
Mục lục
Trẻ sơ sinh vẫn thường hay vặn mình khi ngủ, khi ăn hoặc khi muốn được ba mẹ chú ý đến. Tuy nhiên thực tế, việc vặn mình thường xuyên kèm theo tình trạng nôn, ọc sữa hay quấy khóc của trẻ rất đáng để phụ huynh lưu tâm. Nắm được cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình sẽ giúp ba mẹ giảm đi nỗi lo cũng như chăm sóc bé tốt hơn. Hãy cùng Ru9 tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.
1. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ thường hay vặn mình?
Trước khi tìm hiểu những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình, hãy cùng lý giải nguyên nhân vì sao lại xuất hiện tình trạng này.
Thực tế, hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh khá phổ biến và có thể dễ dàng nhận biết. Thông thường, bé hay gồng người lên để vặn mình, mặt đỏ lên khó chịu và có thể quấy khóc. Nguyên nhân chủ yếu là do:
Nguyên nhân sinh lý
Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ thường gặp ở trẻ từ vài tuần đến 2 tháng tuổi, tuy nhiên đến khi trẻ 3-4 tuổi thì hiện tượng này sẽ tự biến mất. Thông thường, do trẻ đã quen thuộc với bụng mẹ, khi vừa sinh ra chưa quen với cuộc sống bên ngoài, trẻ thường có xu hướng vận động tay chân, điển hình là vặn mình trong vô thức.
Ngoài ra có thể là do
- Nhiệt độ bên ngoài cũng như trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh.
- Trẻ sơ sinh ngủ trong tư thế không thoải mái: Đệm cứng, gối đầu quá cao, nằm sấp, nằm co quắp, phòng quá sáng hoặc quá ồn….

- Chưa kịp thay tã, bỉm cho trẻ hoặc phụ huynh cho bé mặc quần áo, tã quá chật gây ra cảm giác khó chịu.
- Trẻ cảm thấy đói và cần được bổ sung sữa mẹ.
Nguyên nhân bệnh lý
Mặc dù tình trạng trẻ sơ sinh ngủ vặn mình là khá thường gặp. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần phải cẩn thận nếu trẻ vặn mình kèm theo các dấu hiệu bất thường như: ra mồ hôi trộm, ọc sữa, quấy khóc….thì đây là do nguyên nhân bệnh lý, trẻ có thể đang gặp một số vấn đề về sức khỏe, điển hình như: Bệnh về đường tiêu hóa, thiếu vitamin D hay thiếu canxi.
Trẻ sơ sinh vặn mình kèm theo các biểu hiện như đỏ mặt, quấy khóc liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Cần xác định chính xác nguyên nhân trẻ ngủ vặn mình do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý để có những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình hiệu quả.
2. Cách để trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình
Nếu như trẻ sơ sinh vặn mình do sinh lý, phụ huynh không cần quá lo lắng bởi hiện tượng này sẽ sớm mất đi sau khoảng vài tháng. Tuy nhiên nếu do nguyên nhân bệnh lý, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể áp dụng một số cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình dưới đây:
Cho trẻ mặc thoải mái
Quần áo, bỉm quá dày hoặc quá nóng gây khó chịu chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ vặn mình. Để cải thiện tình trạng này, ba mẹ hãy lựa chọn cho bé những loại quần áo rộng rãi, mềm mại. Với tã, bỉm nên chọn những loại có khả năng thấm hút và khô thoáng.
Ba mẹ nên chọn cho bé quần áo, tã hoặc bỉm mềm mại, thoải mái và dễ chịu.
Ba mẹ cũng nên lưu ý vệ sinh chăn, đệm và các vật dụng cá nhân của bé thường xuyên để tạo ra không gian thoải mái nhất, hạn chế việc trẻ ngủ hay vặn mình.
Bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
Thông thường với trẻ sơ sinh bú mẹ, dinh dưỡng mà mẹ hấp thụ được sẽ truyền trực tiếp qua con. Vì vậy, các mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhất là các loại thực phẩm giàu canxi như cá ngừ, cá thu, cá hồi.
Ngoài ra, không nên để trẻ sơ sinh bị đói, bởi khi đói con thường cảm thấy khó chịu và sẽ có xu hướng vặn mình. Trẻ bị đói thường xuyên cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.
Tắm nắng cho trẻ
Nhiều bậc phụ huynh vẫn còn cho rằng không nên tắm nắng cho trẻ quá sớm. Bởi vậy, đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều bé bị thiếu hụt vitamin D và canxi, nhất là những bé sinh non. Điều này vô tình khiến trẻ dễ vặn mình, quấy khóc khi đêm về.
Tắm nắng là một trong những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình hiệu quả.
Vì vậy, một trong những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình chính là tắm nắng thường xuyên cho bé. Nên ưu tiên cho bé tắm nắng trong khoảng 7h sáng để hấp thụ vitamin D và canxi tốt hơn. Không nên tắm nắng khi quá muộn hoặc sau một đêm mưa rào.
Luôn chú ý kiểm tra mọi thứ xung quanh của bé
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng vô cùng nhạy cảm, chính vì vậy ba mẹ nên chú ý quan sát và kiểm tra mọi thứ xung quanh của con
Nhiệt độ trong phòng quá nóng hay quá lạnh cũng đều khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Do vậy, hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, ngoài ra nên tạo không gian phòng thông thoáng, sạch sẽ để giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất.
Tình trạng trẻ vặn mình khó chịu có thể do tổn thương ngoài da từ côn trùng cắn hoặc bệnh lý nào đó. Vì thế, hãy kiểm tra toàn bộ da của trẻ xem có vị trí nào bị nổi mẩn, viêm loét, sưng viêm bất thường không. Nếu có hãy chăm sóc và tìm cách khắc phục sàng sớm càng tốt.
Ánh sáng đèn quá chói có thể khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ. Vì vậy, một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình chính là nên tắt đèn hoặc chỉ bật đèn ngủ để con ngủ ngon hơn.
Kết luận
Hy vọng thông qua những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình trên đây sẽ phần nào giải quyết được nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Bởi trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm và cần chăm sóc đặc biệt. Vì vậy, ba mẹ hãy chú ý tạo ra môi trường thoải mái nhất, an toàn nhất để con có thể phát triển toàn diện.
Author:
Quynh NhuShare This Article:
Bài viết liên quan

Tiết lộ tư thế ngủ của cặp vợ chồng hạnh phúc có thể bạn chưa biết

Bật mí tư thế ngủ của người đàn ông yêu vợ nhất trên đời

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Bật mí ngủ trước 11h có tăng chiều cao không?

Ngủ trưa có tăng chiều cao không? Tư thế ngủ tăng chiều cao tốt nhất
