
Mục lục
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, ngủ đủ giấc đóng vai trò cực kỳ quan trọng với sức khỏe, giúp con người có được tinh thần minh mẫn, sảng khoái vào ngày hôm sau. Vậy nhưng, ngủ sớm có tốt không hay có tác dụng gì với sức khỏe? Mời bạn tham khảo nội dung bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác.
1. Nên ngủ vào giờ nào?
Trung bình, con người chúng ta sử dụng tới hơn một phần ba thời gian trong đời để ngủ. Ngủ không chỉ là quãng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng mà còn đem lại vô vàn lợi ích thiết thực với sức khỏe..
Theo công bố từ Hiệp hội Giấc ngủ Anh Sleep Council, thời gian ngủ tốt nhất trong ngày là từ 22 đến 23 giờ. Đây là thời điểm cơ thể bắt đầu hạ nhiệt độ, hàm lượng hormone cortisol gây căng thẳng, lo âu cũng có xu hướng giảm mạnh, bởi vậy, con người sẽ dễ chìm vào giấc ngủ sâu hơn.
Dưới đây là cơ chế chung về đồng hồ sinh học của cơ thể con người:
- 21 - 23 giờ: Nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng, thời điểm 21 - 23 giờ là khoảng thời gian hệ miễn dịch hoạt động tốt, giúp thải trừ độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó hỗ trợ các cơ quan phục hồi một cách bất ngờ.
- 23 - 1 giờ: Đây được xem là khoảng thời gian vàng của gan. Bởi lúc này, gan sẽ hấp thu tối đa chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, đồng thời loại bỏ các chất cặn bã, dư thừa, từ đó tăng cường trao đổi chất bên trong cơ thể.
- 1 - 3 giờ: Hàm lượng cholesterol xấu, chất béo sẽ được tiêu hoá và loại bỏ nhờ vào hoạt động của túi mật vào thời gian này.
- 3 - 5 giờ: Đây là thời gian phổi tăng cường hoạt động. Chính vì vậy, những người thường xuyên gặp phải các vấn đề về hô hấp nên cẩn trọng và giữ ấm cơ thể trong khoảng thời gian này.
- 5 - 7 giờ: Ruột già sẽ phát huy tối đa công năng bài tiết chất cặn bã vào khoảng 5 - 7 giờ. Do đó, chuyên gia khuyên bạn nên thức dậy sớm và đi vệ sinh vào khung giờ này để làm sạch hệ thống tiêu hoá.
Tóm lại, để đảm bảo hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể diễn ra tốt nhất, chúng ta nên đi ngủ vào khoảng 21 - 23 giờ nhé!
Khung giờ tốt nhất của mỗi người là từ 21 - 23 giờ.
2. Mỗi ngày cần ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?
Có thể bạn đã biết, tùy theo từng độ tuổi mà quá trình phục hồi năng lượng và trao đổi chất cũng sẽ có sự khác nhau nhất định. Chẳng hạn, trẻ nhỏ thường có xu hướng ngủ nhiều vào ban ngày, còn người lớn sẽ ngủ ít hơn.
Dưới đây là nhu cầu giấc ngủ trung bình mỗi ngày theo từng độ tuổi:
- Trẻ < 12 tháng tuổi: 16 - 20 giờ/ngày.
- Trẻ từ 1 - 2 tuổi: 14 giờ/ngày.
- Trẻ từ 2 đến dưới 14 tuổi: 10 - 12 giờ/ngày.
- Thanh thiếu niên 14 - 17 tuổi: 8 - 10 giờ/ ngày. Đây được xem là giai đoạn có sự tăng trưởng hormone, nội tiết rõ rệt bên trong cơ thể.
- Người trưởng thành 18 - 64 tuổi: 7 - 9 giờ/ngày. Ở độ tuổi này, con người thường bị gánh nặng về học tập, công việc nên dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu. Bởi vậy, thời gian ngủ trong ngày đối với họ là cực kỳ quý giá. Ngủ sẽ giúp cân bằng cuộc sống, phục hồi năng lượng, từ đó làm việc, học tập đạt kết quả tốt hơn.
- Người già trên 65 tuổi: 7 - 8 giờ/ ngày. Giai đoạn này, con người bắt đầu có sự lão hoá rõ rệt, các chức năng bên trong cơ thể cũng trở nên kém dần. Hầu hết người cao tuổi sẽ gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Thời gian ngủ mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi.
3. Ngủ sớm có lợi ích gì với sức khỏe?
Việc thức khuya, dậy muộn trở thành một hồi chuông báo động nguy hiểm cho một bộ phận lớn giới trẻ ngày nay. Chính thói quen sống thiếu khoa học, sống buông thả, không coi trọng sức khoẻ của mình sẽ khiến bạn phải đối mặt với hậu quả xấu sau này. Vậy ngủ sớm có lợi ích gì với sức khỏe?
Giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm
