Trẻ thở mạnh khi ngủ có sao không
Giấc ngủ

Giải Đáp Thắc Mắc Trẻ Thở Mạnh Khi Ngủ Có Sao Không

Bài viết này lý giải cách đo nhịp hô hấp của trẻ sơ sinh và phải làm gì khi trẻ thở nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường.

Mục lục

Trẻ sơ sinh thở nhanh hơn trẻ nhỏ và người lớn. Trẻ sơ sinh có thể thở chậm hoặc mạnh hơn khi ngủ, nhưng tốc độ hô hấp của trẻ phải luôn nằm trong ngưỡng khỏe mạnh. Cùng Ru9 lý giải cách đo nhịp hô hấp của trẻ sơ sinh và phải làm gì khi trẻ thở mạnh hơn bình thường nhé! 

Thở khó hoặc suy hô hấp là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 7% trẻ sơ sinh. Một số dấu hiệu của tình trạng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh bao gồm thở to, thở mạnh, hếch lỗ mũi, tức ngực, thay đổi màu da hoặc móng tay.

Nếu trẻ khó thở mà không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ biến chứng nặng. Thở rất nhanh hoặc mạnh cũng có thể báo hiệu nhiễm trùng hoặc một tình trạng khác. Bài viết này sẽ phần nào giải đáp thắc mắc về hơi thở và nhịp thở của con bạn có bình thường hay không.

1. Như thế nào là trẻ thở bình thường khi ngủ? 

Nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh rơi vào khoảng 40 đến 60 lần mỗi phút khi thức. Còn trong giấc ngủ sẽ dao động từ 30 đến 60 nhịp thở mỗi phút. Nếu thở nhanh hơn, điều này có thể cho thấy em bé đang khó thở.

Tìm hiểu về lý do trẻ thở mạnh khi ngủ

Trẻ sơ sinh thở nhanh hơn người lớn và đôi khi thở bất thường mà không có lý do gì đáng lo ngại. 

Cường độ thở của trẻ sơ sinh khi ngủ cũng không đều nhưng đó là điều hoàn toàn bình thường. Bé có thể dừng thở trong 5 đến 10 giây, rồi bắt đầu một đợt thở nhanh hơn với tốc độ 50 đến 60 nhịp thở một phút trong 10 đến 15 giây, sau đó thở đều đặn trước khi lặp lại như vậy. 

Tất cả những điều này rất khác so với kiểu thở của người lớn, đó là lý do tại sao những người mới làm cha mẹ thường lo lắng khi trẻ thở mạnh. Trong vòng vài tháng, hầu hết các bất thường về nhịp thở của trẻ sơ sinh sẽ tự hết. 

2. Tại sao trẻ thở mạnh khi ngủ? 

Phổi của trẻ sơ sinh gần như lấp đầy hết hoàn toàn khoang ngực. Không giống như người lớn, trẻ không có khả năng dự trữ không khí giữa các nhịp thở. Cho đến khi lớn lên và có khoang ngực mở rộng hơn, tốc độ hô hấp của trẻ mới nhẹ nhàng và đều đặn. Bởi vì khi có nhiều chỗ hơn trong khoang ngực, một lượng không khí dự trữ vẫn còn trong phổi giữa các lần thở và tốc độ hô hấp sẽ thấp hơn. 

Theo dõi nhịp thở của bé trong vài giờ

Nếu bạn lo lắng về nhịp thở của trẻ sơ sinh, hãy theo dõi chúng trong vài giờ.

3. Yếu tố ảnh hưởng đến nhịp độ hô hấp của trẻ sơ sinh

Chứng thở gấp, thở mạnh thường đồng nghĩa là em bé không nhận đủ oxy nên phải bù đắp bằng cách thở thường xuyên hơn. Ngoài ra, cũng có nhiều vấn đề khác dẫn đến khó thở ở trẻ sơ sinh, phổ biến như: 

- Sinh non.

- Sinh qua mổ lấy thai.

- Hội chứng hít phân su, xảy ra khi em bé hít phải chất lỏng của mẹ trong khi sinh.

