
Mục lục
Em bé của bạn có thường xuyên ngủ ngáy không? Tại sao trẻ ngủ ngáy? Cần làm gì để để con một giấc ngủ chất lượng và không phát ra tiếng ngáy?
Trẻ sơ sinh phát ra những âm thanh trong lúc thở khi ngủ về đêm là một hiện tượng phổ biến. Một nghiên cứu cho thấy 7 - 12% trẻ sơ sinh ngáy nhiều hơn 3 đêm trong tuần. Song, nhiều bố mẹ lo lắng con mình ngáy khi ngủ có thể đang gặp vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ thường ngủ ngáy, cùng điểm qua 6 nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy để có những biện pháp hỗ trợ con có giấc ngủ chất lượng hơn nhé.
1. Nghẹt mũi
Thông thường, nguyên nhân khiến trẻ thường ngủ ngáy là bị nghẹt mũi. Chiếc mũi bé tí của con khi bị tắc nghẽn dẫn đến hẹp đường thở, lúc ngủ sẽ phát ra tiếng ngáy.
Chúng ta có thể dễ dàng giúp con có hơi thở thông thoáng hơn bằng cách xịt nước muối sinh lý vào mũi, uống thuốc hoặc hỗ trợ con đưa chất nhầy từ mũi ra ngoài.
2. Viêm Amidan
Amidan và Adenoids là những tuyến bạch huyết đặc biệt nằm ở sau mũi và cổ họng. Hai bộ phận này đóng vai trò như áo giáp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân xâm nhập và gây hại cho hệ hô hấp của con người. Khi phát hiện nguy hiểm, các đội kháng thể và bạch cầu tập hợp lại để bắt vi rút hay vi trùng trước khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Trong quá trình bảo vệ trên, Amidan có thể nhiễm phải một số loại vi rút dẫn đến viêm Amidan. Con của bạn khi bị viêm Amidan có thể đau họng, ho, nghẹt mũi và thậm chí là lên cơn sốt.
Trẻ bị viêm Amidan thường xuyên ngủ ngáy về đêm.
Nếu trẻ bị viêm Amidan, toàn bộ đường thở trong họng sẽ trở nên hẹp hơn. Bên cạnh đó, các cơ trong họng sẽ được “nghỉ giải lao” trong lúc ngủ, vì thế, mô mềm lúc này ngày càng hẹp hơn. Đường thở của con khép lại nhiều sau mỗi lần hít sâu giống như chiếc bong bóng dần xẹp xuống, quá trình này phát ra âm thanh của tiếng ngáy. Lúc này, tiếng ngáy như một lời nhắc nhở rằng, trẻ cần bảo vệ cổ họng của mình.
Bác sĩ nhi khoa đề xuất dùng thuốc để giảm viêm Amidan hoặc phẫu thuật cắt bỏ để cải thiện chất lượng giấc ngủ ở trẻ. Tuy nhiên, trẻ trên 7 tuổi hoặc bị thừa cân cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để an toàn hơn khi phẫu thuật.
3. Dị ứng mũi
Ngoài nghẹt mũi, dị ứng mũi cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến không chỉ trẻ nhỏ mà người trưởng thành cũng thường phát ra tiếng ngáy về đêm. Các vật dụng trên giường như gối, nệm, ga giường có thành phần từ các sợi lông vũ hay sợi bông li ti vô tình bị trẻ hít vào hình thành các chướng ngại vật trong quá trình lưu thông không khí khi hít thở. Khi đó, chiếc mũi nhỏ xinh của con bị dị ứng, trẻ ngủ ngáy và chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng.
Sợi lông vũ từ chăn, ga có thể khiến trẻ ngủ ngáy.
Ngoài ra, không khí trong phòng quá khô tạo điều kiện hút ẩm trên da và vùng mũi cũng không ngoại lệ. Điều này kích thích quá trình làm khô cứng các chất ẩm trong mũi dẫn đến nhịp thở của trẻ không đồng đều và phát ra tiếng ngáy.
4. Lệch vách ngăn mũi
Vách ngăn mũi bị lệch là hiện tượng phổ biến xuất hiện ở gần 20% trẻ sơ sinh, có thể dẫn đến ngủ ngáy. Tuy nhiên, nhiều trẻ em trong số này không có triệu chứng gì và có thể biến mất lệch vách ngăn mũi theo thời gian.
5. Mềm sụn thanh quản
Tương tự như những nguyên nhân trên, mềm sụn thanh quản là tình trạng cấu trúc thanh quản bị biến dạng và mềm đi khiến cho lỗ thông của đường thở hẹp hơn dẫn đến tình trạng ngủ ngáy của trẻ về đêm. May mắn thay, 90% trẻ em bị mềm sụn thanh quản thường tự khỏi mà không cần điều trị, độ tuổi phổ biến để chấm dứt tình trạng này là khoảng từ 18 - 20 tháng tuổi.
Mềm sụn thanh quản là một nguyên nhân khiến con của bạn ngủ ngáy về đêm.
Tuy nhiên, cũng có một số ít trẻ có thanh quản bị biến dạng nghiêm trọng gây cản trở đường thở và ăn uống khó khăn. Trong trường hợp này cần thăm khám bác sĩ và đưa ra những cách điều trị phù hợp như sử dụng ống thở hoặc phẫu thuật.
6. Chứng rối loạn nhịp thở khi ngủ và ngưng thở khi ngủ
