
Mục lục
- 1. Thiết lập thời gian biểu khoa học cho trẻ
- 2. Mặc tã cho trẻ trước khi ngủ
- 3. Không đùa giỡn với trẻ trước khi ngủ
- 4. Dạy cho trẻ tự ngủ
- 5. Chuẩn bị môi trường ngủ êm ái để trẻ cảm thấy thoải mái
- 6. Tắm trước khi ngủ
- 7. Sử dụng tiếng ồn trắng
- 8. Kết hợp cho thay tã ngay trước khi cho bé bú lúc giữa đêm
- 9. Cho bé ngủ cùng phòng với mẹ nhưng không cùng giường
- 10. Không lạm dụng võng, nôi điện
Giấc ngủ trở nên cực kỳ quan trọng không chỉ đối với người lớn mà còn đối với trẻ nhỏ. Có thể các bạn chưa biết có đến 80% tế bào não được hình thành trong 3 năm đầu đời của trẻ. Trong quá trình ngủ, trẻ sẽ có cơ hội phát triển thông qua hormon tăng trưởng. Không chỉ giúp trẻ phát triển về thể chất, giấc ngủ còn có vai trò đặc biệt trong quá trình phát triển trí não.
Trong 2 tháng đầu, nhu cầu dinh dưỡng vượt qua nhu cầu ngủ. Trẻ cần bú sữa 2 giờ một lần và có thể cần ngủ từ 10 – 18 giờ mỗi ngày, mỗi lần từ 3 – 4 giờ. Tại sao trẻ lại ngủ ngày thức đêm? Vì trẻ không có khả năng phân biệt giữa ngày và đêm, do đó trẻ có thể ngủ và thức bất kỳ lúc nào, thậm chí là lúc 2 – 3 giờ sáng. Đến khoảng 6 tháng tuổi, trẻ có thể ngủ suốt 6 giờ. Lúc này, trẻ có thể nhận thức được việc ngủ vào buổi tối, trẻ có thể khóc vào ban đêm và làm “náo loạn” giấc ngủ của cả gia đình.
1. Thiết lập thời gian biểu khoa học cho trẻ
Thức dậy vào 7 giờ sáng, cho bé bú (hoặc ăn dặm), chơi cùng bé và ngủ ngắn. Từ 8 giờ đến 9 giờ 30 cho bé thức dậy, vệ sinh, cho bé ăn và chơi cùng bé. 10 giờ 30 ngủ ngắn. Khung giờ từ 12 giờ đến 18 giờ sẽ lặp lại các hoạt động trên và thời gian cách nhau 1 giờ 30 phút. 19 giờ 30, cho trẻ ăn nhẹ, sinh hoạt và chơi cùng bé. 21 giờ đi ngủ. Trong đêm có thể cho trẻ bú (hoặc ăn thêm).
2. Mặc tã cho trẻ trước khi ngủ
Trẻ sơ sinh sẽ rất dễ bị giật mình dẫn đến tỉnh giấc khi có tiếng động, đặc biệt là vào ban đêm khi không gian xung quanh đang tĩnh lặng. Vì thế, trẻ sẽ dễ thức và khó chìm vào giấc ngủ sâu khi bạn thay quần áo cho trẻ vào giữa đêm.
Để tránh việc này, bạn nên mặc tã cho trẻ trước khi đi ngủ. Việc quấn chặt tã giúp trẻ không bị ẩm ướt, khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ, đồng thời trẻ sẽ có cảm giác an toàn hơn, từ đó, trẻ sẽ ngủ sâu và ngon giấc hơn.
3. Không đùa giỡn với trẻ trước khi ngủ
Cha mẹ nên hạn chế thói quen này trước khi ngủ. Khi giỡn quá mức sẽ dẫn đến tình trạng quá khích và không muốn ngủ nữa. Khi quá giấc ngủ, trẻ sẽ bị khó ngủ dẫn đến việc cáu gắt, quấy khóc. Bên cạnh đó, việc đùa giỡn quá mức trước khi ngủ sẽ làm trẻ dễ bị giật mình tỉnh giấc vào nửa đêm.
4. Dạy cho trẻ tự ngủ
Sau 4 tuần đầu làm quen và theo dõi lịch sinh hoạt của trẻ, mẹ có thể thực hiện các phương pháp giúp trẻ tự ngủ:
Nhận biết các dấu hiệu buồn ngủ của con và cho con vào giường đi ngủ khi trẻ vẫn còn thức. Đừng quên duy trì các hoạt động cố định đã hình thành với con. Mẹ có thể hỗ trợ trẻ tự ngủ bằng các hình thức như: hát ru, massage, nghe nhạc, sử dụng tiếng ồn trắng,…
