Thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của con người. Thế nhưng, ngủ quá nhiều cũng là dấu hiệu cảnh báo những bất thường về sức khỏe, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì. Vậy tuổi dậy thì ngủ nhiều là tốt hay không tốt? Nội dung bài viết sau đây của Ru9 sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
1. Dấu hiệu của ngủ nhiều
Hiểu một cách đơn giản, ngủ nhiều là tình trạng ngủ quá thời gian theo nhu cầu vào ban ngày hoặc ban đêm. Người ngủ nhiều thường gặp khó khăn trong việc giữ tinh thần tỉnh táo, làm việc thiếu tập trung, ảnh hưởng lớn đến hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của tình trạng ngủ nhiều:
- Người mệt mỏi, uể oải, cảm thấy khó chịu cả ngày.
- Khó thức dậy vào mỗi buổi sáng của ngày mới.
- Không tập trung, giảm trí nhớ trong quá trình làm việc.
- Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ.
Ngủ nhiều thường khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau.
2. Tuổi dậy thì ngủ nhiều là tốt hay không tốt?
Tuổi dậy thì ngủ nhiều là tốt hay không tốt là băn khoăn phổ biến của nhiều bạn trẻ hiện nay. Theo các chuyên gia, không chỉ ở lứa tuổi dậy thì mà bất kỳ độ tuổi nào thì ngủ nhiều đều đem lại nhiều tác hại xấu với sức khỏe. Cụ thể như sau:
Ngủ nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ
Theo nghiên cứu khoa học, những người có thói quen ngủ quá 10 tiếng một ngày sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 70% so với người ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng/ ngày. Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân là do khi ngủ quá nhiều, tuần hoàn máu sẽ bị cản trở, giảm tích tụ máu, từ đó làm tăng nguy cơ tắc mạch máu, dẫn đến đột quỵ.
Dễ béo phì do ngủ quá nhiều
Dậy thì là giai đoạn phát triển chiều cao và cân nặng mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu bạn ngủ quá nhiều thời gian trong ngày, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ bị trì trệ, lượng mỡ thừa sẽ ngày càng tích tụ nhiều hơn, từ đó làm tăng nguy cơ béo phì.
Ngủ nhiều dễ bị tiểu đường
Theo nghiên cứu y khoa, khi bạn ngủ quá nhiều hoặc quá ít, bạn đều sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Bởi vì, giấc ngủ không đảm bảo có thể gây rối loạn chức năng hệ thần kinh, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Suy giảm chức năng tim mạch do ngủ nhiều
Thời gian ngủ, cơ thể bạn sẽ ở trạng thái nghỉ ngơi. Lúc này, nhịp tim cũng giảm dần. Tuy nhiên, nếu bạn ngủ quá nhiều, tim sẽ quen với việc “nhàn rỗi”. Lâu ngày gây ra tình trạng suy giảm chức năng tim, từ đó làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...
Ảnh hưởng đến chức năng não bộ
Ngủ quá nhiều trong ngày và liên tục thời gian dài sẽ khiến cho não bộ bị lão hoá nhanh. Điều này khiến người tuổi dậy thì dễ bị suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất học tập, làm việc hàng ngày. Ngoài ra, những người có thói quen ngủ quá 9 tiếng mỗi ngày còn dễ rơi vào tình trạng thiếu tỉnh táo, người uể oải, đờ đẫn, suy giảm chất lượng cuộc sống.
Ngủ nhiều dễ mắc bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm có mối liên hệ mật thiết với tình trạng ngủ nhiều hoặc mất ngủ kéo dài. Theo thống kê cho biết, hiện nay có khoảng 15% người bị trầm cảm có liên quan đến chứng ngủ nhiều. Ngủ thời gian càng nhiều, bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu sẽ càng trầm trọng và khó chữa.
Tuổi dậy thì ngủ nhiều sẽ đem lại nhiều tác hại với sức khỏe.
3. Cách khắc phục tình trạng ngủ nhiều ở tuổi dậy thì
Như vậy, qua phần trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được tuổi dậy thì ngủ nhiều là không tốt. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
- Để chất lượng giấc ngủ tốt hơn, bạn nên trang bị cho không gian phòng ngủ nhà mình những bộ chăn ga gối nệm chất lượng. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm mang thương hiệu Ru9. Ru9 nổi tiếng với các sản phẩm sản xuất từ chất liệu foam có độ đàn hồi cao, khả năng nâng đỡ cơ thể tốt, giúp bảo vệ giấc ngủ trọn vẹn suốt cả đêm dài.
- Để đảm bảo ngủ đúng và đủ giờ, các chuyên gia khuyên bạn nên thiết lập lịch trình ngủ - thức khoa học cho bản thân. Hành động này lặp đi lặp lại liên tục sẽ giúp bạn dần thích nghi với chế độ sinh hoạt lành mạnh, từ đó hạn chế tình trạng ngủ nhiều.
- Tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ. Bởi ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính, tivi,... được xem là nguyên nhân khiến bạn dễ bị mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm, dẫn đến tình trạng ngủ nhiều vào ngày hôm sau.
- Việc vận động nhẹ nhàng từ 10 - 15 phút trước khi đi ngủ cũng được các chuyên gia khuyến khích. Vận động sẽ hỗ trợ quá trình lưu thông khí huyết bên trong cơ thể, từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn mà không bị mệt mỏi sau khi thức dậy vào ngày hôm sau.
- Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp nâng cao sức khoẻ, cải thiện sức đề kháng mà còn bảo vệ giấc ngủ trở nên trọn vẹn hơn.
- Tránh xa các chất kích thích có hại như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn, gas,... Đây đều là những tác nhân khiến giấc ngủ trở nên chập chờn, không đủ tỉnh táo vào ngày hôm sau.
Nệm Ru9 đồng hành cùng và chăm sóc giấc ngủ trọn vẹn.
Hy vọng, qua bài viết trên đây, bạn đã trả lời được thắc mắc tuổi dậy thì ngủ nhiều tốt hay không tốt. Nếu bạn đang dành ra quá nhiều thời gian trong ngày để ngủ thì hãy từ bỏ thói quen này và rèn luyện cho mình lịch trình sinh hoạt khoa học nhé!