• Home
  • Cẩm nang
  • Giải mã tư thế ngủ để hai tay lên đầu bạn nên biết
Giải mã tư thế ngủ để hai tay lên đầu bạn nên biết
Giấc ngủ

Giải mã tư thế ngủ để hai tay lên đầu bạn nên biết

Mục lục

1. Giải mã tư thế ngủ để 2 tay lên đầu

Nhiều người chia sẻ rằng, việc ngủ để 2 tay lên đầu hoặc gác tay lên trán khiến họ cảm thấy thoải mái, an tâm và ngủ ngon hơn. Vậy thực chất nguyên nhân nào dẫn đến tư thế ngủ “lạ lẫm” này:

  • Theo các chuyên gia giấc ngủ, việc ngủ để 2 tay lên đầu có thể là do ánh sáng từ môi trường xung quanh không phù hợp, cụ thể là ánh sáng quá mạnh. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí chói mắt và khó ngủ. Để giúp an tâm hơn khi nghỉ ngơi, bạn sẽ có xu hướng để tay lên đầu, trán để giảm đi lượng ánh sáng chiếu vào mắt.
  • Ngủ giác 2 tay lên đầu khiến cho nhiều người cảm thấy bớt đau đầu và thoải mái hơn. Bởi khi 2 tay đặt lên đầu hay trán, não bộ sẽ cảm nhận được sức nặng và dễ cảm thấy buồn ngủ hơn.
  • Tư thế ngủ để 2 tay lên đầu khiến nhiều người cảm thấy an toàn. Nguyên nhân có thể xuất phát từ tâm lý lo lắng hoặc môi trường xung quanh có nhiều vật nhọn, phòng ngủ ồn ào hoặc có côn trùng xuất hiện.

Ngoài ra, theo tiến sĩ Shane Creado, M.D - Bác sĩ chuyên khoa tâm thần và y học về giấc ngủ, con người chúng ta thường có xu hướng bảo vệ bản thân ngay từ trong tiềm thức. Chính vì vậy, nếu như tâm trạng bạn đang cảm thấy bất an hoặc gặp vấn đề về khả năng sinh tồn kém, rối loạn tâm lý bạn sẽ có xu hướng ngủ để 2 tay lên đầu để bảo vệ mình.

Giải mã tư thế ngủ để hai tay lên đầu bạn nên biết

Việc ngủ để 2 tay lên đầu hoặc gác tay lên trán khiến họ cảm thấy thoải mái, an tâm và ngủ ngon hơn.

2. Tư thế ngủ để 2 tay lên đầu có hại không?

Tư thế ngủ để 2 tay lên đầu cực kỳ quen thuộc và là thói quen khó bỏ của nhiều người nên họ cho rằng, tư thế này không gây ra bất kỳ tác hại nào. Vậy nhưng, theo các chuyên gia, ngủ để 2 tay lên đầu có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khoẻ, cụ thể:

  • Tư thế ngủ để 2 tay lên đầu trong thời gian quá dài sẽ khiến vùng đầu chịu nhiều áp lực, từ đó gây ảnh hưởng đến não bộ, gây đau nhức đầu, khó ngủ và mệt mỏi khi thức dậy.
  • Việc giơ tay cao, lâu ngày trong khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến cánh tay của bạn. Cũng vì thế, nhiều người thường cảm thấy tê tay mỗi khi thức dậy với tư thế gác tay lên đầu, trán.
  • Đặc biệt, ngủ để 2 tay lên đầu trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thị giác và làn da và dẫn đến các tác hại như lão hóa sớm, sạm da, da nhăn nheo, nổi mụn hay thậm chí là bị mờ mắt.
Giải mã tư thế ngủ để hai tay lên đầu bạn nên biết

Ngủ để 2 tay lên đầu trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thị giác và làn da.