Như đã tìm hiểu ở phần trên, ngủ là quãng thời gian mà các bộ máy cơ quan bên trong cơ thể bắt đầu vận hành để đào thải và làm sạch các chất cặn bã, dư thừa ra môi trường bên ngoài. Ngủ sớm sẽ giúp bạn phục hồi năng lượng, đồng thời hỗ trợ đẩy lùi các mầm mống gây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe sau này.
Theo số liệu thống kê, những người ngủ muộn sau 12 giờ có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm như xơ cứng động mạch, đột quỵ, bệnh về đường hô hấp. Chính vì vậy, ngủ sớm là việc làm cần thiết mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng nên duy trì mỗi ngày.
Giảm nguy cơ béo phì, thừa cân
Béo phì, thừa cân không chỉ khiến bạn trở nên xấu xí hơn trong mắt người khác mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh tật với cơ thể. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, những người có thói quen thức khuya sẽ có nguy cơ béo phì cao hơn người bình thường. Bởi, khi thức khuya, cơ thể bị kích thích làm tăng khả năng sản xuất hormone gây cảm giác thèm ăn, từ đó làm bạn béo lên một cách đáng kể.
Bên cạnh đó, ngủ sớm cũng có tác dụng vô cùng lớn trong việc hỗ trợ quá trình tiêu hoá thức ăn, chuyển hoá năng lượng, từ đó hạn chế sự tích tụ của chất béo, mỡ thừa. Nhờ vào cơ chế này mà nhiều người đã duy trì được vóc dáng hoàn hảo nhờ vào việc ngủ sớm mỗi ngày.
Ngăn ngừa quá trình lão hoá
Có thể bạn chưa biết, việc ngủ sớm sẽ giúp bạn trở nên trẻ trung và căng tràn sức sống hơn. Kết quả nghiên cứu này được công bố bởi nhà khoa học người Thuỵ Điển về tác dụng của việc ngủ sớm với làn da.
Theo nghiên cứu, các tế bào chết trên da sẽ được loại bỏ và thay thế bằng những tế bào tươi mới hơn nhờ vào việc đi ngủ sớm. Bên cạnh đó, ngủ sớm cũng giúp giảm nếp nhăn và đem đến tinh thần sảng khoái, rạng ngời cho bạn vào ngày hôm sau.
Hỗ trợ tăng cường sức khoẻ và quản lý quỹ thời gian
Ngủ sớm mỗi ngày là chìa khóa vàng để bạn tăng cường sức khoẻ và quản lý quỹ thời gian trong ngày của mình một cách tốt hơn. Việc ngủ sớm sẽ giúp cho các cơ quan trong cơ thể vận hành trơn tru hơn. Ngoài ra, ngủ sớm, bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để thực hiện các hoạt động hữu ích khác trong ngày với một nguồn năng lượng tràn trề, khoẻ khoắn.
Cải thiện tâm lý hiệu quả
So với những người thường xuyên thức khuya, dậy muộn, việc ngủ sớm sẽ giúp bạn ổn định tâm lý tốt hơn, từ đó giảm căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi. Nghiên cứu khoa học còn cho biết, người có thói quen thức khuya sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh trầm cảm, rối loạn cảm xúc, lo âu. Bởi vì, ngủ sớm sẽ kích thích cơ thể sản xuất hormone serotonin. Hormone này có tác dụng hỗ trợ điều hoà cảm xúc, giảm căng thẳng cực kỳ hiệu quả, đặc biệt là ở nhóm người trẻ thường xuyên chịu áp lực trong công việc, học hành.
Ngủ sớm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Qua bài viết trên, chắc hẳn chúng ta đều đã biết được tầm quan trọng của việc ngủ sớm, từ đó trả lời được băn khoăn ngủ sớm có tốt không. Việc ngủ sớm sẽ mang lại cho chúng ta nguồn năng lượng tích cực, đồng thời đẩy lùi nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Ngoài việc ngủ sớm, bạn cũng nên chú trọng đến chất lượng giấc ngủ của mình. Và đồng hành cùng giấc ngủ mỗi đêm chính là những bộ chăn ga gối nệm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu để tân trang lại không gian phòng ngủ nhà mình và hơn hết là có được giấc ngủ ngon thì hãy ghé thăm website của Ru9 nhé!
Author:
Quynh NhuShare This Article:
Bài viết liên quan

Tiết lộ tư thế ngủ của cặp vợ chồng hạnh phúc có thể bạn chưa biết

Bật mí tư thế ngủ của người đàn ông yêu vợ nhất trên đời

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Bật mí ngủ trước 11h có tăng chiều cao không?

Ngủ trưa có tăng chiều cao không? Tư thế ngủ tăng chiều cao tốt nhất
