Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?
Giấc ngủ

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Mỗi lần đến mùa "rụng dâu", con gái đều khó ngủ vì đau bụng, mỏi lưng và hơn hết là nỗi lo lắng sẽ bị "tràn băng". Sau một đêm ngủ dài thức dậy nhìn "hậu quả" thật khiến chị em phải đau đầu nghĩ cách khắc phục. Bài viết này sẽ giúp các bạn yên tâm hơn với hướng dẫn "Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?". 

Mục lục

1. Nguyên nhân khiến bạn bị tràn băng khi ngủ

Tràn băng khi ngủ là một cơn ác mộng đối với chị em, nhất là trong những ngày đông nằm nệm. Nếu mọi người đang gặp vấn đề này thì có thể do một trong các lí do sau:

Lựa chọn băng vệ sinh chưa phù hợp

Có rất nhiều loại băng vệ sinh phục vụ chị em trong ngày đèn đỏ bao gồm các loại: có cánh, không có cánh, ban ngày, ban đêm, độ dày và chiều dài khác nhau cũng được ghi trên bao bì. Mọi người cần nhận biết thực trạng rụng dâu của mình để tìm kiếm loại phù hợp. Nếu kinh nguyệt ra nhiều thì nên chọn loại thấm hút tốt, đủ độ dày, to. Ban đêm ra nhiều thì nên chọn loại ban đêm dài 35cm - 40cm. 

Không thay băng vệ sinh

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Không thay băng vệ sinh khi đến giờ sẽ khiến băng bị "quá tải"

Theo khuyến cáo của chuyên gia khoa sản, thông thường chị em cần thay băng ít nhất trong vòng 4 - 8 tiếng. Những người có thể trạng đặc biệt, kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc đang mắc các bệnh phụ khoa thì sẽ có khung thay khác theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi băng đã ướt khoảng 40-60% (hoặc sử dụng được 4 tiếng) thì nên thay băng. Việc để quá lâu không chịu thay cũng là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng tràn băng.

Mặc quần chíp không đúng kích cỡ

Băng vệ sinh được dán vào quần chíp, nếu quần quá chật hay quá rộng cũng có thể tạo nên tình trạng xô lệch khi đứng lên ngồi xuống hay trở mình trong quá trình ngủ. Điều này có thể khiến kinh nguyệt bị tràn ra ngoài.

Chất lượng băng vệ sinh

Những loại băng vệ sinh không có khả năng thấm hút hoặc thấm hút kém đều có thể khiến kinh nguyệt bị tràn sớm hơn thời gian dự kiến nhất là với người có lượng kinh nguyệt lớn.

Ngoài ra, băng vệ sinh chất lượng kém còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, có thể gây nên các bệnh phụ khoa.

2. Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Nỗi lo "tràn băng" khiến giấc ngủ chập chờn, cảm giác dính dớp cũng làm chị em thấy khó chịu. Có nhiều cách để ngăn chặn việc tràn băng, giữ được sự khô thoáng khi ngủ.

Chọn băng vệ sinh có chiều dài, độ dày phù hợp

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Nên lưu ý các tiêu chí về độ dày, dài, có cánh hay không, độ thấm hút khi mua băng vệ sinh

Những người có kinh nguyệt nhiều khi ngủ nên chọn băng vệ sinh ban đêm có độ dài tối đa, thấm hút tốt. Hiện nay có nhiều loại băng vệ sinh có chiều dài lên đến 40cm. Băng vệ sinh có cánh sẽ bám tốt hơn, không bị xô lệch vị trí khi trở mình. Bên cạnh đó, nên thay băng ngay trước giờ ngủ để không phải tỉnh giấc đi thay băng. 

Sau khi chọn băng vệ sinh dày, dài, các bạn nên dán đúng vị trí. Miếng băng cần nằm trực tiếp bên dưới âm đạo, không lùi lên phía trước hoặc lùi ra đằng sau. Mặc quần lót và kiểm tra xem vị trí của bằng đã vừa vặn với âm đạo chưa. Nếu như cảm thấy lệch thì bạn nên tháo ra dán lại để vừa vặn thoải mái, cũng để chắc chắn rằng kinh nguyệt không bị tràn ra ngoài.

Dùng quần lót nguyệt san

Quần lót nguyệt san là loại quần lót đặc biệt có thiết kế công nghệ thấm hút 4 lớp từ Pháp giúp bảo vệ "cô bé" và chống tràn tuyệt vời.

  • Lớp đầu tiên giúp hút ẩm, tạo độ thoáng khí.
  • Lớp thứ hai, thấm hút cao tương đương 3-5 BVS thông thường.
  • Lớp thứ ba, chống nhỏ giọt và chống tràn cực đỉnh.
  • Lớp thứ tư, cố định các lớp trong, mang lại độ bền và thoải mái cao.

Đệm thấm hút của quần lót nguyệt san có thể dài 35 - 45cm. Quần mỏng nhẹ tạo cho người mặc sự thoải mái để ngủ ngon cả đêm. Đặc biệt quần còn có thể tái chế trong 3-5 năm, mọi người không cần lo lắng dùng xong phải vứt ngay. Việc vệ sinh quần lót nguyệt san cũng giống như giặt áo quần bình thường. 

Dùng cốc nguyệt san

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Cốc nguyệt san "nhỏ mà có võ" cho mọi người yên tâm hoạt động mạnh

Cốc nguyệt san được làm từ silicon, an toàn với chị em phụ nữ. Vài năm trở lại đây, cốc nguyệt san cũng dần trở nên phổ biến hơn trong ngày đèn đỏ. Hình dáng cốc được thiết kế phù hợp với cấu tạo cơ thể nên ôm khít vào thành âm đạo ngăn không cho kinh nguyệt tràn ra. Nó có thể ở trong cơ thể từ 6-12 giờ. 

Dùng Tampon

Tampon cũng là một dạng băng vệ sinh, có thiết kế hình dạng ống tròn với kích thước phù hợp để đưa vào cô bé một cách an toàn và vừa khít giúp chống tràn kinh nguyệt tuyệt đối.

3. Tư thế ngủ giúp hạn chế tràn băng

Tư thế ngủ cũng có thể giúp các chị em hạn chế được việc kinh nguyệt bị dây ra ngoài quần lót. Nằm ngủ ngon, ít trở mình sẽ hạn chế băng bị lệch khỏi vị trí chuẩn ban đầu. Nếu sợ kinh nguyệt chảy tràn ngược ra sau, bạn có thể nằm nghiêng, hơi co người. Tư thế này còn hạn chế tình trạng đau bụng khi đến kỳ sinh lý. 

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Nằm nghiêng vừa dễ ngủ vừa đỡ đau bụng

Nên lựa chọn tư thế ngủ thoải mái, có thể kê gối ở dưới đầu gối để ngủ ngon hơn. 

Trên đây, Ru9 đã mách bạn một số cách để không bị tràn băng khi ngủ.Trong những ngày đèn đỏ, chị em khó lòng ngủ ngon. Để cải thiện giấc ngủ, hãy chọn các loại chăn ga gối nệm chất lượng, để chúng ta luôn tràn đầy năng lượng kể cả trong những ngày khó chịu này. Nệm Ru9 với chất liệu foam an toàn, mềm mại với hàng triệu bọt khí nhưng cũng rất bền chắc nhờ cấu trúc nhiều lớp sẽ luôn giữ cho cơ thể ổn định, không bị võng lưng gây đau mỏi. 

Bài viết liên quan:

Bài viết liên quan


Trang web này được bảo vệ bằng reCAPTCHA. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tưĐiều khoản dịch vụ của Google.

Mục lục×