Đừng để trẻ trên tay ru ngủ mới đặt xuống giường sẽ tạo thói quen không tốt, khó dạy trẻ tự ngủ được.
5. Chuẩn bị môi trường ngủ êm ái để trẻ cảm thấy thoải mái
Giường ngủ và chăn gối là nơi gắn liền với bé trong suốt những năm đầu phát triển. Bé hầu như sẽ hoạt động mọi thứ trên giường và nhất là ngủ. Vì vậy, chăn gối êm ái thoáng mát và giường nệm đủ chắc chắn và vững chãi sẽ giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Đặc biệt nên dùng những loại giường có khả năng chịu lực tốt và khoá những tác động lan truyền gây ảnh hưởng giấc ngủ của bé khi ba mẹ di chuyển.
6. Tắm trước khi ngủ
Hãy tắm nhanh cho bé vào buổi chiều sau giấc ngủ ngắn. Dùng những sản phẩm sữa tắm an toàn cho da bé, tạo cảm giác mát mẻ sảng khoái.
7. Sử dụng tiếng ồn trắng
Là cách để ru trẻ ngủ. Với âm thanh này giúp loại bỏ những âm thanh ồn ào bên ngoài ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Cũng sẽ tránh làm trẻ giật mình khi bỗng có một âm thanh đột ngột làm tỉnh giấc.
8. Kết hợp cho thay tã ngay trước khi cho bé bú lúc giữa đêm
Thay tã cho bé khi trẻ thức dậy giữa đêm cần bú, bạn nên thay bỉm tã cho trẻ ngay trước khi cho bú để đảm bảo sau khi bú xong trẻ tiếp tục vào giấc ngủ mà không bị làm phiền bởi việc thay tã.
Thay bỉm tã cho trẻ ngay trước khi cho bú để không bị thức giấc vào nửa đêm.
9. Cho bé ngủ cùng phòng với mẹ nhưng không cùng giường
James McKenna, trưởng phòng nghiên cứu hành vi và giấc ngủ của bé thuộc trường Đại học Notre Dame đưa ra quan điểm: Việc cho bé ngủ cùng ba mẹ là cách để chăm sóc con khi bé còn quá nhỏ. Tuy nhiên, có rất nhiều rủi ro khi cho bé ngủ chung giường với mẹ như: bố mẹ nằm đè lên bé, chăn che kín người bé, diện tích giường nhỏ khiến bé bị ngã,…
10. Không lạm dụng võng, nôi điện
Sẽ khiến giấc ngủ của bé phụ thuộc vào những vật dụng này. Việc sử dụng các vật dụng hỗ trợ bé ngủ lâu dần hình thành thói quen không tốt, bé có thể sẽ quấy khóc không chịu ngủ nếu như không được sử dụng những vật dụng đó.
Khi ngủ, bạn có thể dùng gối che chắn các phía và dùng một chiếc mền hoặc khăn gấp lại chắn ngang bụng bé. Vì bé đã quen với môi trường chật hẹp trong bụng mẹ vì vậy đôi khi chuyển động mà ko va chạm vào vật gì bé sẽ giật mình và quấy khóc.
Hy vọng, với những mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn thiết lập tốt cho giấc ngủ của bé vừa có thể đảm bảo được sức khoẻ của cả gia đình.
Author:
Quynh NhuShare This Article:
Bài viết liên quan

Tiết lộ tư thế ngủ của cặp vợ chồng hạnh phúc có thể bạn chưa biết

Bật mí tư thế ngủ của người đàn ông yêu vợ nhất trên đời

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Bật mí ngủ trước 11h có tăng chiều cao không?

Tại sao nằm nệm bị ngứa lưng? Cách khắc phục nằm nệm bị ngứa lưng hiệu quả

Bình luận