So sánh các loại nệm
Nệm nào ngủ ngon nhất?
Chọn nệm phù hợp - bước đầu để chăm sóc giấc ngủ và sức khỏe
Đã bao giờ bạn bối rối khi phải tự mình lựa chọn chiếc nệm phù hợp giữa “ma trận” nệm gối hiện nay chưa? Từ nệm cao su, nệm bông ép, nệm lò xo, nệm memory foam,… Tất cả đều rất phong phú về mẫu mã, kích thước và giá cả. Chúng ta đều biết nệm tốt là yếu tố thiết yếu cho giấc ngủ, và chọn được chiếc nệm phù hợp là bước quan trọng đầu tiên để bạn tiến gần hơn tới những đêm ngon giấc và sức khỏe tốt hơn. Khi chọn nệm, yếu tố đầu tiên bạn nên cân nhắc khi so sánh các loại nệm chính là chất liệu. Mỗi loại chất liệu nệm sẽ có các ưu điểm - nhược điểm khác nhau, phục vụ cho từng mục đích, thói quen và nhu cầu giấc ngủ của mỗi người.
Ưu điểm và nhược điểm của những loại nệm phổ biến nhất hiện nay
01. Nệm Foam
Đây là loại nệm mới xuất hiện gần đây tại thị trường Việt Nam và đang ngày càng trở nên phổ biến hơn nhờ các tính năng ưu việt hơn các chất liệu khác.
Foam là chất liệu nhân tạo, bao gồm hàng triệu hạt khí kết nối đặc với nhau, có khả năng tạo ra độ nâng đỡ cho từng điểm của cơ thể. Do là chất liệu nhân tạo nên tùy theo từng mục đích khác nhau mà chúng ta có thể tạo ra nhiều loại foam khác nhau, thử nghiệm và thay đổi các chế tạo để cải tiến chất lượng foam theo nhu cầu sử dụng.Các loại nệm foam tốt thường có thiết kế đa tầng, giải quyết nhiều vấn đề của giấc ngủ.
Ưu điểm:
- Cấu trúc gồm các hạt khí mở thoáng khí.
- Có khả năng nâng đỡ theo đường cong tự nhiên của cơ thể.
- Các loại nệm foam đa tầng có thể giải quyết được đa dạng các vấn đề của giấc ngủ trong cùng một sản phẩm.
- Các loại nệm làm từ foam hiệu suất cao thường có tuổi thọ khá cao.
- Nhờ cấu trúc mở của foam nên nệm thường có trọng lượng tương đối nhẹ.
- Linh hoạt, dễ dàng được ép và cuộn gọn để đóng gói
gọn gàng. - Giá thành đa dạng, tùy vào lựa chọn.
Nhược điểm:
- Nệm foam chưa thật sự phổ biến tại Việt Nam nên lựa chọn hạn chế hơn các chất liệu khác.
- Tuổi thọ khá cao, khoảng 7-10 năm, tuy nhiên không bền bỉ bằng nệm cao su thiên nhiên.
02. Nệm Bông Ép
Nệm bông ép là loại nệm dày có độ nâng đỡ kém nhất trong các loại nệm. Loại nệm này thường được sản xuất bằng cách ép chặt các sợi bông, tạo thành một chiếc nệm có kết cấu đặc và rắn, thiếu tính đàn hồi và nâng đỡ.
Ưu điểm:
- Giá thành hợp lý, phù hợp với hầu hết mọi gia đình.
- Trọng lượng tương đối nhẹ, dễ vận chuyển.
- Nệm bông ép thường được thiết kế dạng gấp gọn để bạn dễ dàng cất giữ và di chuyển khi cần.
Nhược điểm:
- Chất liệu bông ép có độ đàn hồi kém, không có khả năng nâng đỡ cơ thể.
- Tuổi thọ sản phẩm tương đối ngắn.
- Dễ bị lún xẹp, chất lượng giảm sút, dễ có tình trạng bông vón cục theo thời gian sử dụng.