3. Cách để giấc ngủ trở nên thoải mái và thư giãn hơn

Dưới đây là các cách để giấc ngủ của bạn trở nên thoải mái và thư giãn hơn:

3.1. Tư thế ngủ đúng

Tư thế ngủ có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, tư thế ngủ cần phải phù hợp với thói quen, thể trạng và sở thích của từng người. Chẳng hạn, với người thường xuyên bị trào ngược dạ dày, ngủ ngáy, phụ nữ mang thai thì nằm nghiêng chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

3.2. Môi trường ngủ

Chất lượng giấc ngủ của bạn tốt hay xấu sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và ánh sáng trong phòng ngủ. Theo đó, nhiệt độ lý tưởng nên được duy trì ở mức khoảng 26 – 28 độ C. Trong phòng chỉ nên có ánh sáng dịu nhẹ hoặc giữ cho không gian tối để bạn dễ ngủ hơn. Ngoài ra, bạn nên đảm bảo yếu tố phòng ngủ thông thoáng, sạch sẽ và hạn chế các tiếng ồn xung quanh có thể khiến bạn thức giấc.

Giải mã tư thế ngủ để hai tay lên đầu bạn nên biết

Chất lượng giấc ngủ của bạn tốt hay xấu sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và ánh sáng trong phòng ngủ.

3.3. Sử dụng nệm chất lượng

Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, căng thẳng sẽ thật tuyệt vời nếu như bạn được thư giãn trên chiếc nệm êm ái. Không chỉ giúp bạn có được giấc ngủ ngon, nệm ngủ chất lượng còn có tác dụng hỗ trợ nâng đỡ cơ thể, giảm tình trạng đau mỏi khi thức dậy cũng như bảo vệ tốt vùng cột sống, cổ, vai, gáy của người nằm.

Một số mẫu nệm memory Foam chất lượng, được sản xuất từ chất liệu foam mềm mại, cao cấp, đàn hồi tốt hiện nay mà bạn có thể tham khảo là nệm Original, nệm Nest Ru9,...

Giải mã tư thế ngủ để hai tay lên đầu bạn nên biết

Sử dụng nệm Ru9 để có giấc ngủ ngon hàng đêm.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề giải mã tư thế ngủ để 2 tay lên đầu và cách để có được giấc ngủ ngon. Hãy cố gắng rèn luyện tư thế ngủ phù hợp để luôn có được giấc ngủ ngon và sâu giấc nhé.

Bài viết liên quan:

Bài viết liên quan

Image

Thức dậy lúc 4 giờ sáng có tốt không?

Dậy sớm mỗi ngày là một thói quen rất tốt, giúp ích cho cơ thể và cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, đối với nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ đang trong “tuổi ăn tuổi ngủ” thì việc đang ngủ ngon mà phải dậy sớm giống như một cực hình. Còn đối với những người không ngủ được, thói quen dậy sớm giống như một chiếc đồng hồ sinh học chính xác đến từng giây, từng phút. Nhưng do thiếu ngủ và không ngủ được nên dù dậy sớm cũng cảm thấy không thoải mái, thậm chí còn rất mệt mỏi. Vậy, làm thế nào để có cách dậy sớm 4h sáng với tinh thần thoải mái nhất? Mọi người hãy theo dõi ngay những thông tin chia sẻ trong nội dung dưới đây nhé!
Image Uống trà sữa có mất ngủ không? Tại sao và cách khắc phục

Uống trà sữa có mất ngủ không? Tại sao và cách khắc phục

Hiện nay, trà sữa vẫn là thức uống ưa thích của hầu hết các bạn trẻ. Tuy nhiên, tình trạng bị mất ngủ hay khó ngủ sau khi uống trà sữa lại rất thường gặp, thậm chí nhiều người thừa nhận họ bị “say” và cảm thấy mệt mỏi khi thức giấc. Vậy nguyên nhân của việc này là do đâu? Khi uống trà sữa bị mất ngủ phải làm sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Ru9, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Image Tại sao nằm nệm bị ngứa lưng? Cách khắc phục nằm nệm bị ngứa lưng hiệu quả

Nằm nệm bị ngứa - Nguyên nhân và cách trị nhanh chóng

Nệm có nhiều tác động đến giấc ngủ, có thể khiến con người sảng khoái vào mỗi buổi sáng nhưng cũng có thể khiến họ cảm thấy uể oải do ngủ không ngon. Một trong những nguyên nhân của việc này là tình trạng ngứa lưng, ngứa da khi nằm. Vậy tại sao nằm nệm bị ngứa lưng? Nằm nệm bị ngứa lưng phải khắc phục thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mục lục×