Khoảng 1 - 3% trẻ em mắc phải chứng rối loạn nhịp thở khi ngủ (SDB) hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) dẫn đến ngủ ngáy nghiêm trọng. Hai hội chứng này cũng xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 3 - 6 tuổi.
Con ngủ ngáy, há miệng, giọng nói đặc sệt, nước dãi xuất hiện lên gối, nhức đầu hoặc ngủ nhiều hơn bình thường là những dấu hiệu nhận biết con bị rối loạn ngưng thở khi ngủ. Trẻ bị hội chứng này thường giật mình tỉnh giấc, nghẹt mũi hoặc thở gấp hàng chục lần hoặc có thể lên đến trăm lần mỗi đêm. Hội chứng này khá nguy hiểm nhưng cũng dễ dàng nhận biết nếu bạn kiên nhẫn quan sát giấc ngủ của con. Đôi khi tiếng ngáy cũng là một lời cảnh báo kịp thời rằng con của bạn đang mắc phải SDB. Không có gì lạ khi trẻ xuất hiện các quầng thâm dưới mắt, tỉnh giấc giữa đêm, ngáp nhiều vào ban ngày và trở nên cáu kỉnh, hay quên hơn vì tác hại mà hội chứng loạn nhịp thở mang lại. Nghiêm trọng hơn, trẻ bị mắc chứng SBD cũng bị suy giảm hệ thống miễn dịch, huyết áp cao, căng thẳng tim vì chất lượng giấc ngủ giảm sút gây ảnh hưởng lên sức khỏe và quá trình học tập.
Ngoài SDB, hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng được xuất hiện trong nhiều nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ nhỏ. Khi con không hít vào và thở ra hơn 10 giây được gọi là ngưng thở. Trong trường hợp này, cổ họng khép kín lại, hít vào gây ra âm thanh ngáy dữ dội. Thuật ngữ ngưng thở nghe có vẻ khá nguy hiểm nhưng trẻ sẽ tự động thức giấc và bắt đầu thở trở lại (thường là từ 10 - 15 giây).
Tuy nhiên, hiện nay theo thống kê, trẻ ngủ ngáy vì nghẹt mũi và môi trường ngủ ảnh hưởng chiếm tỷ lệ cao. Vì thế, bố mẹ không nên quá lo lắng vì tiếng ngáy của con. Song, nếu trẻ ngáy liên tục trong 4 đêm mà không có các biểu hiện của các nguyên nhân trên, con có thể đang gặp vấn đề về đường thở, nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ nhi khoa để kịp thời chữa trị. Kerrin Edmonds - một chuyên gia tư vấn về giấc ngủ cho trẻ em ở California khuyên rằng bạn nên ghi lại âm thanh khi ngáy của trẻ để bác sĩ nhi có chẩn đoán chính xác nhất.
7. Một số phương pháp giúp trẻ giảm ngáy khi ngủ
Ngáy khi ngủ ở trẻ tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe của con nhưng chứng ngủ ngáy làm giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ. Vì thế, các chuyên gia đã đề xuất một số lưu ý bên dưới nhằm giúp trẻ giảm ngáy đơn giản, hỗ trợ con ngủ ngon và sâu giấc hơn:
- Đặt một tấm chăn dày ở dưới nệm tại vị trí đầu giường để nâng đầu trẻ lên khoảng 3 - 4 inch.
- Giữ ẩm không khí bằng máy tạo ẩm, phun sương để tạo độ ẩm, sự thoáng mát trong không khí, tránh khô khốc, bụi bẩn.
Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp không khí thoáng mát, cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ.
- Nếu phát hiện con ngủ ngáy, nên ngừng sử dụng các sản phẩm từ sữa trong vòng 1 - 2 tuần.
- Ngáy với tần suất cao và trong thời gian dài từ 1 - 2 tuần nên đưa con đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và uống thuốc dị ứng mũi, viêm mũi hoặc được tư vấn để sử dụng bộ lọc không khí HEPA trong phòng ngủ.
- Không nên cho thú cưng có lông ngủ với con trong khoảng thời gian con ngủ ngáy.
Trẻ ngủ ngáy là hiện tượng thường gặp và hầu như không gây ra tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Nghẹt mũi là một trong những nguyên nhân phổ biến của chứng ngủ ngáy, có thể được kiểm soát và phục hồi đơn giản. Tuy nhiên, nếu quan sát thấy con ngáy thường xuyên dù đã áp dụng các biện pháp khắc phục ở bài trên, bạn hãy đưa con đến bác sĩ nhi khoa để có những chẩn đoán chính xác nhất bạn nhé.
Author:
Quynh NhuShare This Article:
Bài viết liên quan

Tiết lộ tư thế ngủ của cặp vợ chồng hạnh phúc có thể bạn chưa biết

Bật mí tư thế ngủ của người đàn ông yêu vợ nhất trên đời

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Bật mí ngủ trước 11h có tăng chiều cao không?

Ngủ trưa có tăng chiều cao không? Tư thế ngủ tăng chiều cao tốt nhất