03. Nệm Lò Xo
Đến nay, nệm lò xo vẫn là chọn lựa được nhiều gia đình yêu thích và tin dùng, thường xuyên xuất hiện trong các thông tin review các loại nệm. Có hai loại nệm lò xo phổ biến là nệm lò xo liên kết và nệm lò xo túi. Loại nệm này cấu tạo chính từ hệ thống các khung lò xo chống gỉ chắc chắn, có khả năng chịu lực tốt. Tuy nhiên, vì là chất liệu lò xo nên chúng thường tạo áp lực lên cơ thể người dùng và gây đau nhức khi sử dụng kéo dài.
Ưu điểm:
- Phù hợp cho những ai tìm kiếm nệm với độ đàn hồi cao.
- Không quá mềm, tạo cảm giác vững chãi vừa đủ.
- Giá thành đa dạng, phù hợp với số đông người dùng.
Nhược điểm:
- Trọng lượng nặng do cấu trúc lò xo bên trong.
- Dễ hư hỏng khi cần di chuyển làm xê lệch hệ thống lò xo.
- Tuổi thọ sản phẩm không cao do sự biến dạng của lò xo.
04. Nệm Cao Su Thiên Nhiên
Chất liệu cao su có khả năng nâng đỡ tốt nhưng lại là cấu trúc đóng, vì vậy, chúng thường gây nóng khi ngủ suốt đêm dài. Tuy nhiên, loại nệm này thường được đánh giá cao về chất lượng và độ bền với thời gian sử dụng lên đến 20 năm.
Ưu điểm:
- Chất liệu tự nhiên, an toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường.
- Không xẹp lún khi sử dụng, phù hợp với những người thích nằm nệm cứng.
- Bền bỉ theo thời gian.
Nhược điểm:
- Giá thành khá cao.
- Trọng lượng rất nặng, cồng kềnh khi vận chuyển.
- Thiếu sự đàn hồi và nâng đỡ.
05. Nệm Hơi
Đây là loại nệm sử dụng áp lực không khí để tạo độ đàn hồi. Cấu tạo bao gồm vật liệu bao phủ bên ngoài và cấu trúc rỗng bên trong. Nệm hơi dễ dàng sử dụng khi bơm lượng khí vừa đủ vào bên trong đệm cũng giống như các loại thông thường, nệm hơi có đủ các kích cỡ khác nhau, bao gồm nệm Single, Queen, King,…
Ưu điểm:
- Một trong những ưu điểm chính của nệm hơi là cho phép tùy chỉnh độ cứng bằng cách bơm nhiều không khí để có bề mặt nệm chắc chắn hoặc giảm bớt để có bề mặt mềm mại.
- Nệm hơi khó sụt lún hay chảy xệ như các loại nệm thông thường sau nhiều năm sử dụng. Với nệm hơi, chỉ cần bơm căng thêm không khí sẽ loại bỏ được hiện tượng chảy xệ.
Nhược điểm:
- Nệm hơi sử dụng lâu dài hoặc có size cố định lớn có thể mất từ 30 đến 60 phút để lắp ráp và cần đến hai người làm.
- Do tính chất cơ học và sự phụ thuộc vào máy bơm được tích hợp sẵn, vậy nên nếu nó bị lỗi, bạn sẽ sửa chữa bằng cách trả thêm phí hoặc sử dụng bảo hành nệm nếu có.
06. Nệm Hybrid
Nệm hybrid còn được gọi là nệm đa tầng, là loại nệm kết hợp giữa foam hoặc cao su cùng với hệ thống lò xo. Mang đến trải nghiệm tuyệt vời nhờ khả năng giảm áp lực từ các lớp foam cùng với cảm giác chắc chắn của nệm lò xo truyền thống.
Ưu điểm:
- Kết hợp tính năng độc đáo của các loại vật liệu khác nhau mang lại sự hỗ trợ cho cơ thể và phù hợp với mọi tư thế ngủ.
- Nệm hybrid tận dụng đặc tính làm mát của lò xo và gel lạnh giúp điều chỉnh nhiệt độ khi bạn ngủ để cơ thể luôn mát mẻ.
Nhược điểm:
- Nếu bạn quen với mức độ vững chắc của nệm lò xo truyền thống, thì nệm hybrid có thể không dành cho bạn vì nó tương đối mềm mại hơn nhờ có lớp foam hoặc cao su hỗ trợ.
- Do có sự kết hợp giữa nhiều loại vật liệu khác nhau, vì vậy nệm hybrid có giá thành tương đối cao hơn so với các loại nệm khác.
