
Mục lục
Khó ngủ là nỗi ám ảnh của nhiều người và đang có xu hướng trẻ hoá ở độ tuổi 20-35 tuổi. Khi mắc khó ngủ, đồng nghĩa chất lượng giấc ngủ cũng bị giảm sút, cơ thể sẽ mệt mỏi uể oải, tâm lý cáu gắt và giảm chất lượng cuộc sống. Tham khảo ngay 4 cách dưới đây giúp bạn dễ ngủ hơn.
Nguyên nhân gây khó ngủ
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ như thói quen ngủ, lối sống, chế độ sinh hoạt và tình trạng sức khoẻ.
Trong đó, tác động lớn tới người lớn là các nguyên nhân từ sự lão hóa của cơ thể do tuổi già, sự căng thẳng hay do những hoạt động nhưxem tivi, chơi trò chơi điện tử hoặc tập thể dục cường độ mạnh, dùng caffeine hay đồ có cồn,...
Ngoài ra, người lớn cũng bị tác động bởi tiếng ồn, nhất là ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều thuốc tây cũng gây khó ngủ và ngủ không sâu. Đây là một trong những tác dụng phụ phổ biến ở nhiều loại thuốc.
Tác hại của khó ngủ với sức khỏe
Một số bệnh tiềm ẩn nhưng nghiêm trọng nhất liên quan đến khó ngủ, gián tiếp dẫn tới thiếu ngủ mãn tính là huyết áp cao, tiểu đường, đau tim, suy tim hoặc đột quỵ. Bên cạnh đó, khó ngủ còn mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác bao gồm béo phì, trầm cảm, suy giảm khả năng miễn dịch và giảm ham muốn tình dục. Thiếu ngủ kinh niên thậm chí có thể ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn, gây xệ da mặt, thâm quầng mắt,...
04 cách giúp dễ ngủ hơn
Thư giãn bằng giấc ngủ là phương pháp thư giãn dễ dàng nhất nhưng đem lại kết quả nhiều hơn mong đợi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự lão hoá, sự đi xuống của sức khỏe sẽ đến sớm hơn ở những người khó ngủ, ngủ không đủ giấc.
70% dân số trưởng thành trong độ tuổi từ 20-35 mắc chứng khó ngủ.
Chủ đề “khó ngủ nên làm gì?” đã xuất hiện trong nhiều nghiên cứu và đã được tổng hợp dựa trên 4 yếu tố để cải thiện chất lượng giấc ngủ và tìm ra những cách phù hợp ở mỗi yếu tố.
Môi trường ngủ yên tĩnh
Im lặng không có nghĩa là hoàn toàn không có âm thanh. Âm nhạc nhẹ nhàng thực sự có lợi. Ví dụ, những người khó ngủ có thể nghe tiếng nước róc rách hay những bản nhạc thiền để ổn định tâm lý trước khi chìm giấc ngủ, hạn chế giật mình tỉnh giấc. Phòng ngủ nên được trang bị kính chống âm nếu ở ngoài đường lớn để tránh những âm thanh lớn, tiếng ồn từ còi xe.
Vị trí ngủ thoải mái
Một nơi ấm cúng để thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày dài là rất quan trọng. Đương nhiên, khi thư giãn để chìm vào giấc ngủ, vị trí được khuyến nghị là nằm trên giường. Cho dù ghế sofa mềm mại hơn nhưng nếu nằm trong thời gian dài, hệ thống xương khớp, đặc biệt cột sống dễ bị cong vẹo và mắc những bệnh nguy hiểm như thoái hoá, loãng xương,...
Chất liệu làm nệm, gối memory foam giúp giảm các bệnh về xương khớp.
Sự tập trung cho giấc ngủ
Khi bắt đầu đi ngủ, bạn cần tắt thông báo từ các thiết bị di động, laptop hay TV để không tiếp nhận thông tin, thư giãn não bộ hoàn toàn và tập trung cho giấc ngủ. Ngoài ra, não bộ vẫn hoạt động trước khi chìm vào ngủ sâu nên sự tập trung toàn phần cho giấc ngủ sẽ gửi tín hiệu lên não bộ để não bộ nghỉ ngơi và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài.
Chế độ sinh hoạt khoa học
Bên cạnh yếu tố khách quan từ môi trường, sức khỏe từ bên trong cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Cơ thể ốm yếu, mệt mỏi có tác động qua lại tới giấc ngủ. Việc xây dựng một chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung thêm vitamin B2, vitamin D, magie sẽ hạn chế tình trạng giật mình, chuột rút khi ngủ. Ngoài ăn uống, việc tập luyện thể dục cũng ảnh hưởng không kém tới giấc ngủ.
Tập thể dục sản sinh ra hormone endorphin giúp thư giãn tinh thần, dễ ngủ hơn.
Ngoài ra, đồng hồ sinh học ảnh hưởng tới sự hoạt động của não bộ rất lớn. Vì vậy, việc hình thành thói quen ngủ đúng giờ và thức dậy tại một khung giờ nhất định sẽ giúp não bộ thích nghi, làm quen. Từ đó, thời lượng giấc ngủ sẽ được đảm bảo, hạn chế vấn đề mệt mỏi, tâm lý uể oải do thức dậy quá sớm hoặc quá muộn.
Những lưu ý để có giấc ngủ ngon
Ở yếu tố chế độ sinh hoạt, việc tập thể dục tưởng chừng chỉ mang lại lợi ích nhưng nếu tập thể dục sai cách, sai thời điểm cũng ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ. Ví dụ với việc tập HIIT - bài thể dục cường độ cao sẽ không phù hợp để tập trước khi ngủ mà nên cân đối tập trước 3-4 giờ để cơ thể kịp phục hồi và thư giãn cho giấc ngủ. Một số bài tập nhẹ như tập hít thở, yoga, thiền sẽ phù hợp cho mọi đối tượng để đánh bay chứng khó ngủ.
Yoga điều hoà hơi thở, thư giãn nhóm cơ hiệu quả.
Ở yếu tố môi trường ngủ, việc lựa chọn nệm ngủ là vô cùng quan trọng. Ban nên cân nhắc tham khảo những bên bán nệm có uy tín và chế độ bảo hành nệm trung bình từ 6-12 tháng sau mua.
Với nhịp sống nhanh như hiện nay, việc tận dụng giấc ngủ như một biện pháp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần là vô cùng hợp lý. Mong rằng, sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ tìm ra cho mình cách khắc phục tình trạng khó ngủ để cải thiện chất lượng cuộc sống hơn nhé!
Author:
Quynh NhuShare This Article:
Bài viết liên quan

Tiết lộ tư thế ngủ của cặp vợ chồng hạnh phúc có thể bạn chưa biết

Bật mí tư thế ngủ của người đàn ông yêu vợ nhất trên đời

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Bật mí ngủ trước 11h có tăng chiều cao không?

Ngủ trưa có tăng chiều cao không? Tư thế ngủ tăng chiều cao tốt nhất
