gì?
Mất ngủ mãn tính hay còn gọi là mất ngủ kinh niên. Đây là tình trạng người bệnh gặp nhiều trở ngại khi đi vào giấc ngủ, thường xuyên tỉnh giấc, giật mình giữa đêm, từ đó dễ mất tỉnh táo, tập trung vào ngày hôm sau.
Theo thống kê, trên toàn thế giới có khoảng 30% dân số gặp phải tình trạng mất ngủ cấp tính và khoảng 10% dân số bị mất ngủ mãn tính. Hiện tượng này nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý người bệnh, thậm chí đe dọa đến sức khỏe sau này.
Các chuyên gia cho biết, hiện nay mất ngủ mãn tính được chia thành 2 loại chính, gồm:
- Mất ngủ mãn tính tiên phát: Hiểu đơn giản, đây là tình trạng não bộ tổn thương do tiếp xúc hóa chất, tác dụng phụ của thuốc tây,... từ đó dẫn đến mất ngủ.
- Mất ngủ mãn tính thứ phát: Tình trạng mất ngủ này có liên quan đến các bệnh lý bên trong cơ thể và các thủ thuật điều trị y tế. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng bởi tâm trạng, lối sống thiếu khoa học, chấn thương,...
Mất ngủ mãn tính là gì?
2. Bệnh mất ngủ mãn tính do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ mãn tính. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
- Căng thẳng, lo lắng: Có thể bạn chưa biết, việc suy nghĩ quá nhiều có thể khiến tâm trí bạn trở nên căng thẳng. Điều này khiến não bộ phải hoạt động quá mức và cản trở việc đi vào giấc ngủ sâu của bạn.
- Tuổi tác: Trên thực tế, càng lớn tuổi bạn sẽ càng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng mất ngủ mãn tính. Bởi khi tuổi cao, hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể sẽ suy giảm, lúc này, não bộ cũng trở nên “chậm chạp” và cơ thể khó đi vào giấc ngủ ngon.
- Thiếu hụt serotonin: Serotonin là hoạt chất trung gian dùng để sản xuất hormone melatonin giúp duy trì và điều chỉnh giấc ngủ. Khi cơ thể bị thiếu hụt serotonin, người bệnh sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng mất ngủ, ngủ chập chờn.
- Bệnh lý: Một số bệnh lý như viêm xoang, rối loạn sinh lý, viêm loét dạ dày, rối loạn thần kinh trung ương,... có thể gây ra hiện tượng mất ngủ.
- Lối sống kém khoa học: Việc duy trì thói quen kém lành mạnh thường xuyên như ăn no trước khi ngủ, sử dụng nhiều đồ uống chứa chất kích thích,... sẽ khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn, từ đó làm tăng nguy cơ bị mất ngủ mãn tính.
- Chế độ dinh dưỡng: Người có thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên uống nhiều rượu bia, cà phê sẽ có nguy cơ cao bị mất ngủ mãn tính cao hơn so với người bình thường. Nguyên nhân được đưa ra bởi vì, hoạt chất trong nhóm thực phẩm kể trên có khả năng kích thích hệ thống thần kinh, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Môi trường sống: Môi trường nhiều tiếng ồn, không đảm bảo vệ sinh được coi là nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng mất ngủ mãn tính.
Mất ngủ mãn tính là tình trạng phổ biến, gặp nhiều ở người già.
3. Mất ngủ mãn tính phải làm sao?
Mất ngủ mãn tính có chữa được không? Theo các chuyên gia, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì mất ngủ mãn tính hoàn toàn có thể chữa khỏi. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mất ngủ mãn tính phổ biến.
Thuốc tây điều trị mất ngủ mãn tính
Theo các chuyên gia y tế, thuốc tây có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh mất ngủ mãn tính hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn bởi thuốc tây sử dụng quá liều trong thời gian dài có thể tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khỏe. Sau đây là nhóm thuốc phổ biến thường được chỉ định để điều trị mất ngủ:
- Thuốc an thần: Nhóm thuốc an thần có tác dụng giảm căng thẳng, hỗ trợ người bệnh đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn. Các thuốc thường dùng là Doxylamine succinate, Melatonin, Diphenhydramine.
- Thuốc trị mất ngủ: Thuốc được chỉ định trong trường hợp mất ngủ mãn tính nặng nề. Các thuốc thường dùng là Zaleplon, Eszopiclone, Suvorexant.
Thuốc nam điều trị mất ngủ mãn tính