07. Nệm Nước
Đây là loại nệm có nước là cấu tạo gồm 2 phần chính là khoang chứa nước hoặc dung dịch làm mát bên trong và lớp vải bọc không thấm nước bên ngoài. Khi sử dụng nệm, phần nước sẽ có chức năng làm mát và giải nhiệt cho cơ thể khi nằm.
Ưu điểm:
- Nệm chứa đầy nước không có lực cản, do đó giảm áp lực lên các khớp. Trong nhiều trường hợp, nệm nước giúp thư giãn các cơ ở cột sống, giúp giảm đau lưng cho những người bị bệnh.
- Nếu bạn khó đi vào giấc ngủ, cảm giác êm dịu của làn nước bên dưới có thể thực sự giúp bạn thư giãn cảm thấy như được massage sau một ngày dài.
- Khả năng điều hòa thân nhiệt.
Nhược điểm:
- Mặc dù các loại vải bọc bên ngoài được sử dụng cho nệm nước khá bền nhưng vẫn có khả năng bị thủng, dẫn đến rò rỉ.
- Một số nệm nước có thể có mùi lạ theo thời gian. Không hiếm trường hợp vi khuẩn sẽ phát triển trên đệm trong điều kiện môi trường ẩm ướt.
- Trong trường hợp nhà có trẻ nhỏ, đừng đặt bé nằm trên nệm nước vì dễ nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, vải bọc bên ngoài thường không có khả năng thấm hút tốt sẽ dễ khiến làn da em bé nhạy cảm, kích ứng.
Vậy đâu là loại nệm phù hợp với bạn?
Các yếu tố bạn cần để chọn chiếc nệm phù hợp
01. Chọn nệm có cứng và mềm phù hợp với thói quen ngủ của bạn
Trên thực tế, nệm cứng hay mềm phụ thuộc rất nhiều vào cảm giác chủ quan của bạn. Tùy theo thói quen ngủ, bạn nên chọn chất liệu cho bạn sự thoải mái nhưng cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là cột sống. Chất liệu có đủ độ linh hoạt để đỡ theo đường cong tự nhiên của cột sống như foam hoặc không quá nảy như cao su thiên nhiên thường là những lựa chọn khá an toàn.
02. Giá thành của nệm
Với thị trường nệm đa dạng về giá như hiện nay, bạn nên cân nhắc tới mức giá tiền phù hợp. Bên cạnh đó, hãy xem việc đầu tư vào nệm như một món đầu tư lâu dài cho giấc ngủ và sức khỏe nói chung, đừng nên chọn các chất liệu quá rẻ hoặc có độ cao quá mỏng, dù sẽ tiết kiệm chi phí nhưng có thể gây ra tác hại dài lâu. Sau đây là 5 yếu tố ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm nệm.
Xuất xứ
Nếu nệm được sản xuất và có chứa các thành phần được nhập khẩu từ nước ngoài chắc chắn giá thành sẽ đắt hơn nệm sản xuất trong nước. Riêng với các loại nệm xuất xứ không rõ nguồn gốc hoặc hàng nhái, hàng kém chất lượng thì giá cả sẽ rẻ hơn.
Thương hiệu
Giống như hầu hết các sản phẩm tiêu dùng khác, những thương hiệu cao cấp sẽ được tính phí nệm cao hơn, nhưng bù lại, bạn có thể đổi được chất lượng và chính sách hậu mãi uy tín hơn.
Cấu tạo
Cách chế tạo, sản xuất một tấm nệm có thể ảnh hưởng đến giá thành của nó, chẳng hạn như nệm có cấu tạo phức tạp nhằm mang đến lợi ích tối ưu thường có chi phí cao hơn.
Công nghệ phát triển
Công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi người dùng trả một mức giá tương đương. Ngoài ra, việc sử dụng các vật liệu cao cấp, thủ công, hữu cơ hoặc các vật liệu đặc biệt khác có thể đưa giá nệm lên.
Cách thức mua sắm
Mua trực tuyến thường có giá thấp hơn, nhưng đừng bỏ qua cơ hội nhận được giá tốt ở các cửa hàng bán nệm khi mua trực tiếp. Hơn nữa, bạn có cơ hội trải nghiệm thực tế cũng như có cảm nhận chân thật nhất.