- Mẹ thiểu ối, ít nước ối trong thai kỳ.

- Nhiễm trùng trong màng thai hoặc nước ối.

- Bệnh tiểu đường thai kỳ ở mẹ. 

4. Làm thế nào để có thể đếm nhịp hô hấp của con?

Cách đáng tin cậy nhất để đo nhịp thở của trẻ sơ sinh là đếm số lần thở trong 60 giây.

Đếm nhịp thở của bé

Trung bình, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng thở khoảng 40 nhịp mỗi phút.

Bạn có thể nhẹ nhàng đặt một tay lên bụng hoặc ngực của em bé, đếm mỗi lần bụng trồi lên là một nhịp thở. Ngoài ra, có thể đặt bàn tay cách lỗ mũi của em bé một vài cm và đếm mỗi lần thở ra từ mũi là một lần thở. 

Hầu hết trẻ sơ sinh thở không đều. Nhưng trẻ bị suy hô hấp thường kèm theo những dấu hiệu bất thường hơn, bao gồm:

- Có nhiều âm thanh phát ra trong quá trình thở như rên rỉ, khò khè hoặc tiếng rít.

- Phồng lỗ mũi để cố gắng hít nhiều không khí hơn.

- Rút người lại giữa các xương sườn, dưới xương ức hoặc trên xương đòn. Sự rút lại cho thấy em bé đang thở khó khăn hơn để nhận được nhiều oxy hơn.

- Em bé bị thiếu oxy nghiêm trọng có thể thay đổi màu da. Da trở nên nhợt nhạt, môi, lưỡi, ngón tay hoặc móng tay có thể chuyển sang màu trắng hoặc xanh lam.

5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Chỉ cần quan sát và để ý ngực em bé lên xuống thường xuyên là bạn hoàn toàn có thể quay trở lại giấc ngủ của mình. Em bé thường xuyên thức dậy để bú sữa, cũng là sự trấn an tuyệt vời rằng bé vẫn khỏe mạnh.

Nếu bé có các triệu chứng bất thường bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ

Nếu các triệu chứng thở bất thường vẫn tiếp tục, hãy đưa em bé đến phòng bệnh viện để khám ngay lập tức.

Còn trong trường hợp nhận thấy bất kỳ điều nào dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay: .

- Thở nhanh (hơn 60 nhịp thở mỗi phút), cũng không chậm lại khi em bé bình tĩnh

- Da có màu hơi xanh quanh môi, mắt, bàn tay hoặc bàn chân (bao gồm cả móng tay) và không biến mất. 

- Tạm dừng thở giữa các nhịp thở kéo dài hơn khoảng 10 giây

- Ngực của bé rút vào theo từng nhịp thở, đặc biệt là xung quanh xương đòn và xương sườn.

6. Lời khuyên cho cha mẹ về nhịp thở của bé

  1. Tìm hiểu các kiểu thở điển hình của con bạn hàng ngày để xác định như thế nào là thở bất thường. 
  2. Quay video lại nhịp thở của bé và cho bác sĩ xem khi cần thiết. 
  3. Luôn cho trẻ nằm ngửa khi ngủ, để làm giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) của bé. Nếu em bé bị nhiễm trùng đường hô hấp và ngủ không ngon, hãy hỏi bác sĩ để có những cách loại bỏ tắc nghẽn an toàn.. 
  4. Thuốc nhỏ nước muối được bán không cần kê đơn tại các hiệu thuốc có thể làm lỏng chất nhầy đặc, giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
  5. Đôi khi, trẻ thở nhanh khi quá nóng hoặc khó chịu. Nên cho bé mặc quần áo bằng vải thoáng khí.

Tóm lại, cha mẹ lo lắng về nhịp thở của trẻ sơ sinh là điều bình thường, đặc biệt là khi trẻ đang ngủ. Bạn có thể dành một phút để đếm nhịp hô hấp của em bé thường xuyên, nhưng hãy đảm bảo rằng không làm điều đó đến mức không thể nghỉ ngơi.

Mục lục×