Bên cạnh các thuốc tây kể trên, nhiều người còn chia sẻ kinh nghiệm sử dụng các loại thuốc nam để hỗ trợ điều trị mất ngủ. Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí và an toàn với sức khỏe người dùng. Một số bài thuốc nam chữa mất ngủ phổ biến là:
- Hạt sen/ tâm sen: Hạt sen và tâm sen đều là những nguyên liệu phổ biến và góp mặt nhiều trong bài thuốc trị mất ngủ. Theo quan niệm y học cổ truyền, hạt sen, tâm sen có vị ngọt, tính bình, tác dụng lợi tiểu, bổ thận. Không chỉ thế, dược liệu này còn giúp cải thiện rối loạn cảm xúc, từ đó hỗ trợ người bệnh ngủ ngon hơn. Để chữa mất ngủ mãn tính, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 200g hạt sen, đem rửa sạch rồi xay nhuyễn thành bột mịn. Bột này có thể pha thành nước để uống hàng ngày hoặc nấu cháo ăn 2 - 3 lần mỗi tuần.
- Cây lạc tiên: Theo đông y, lạc tiên có vị đắng nhẹ, tính mát, tác dụng chính là an thần, lợi tiểu, điều trị mất ngủ. Cách sử dụng lạc tiên chữa mất ngủ khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 10g lạc tiên phơi khô, đun sôi cùng nước rồi chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.
- Mật ong: Không chỉ nổi bật với tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, mật ong còn có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ khá tốt. Bởi vậy, nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ mãn tính kéo dài, hãy uống mỗi ngày một ly mật ong nguyên chất pha với nước ấm nhé!
- Lá dâu tằm: Lá dâu tằm là dược liệu có vị ngọt, dễ uống, có tác dụng đẩy lùi chứng mất ngủ mãn tính cực kỳ hiệu quả. Bạn rửa sạch khoảng 350g lá dâu tằm, sau đó phơi hoặc sấy cho khô hoàn toàn. Cho lá dâu tằm vào chảo nóng, đảo đều tay rồi bảo quản trong lọ thuỷ tinh kín. Bạn chỉ cần lấy lá dâu tằm đã sắc pha với nước, chia làm 2 lần uống mỗi ngày cho đến khi tình trạng mất ngủ được cải thiện.
Mật ong có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ mãn tính hiệu quả.
Điều trị mất ngủ mãn tính bằng lối sống khoa học
Song song với việc sử dụng thuốc tây hay thuốc nam kể trên, để cải thiện bệnh mất ngủ mãn tính, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp hữu ích như:
- Tập yoga: Yoga là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện vóc dáng, sức khỏe. Bên cạnh đó, tập yoga đúng cách còn hỗ trợ ổn định tâm lý, an thần, từ đó giúp bạn dễ dàng có được giấc ngủ ngon, sâu giấc suốt đêm dài. Bạn có thể tham khảo các tư thế yoga giúp ngủ ngon như uốn gập người, nằm vuông góc,...
- Thiền: Ngoài yoga, thiền cũng được coi là bộ môn chữa mất ngủ mãn tính và cải thiện tâm trạng hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị một tấm đệm mỏng, trải ra sàn rồi ngồi lên với tư thế thoải mái, lưng thẳng, 2 chân đan chéo vào nhau. Hai tay đặt nhẹ nhàng lên đầu gối, thả lỏng cơ thể. Khi thiền, bạn cần duy trì nhịp thở đều đặn và thư thái tinh thần để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Ngoài ra, hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp với việc tập luyện thể dục, thể thao khoa học để tăng cường sức khoẻ và cải thiện bệnh mất ngủ mãn tính nhé!
Có thể nói, mất ngủ mãn tình là tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất cũng như tinh thần của người bệnh. Bởi vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng khó ngủ, ngủ chập chờn, bạn nên tìm cách thăm khám và điều trị kịp thời nhé!
Bên cạnh đó, để hỗ trợ giấc ngủ ngon, bạn hãy chuẩn bị cho mình những bộ chăn ga gối đệm chất lượng. Chăn ga gối đệm được xem là người bạn đồng hành không thể thiếu với chúng ta mỗi đêm. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại https://ru9.vn/pages/nem nhé!
Author:
Quynh NhuShare This Article:
Bài viết liên quan

Tiết lộ tư thế ngủ của cặp vợ chồng hạnh phúc có thể bạn chưa biết

Bật mí tư thế ngủ của người đàn ông yêu vợ nhất trên đời

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Bật mí ngủ trước 11h có tăng chiều cao không?

Ngủ trưa có tăng chiều cao không? Tư thế ngủ tăng chiều cao tốt nhất