03. Độ thông thoáng và mát mẻ của nệm
Với khí hậu nóng ẩm như tại Việt Nam, một chiếc nệm thoáng khí sẽ mang lại trải nghiệm ngủ thoải mái và mát mẻ hơn. Những chất liệu như nệm bông ép có cấu trúc nén chặt, độ thoáng khí thấp sẽ không gây ảnh hưởng khá nhiều tới giấc ngủ, gây ra cảm giác bí bách; trong khi chất liệu có độ mở và thoáng khí cao hơn như foam sẽ giúp ích trong việc giảm thiểu sự nóng bí.
04. Kích thước nệm
Sau cùng, hãy chọn nệm có kích cỡ phù hợp với khung giường và nhu cầu. Đối với phòng ngủ nhỏ và bạn ngủ một mình, bạn có thể chọn nệm size Single (1m2 x 2m) hoặc size Full (1m4 x 2m). Đối với các cặp đôi, nệm size Queen (1m6 x 2m) sẽ tối ưu hơn, đủ để cả hai đều có không gian thoải mái.
05. Thói quen và tư thế ngủ
Nếu bạn ngủ nghiêng, bạn nên chọn những chất liệu đủ linh hoạt và có độ biến dạng thấp để cảm giác trở mình thật thoải mái, tránh ảnh hưởng tới cơ thể.
Đối với những người ngủ thẳng, bạn có thể làm một thí nghiệm nhỏ: Khi nằm trên nệm, hãy thử đặt tay xuống phần lưng dưới xem giữa cơ thể và nệm có khoảng hở hay không. Nếu có, bạn nên cân nhắc thay đổi nệm bởi chiếc nệm bạn đang nằm không đủ sự nâng đỡ cho phần cong cột sống ở lưng dưới, dễ dẫn đến chấn thương về lâu dài. Các loại nệm foam linh hoạt thường được khuyên dùng bởi chuyên gia trong các trường hợp này.
06. Độ bền với thời gian
Dĩ nhiên sau khoảng thời gian dài sử dụng, nệm của bạn không tránh khỏi tình trạng sụt lún, chảy xệ và cần được thay mới để mang lại trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, trước khi mua nệm mới, hãy nghiên cứu thời gian trung bình sử dụng của từng loại vật liệu nhé!
07. Độ cao của nệm
Trong khi một số loại nệm thông thường có kích thước dưới 22cm, thì độ cao 25cm là độ cao nệm tiêu chuẩn mang đến trải nghiệm êm ái và thoải mái nhất.
08. Độ cô lập chuyển động của nệm
Đây là một tính năng cần được quan tâm khi có người ngủ bên cạnh vì độ cô lập chuyển động của nệm giúp bạn không cảm nhận được từng chuyển động của người nằm cạnh vào ban đêm. Và nệm foam sẽ có xu hướng cô lập chuyển động tốt hơn so với các loại đệm khác.
09. Phù hợp với bệnh lý của bạn (nếu có)
Đối với những người đang có vấn đề về lưng, một chiếc nệm có khả năng nâng đỡ tốt sẽ mang lại cảm giác thoải mái hơn và giúp giảm nhẹ cơn đau.
10. Hình dạng cơ thể và trọng lượng của bạn
Giống như tư thế ngủ, hình dạng cơ thể và trọng lượng cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nệm tốt nhất để hỗ trợ cho cột sống. Những người có trọng lượng dưới 60kg không bị chìm sâu vào nệm. Nệm lò xo, nệm hybrid,... là những lựa chọn tương đối hoàn hảo. Đối với những người từ 60 - 100kg nói chung có thể ưu tiên chọn nệm foam, nệm hybrid hoặc nệm cao su, đây đều là những lựa chọn chắc chắn phù hợp với cơ thể.
Các câu hỏi thường gặp
Trải nghiệm nệm tại nhà, không lo rủi ro
100 đêm ngủ thử
Nếu bạn không hài lòng, chúng tôi sẽ nhận lại nệm và hoàn tiền 100%.
Miễn phí vận chuyển và hoàn trả
Bạn chẳng cần lo lắng đến việc nhét lại nệm vào thùng đâu.
Bảo hành 10 năm
Nệm của Ru9 luôn êm ái và bền bỉ với
thời gian.