1/ Hiện tượng vải bị xù lông là gì?
Ngành công nghiệp may mặc sử dụng thuật ngữ Puzzing (Xù Lông) và Pilling (Vón Cục Xơ) để mô tả hiện tượng các xơ sợi xuất hiện trên bề mặt vải, xoắn rối lại với nhau tạo thành hạt. Các xơ sợi này hình thành trong quá trình dệt vải, khiến vải dễ dàng vón cục khi bị ma sát nhẹ. Một số loại vải bị xù lông nhiều sẽ sờn cũ và mất mỹ quan.
2/ Xù lông không vải do chất lượng vải kém
2.1/ Nguyên nhân vải bị xù lông:
Trong quá trình dệt vải xuất hiện những sợi tơ vải rất nhỏ không bám vào vải. Những sợi này có xu hướng di chuyển lên phía trên bề mặt vải, khi chịu thêm ma sát, các xơ sợi này bong ra nhiều hơn và xoắn lại với nhau thành hạt.
Hiện tượng vải bị xù lông xuất hiện đáng kể hơn trên sợi tổng hợp, do sợi nhân tạo cực kỳ bền, các hạt/ xơ sợi khi bong ra sẽ bám chặt vào vải. Ngược lại, sợi vải tự nhiên khi bong ra sẽ rụng một cách dễ dàng, không tạo hiện tượng vón vải.
Ma sát xuất hiện trong quá trình sử dụng thường ngày: cơ thể người tiếp xúc với quần áo khi chúng ta đi lại, đứng ngồi. Các sản phẩm phòng ngủ như ga giường, vỏ nệm, tấm làm mát,... bị chà xát khi chúng ta trở mình, đổi tư thế ngủ… Những điểm bị ma sát nhiều sẽ dễ bị xù vải hơn những điểm khác.
Ngoài ra việc giặt sấy cũng gây ra ma sát, khiến các bề mặt cọ xát với nhau, xơ vải từ sản phẩm này xoắn lại với xơ sợi từ sản phẩm khác.
2.2/ Vì sao vải chất lượng cao vẫn bị xù lông?
Bạn cần hiểu rằng, vải bị xù lông không phải là do vải bị lỗi, đây là hiện tượng bình thường, xảy ra do hao mòn sử dụng hàng ngày và không ảnh hưởng đến độ bền hoặc chức năng của sản phẩm vải.
Quá trình bong sợi tơ vải do ma sát trong những lần giặt đầu tiên sẽ giúp bề mặt vải mịn hơn, và hiện tượng này chắc chắn sẽ giảm dần sau thời gian sử dụng.
2.3/ Có cần đổi sản phẩm mới khi vải bị xù lông?
Người dùng thường lo lắng rằng hiện tượng xù lông sẽ làm vải bị mòn đi, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Điều này là không đúng, vì xù lông không phải do vải bị lỗi, mà là hiện tượng bình thường như được đề cập phía trên.
Bạn hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng lược chải vải hoặc dụng cụ cắt chuyên dụng, và an tâm tiếp tục sử dụng mà không cần đổi sản phẩm mới khi gặp hiện tượng sờn, xù lông vải.
An tâm sử dụng vì hiện tượng xù lông không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
2.4/ Loại vải nào ít bị xù lông?
Tất cả các loại vải đều có thể bị xù lông. Tuy nhiên tùy vào cách dệt và chất liệu, sẽ có những loại vải ít bị xù lông hơn.
Các chất liệu như len, cotton, sợi tổng hợp polyester, acrylic,... khi dệt với sợi vải ngắn thường dễ sần lên hơn. Chất liệu dệt từ sợi thiên nhiên dài (như linen, lụa tơ tằm) ít bị xù lông.
Các sản phẩm phối hợp nhiều màu và chất liệu đặc biệt dễ gặp tình trạng xù lông. Ví dụ như khi pha cotton và sợi tơ tằm, hai chất liệu có độ dài tơ sợi khác nhau và độ bền khác nhau, dẫn đến khi sợi cotton bị bong ra, chúng sẽ không rơi khỏi về mặt vải mà sẽ dính chặt với sợi tơ tằm - tạo nên các hạt xù trên sản phẩm.
3/ Mẹo xử lý khi vải bị xù lông
Xơ sợi rất dễ xử lý, chỉ cần bạn nhanh chóng loại bỏ chúng khi xuất hiện tình trạng xù lông, để tránh trường hợp các tơ sợi này ngày càng bị xoắn lại nhiều.
Cách hiệu quả nhất để khắc phục: Sử dụng máy cắt/ lược loại bỏ xơ vải chuyên dụng. Bạn có thể dễ dàng mua với giá giao động chỉ từ 50.000 - 150.000VNĐ
Lược loại bỏ xù lông vải dễ dàng và tiện dụng
Không nên dùng dao cạo râu: Nếu sử dụng không khéo, dao cạo râu sẽ khiến về mặt vải bị chà xước, đặc biệt với những loại vải bóng như satin, vải trong suốt,...
Không nên dùng cây lăn bụi: Cây lăn bụi sẽ kéo theo cả những sợi vải còn tốt, khiến sản phẩm của bạn sẽ ngày càng bị xù lông nhiều hơn
Không dùng tay để loại bỏ xơ xợi: bạn sẽ vô tình kéo theo những sợi bị xoắn khác, khiến vải dễ bị toạc ra và tạo ra lỗ thủng.
Ngoài ra bạn hãy lưu ý chọn chế độ giặt phù hợp với hướng dẫn từ nhà sản xuất, nên phơi thay vì sấy quần áo, và ủi đồ ở nhiệt độ phù hợp.
Tham khảo: Understanding fabric pilling