
Mục lục
Huấn luyện giấc ngủ giúp trẻ sơ sinh chìm vào giấc ngủ một cách độc lập và nhanh chóng. Có rất nhiều thông tin về luyện ngủ trên mạng, khiến hầu hết các bậc cha mẹ bối rối. Nhưng bất kể áp dụng phương pháp nào, các mẹo rèn trẻ sơ sinh ngủ dưới đây sẽ giúp mọi thứ diễn ra suôn sẻ hơn cho cả bạn và bé!
Em bé của bạn có hay thức dậy vào nửa đêm để đòi bú sữa hay ôm ấp, đung đưa trước khi chìm vào giấc ngủ trở lại? Nếu con được ít nhất 4 tháng tuổi, có thể đã đến lúc bạn bắt đầu luyện ngủ cho con. Nếu đang lo sợ việc huấn luyện giấc ngủ, thì Ru9 sẽ hướng dẫn cách thức luyện ngủ cho bé để giúp cả nhà đều có được giấc ngủ ngon.
1. Thiết lập thói quen trước khi đi ngủ
Thói quen trước khi đi ngủ dành cho trẻ sơ sinh phải thật đơn giản và bền vững, để bé và bạn dễ dàng thực hiện mỗi đêm. Bởi vì ngay cả những thay đổi nhỏ nhất trong thói quen hàng ngày cũng có thể khiến bé cảm thấy mất hứng thú và đột nhiên thức giấc nhiều hơn vào ban đêm.
Hãy giữ thói quen đi ngủ đơn giản và dễ tuân thủ theo!
Thói quen trước khi đi ngủ chính là nơi bạn tạo ra các liên kết tích cực về giấc ngủ cho con mình. Nên bao gồm các hoạt động nhẹ nhàng, êm dịu mà bé có vẻ thích ứng như quấn khăn, massage mặt…
Hãy tuân thủ thói quen ngủ trong khoảng 30 - 45 phút để con chuyển từ trạng thái thức sang buồn ngủ. Thứ nhất, bắt đầu đủ sớm để hoàn thành trước khi bé trở nên quá mệt mỏi. Nếu trẻ ngủ gật khi bú mẹ hoặc bú bình, hãy lên lịch cho trẻ bú trước khi đi tắm hoặc khi đọc sách, để bạn có thể rèn trẻ đi ngủ trong khi vẫn còn thức.
2. Dạy bé cách tự xoa dịu bản thân, nghĩa là cố gắng xoa dịu bé ít hơn
Khi bé thức giấc vào lúc nửa đêm và quấy khóc đòi bạn, bạn vẫn nên đi kiểm tra chúng. Tuy nhiên, hãy thử và giới hạn thời gian mà bạn ở đó với con. Nói rõ rằng bây giờ vẫn là thời gian để ngủ, không phải thời gian để chơi hoặc ăn. Đặt bàn tay của bạn lên ngực của trẻ trong giây lát để trẻ bình tĩnh lại, sau đó rời khỏi phòng (nhớ đặt trẻ nằm ngửa để tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh). Hành động này giảm bớt lo lắng khi chia tay mẹ, giúp bé đi vào giấc ngủ trở lại và học được cách tự xoa dịu.
Nhanh chóng kiểm tra, cho bé bú hoặc thay tã để tránh kích thích quá mức cho bé.
Lưu ý, đừng vội bước vào phòng con ngay từ tiếng thút thít đầu tiên. Trẻ sơ sinh phát ra nhiều tiếng động vào ban đêm, bao gồm cả tiếng khóc, nhưng sau đó sẽ tự ngủ trở lại. Phản ứng lại theo từng tiếng động hoặc tiếng khóc nhỏ có thể đánh thức trẻ đang ngủ và quấy khóc hơn.
3. Bắt đầu cai sữa ban đêm
Trẻ thức giấc vào ban đêm vì nhiều lý do, nhưng phổ biến nhất là vì đói. Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh cần ăn vài giờ một lần, kể cả khi đang ngủ. Tuy nhiên, việc rèn trẻ tự ngủ và cai sữa đêm không nhất thiết phải song hành với nhau. Bạn vẫn có thể cho trẻ bú một lần hoặc thậm chí hai lần trong đêm, tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn. Cho đến khi bác sĩ đồng ý để con ngừng bú đêm, bạn nên bắt đầu cắt giảm từ từ.
Chìa khóa để cai sữa ban đêm là đảm bảo bé ăn đủ bữa trong ngày. Vậy nên, bạn cần hút sữa sau một hoặc nhiều cữ bú trong ngày, rồi để dành lượng sữa bổ sung để bé bú thêm vào buổi tối. Điều này giúp tăng cường nguồn sữa cũng như đảm bảo bé ăn no trước khi đi ngủ. .
4. Huấn luyện giấc ngủ ngắn
Giờ ngủ trưa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc huấn luyện giấc ngủ, vì giấc ngủ ngắn ban ngày có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm của trẻ.
Hãy nhớ rằng khi bé lớn hơn, bé sẽ cần ngủ ít hơn vào ban ngày.
Hãy đảm bảo em bé có thời lượng ngủ ban ngày phù hợp để vẫn ngủ đủ giấc vào ban đêm. Là trẻ sơ sinh, em bé không thể phân biệt ngày và đêm, mà chỉ ngủ nhiều giấc ngắn suốt cả ngày đêm. Khi lớn hơn, trẻ bắt đầu ngủ trong thời gian dài hơn, nhất là vào ban đêm. Nên khi ngủ quá nhiều vào ban ngày, bé sẽ không ngủ được lâu vào ban đêm.
5. Giữ một không gian ngủ yên tĩnh
Môi trường xung quanh có thể cải thiện ngay lập tức lịch trình ngủ của trẻ. Bằng cách duy trì nhiệt độ ở mức thoải mái, đảm bảo phòng luôn tối, nệm nằm mát lưng và thử thêm tiếng ồn trắng. Những âm thanh bên ngoài dù nhẹ nhàng nhất vẫn có thể làm phiền em bé của bạn vào ban đêm, nên tiếng ồn trắng sẽ cung cấp âm thanh nhẹ nhàng nhất quán để bé đi vào giấc ngủ và át đi âm thanh khác xung quanh.
6. Giữ một giờ đi ngủ thích hợp
Thiết lập một giờ đi ngủ đã định và tuân theo thời gian đó là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình rèn ngủ cho bé.
Để con ngủ theo nhịp sinh học của giấc ngủ quan trọng hơn là nhắm vào số lượng giấc ngủ cụ thể.
Hãy nhớ rằng, ban đầu trẻ sơ sinh không có giờ đi ngủ cố định, bởi vì chúng chỉ ngủ bất cứ khi nào cần. Nhưng khoảng 3 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu thiết lập giờ đi ngủ lành mạnh, cùng lịch trình giấc ngủ của bạn.
7. Hãy kiên nhẫn
Nếu em bé của bạn đang ngủ suốt đêm trước đó nhưng đột ngột thay đổi, trẻ khó ngủ vể đêm, đó có thể là lỗi của khủng hoảng giấc ngủ. Các đợt này thường chỉ kéo dài vài ngày, sau đó bé sẽ trở lại bình thường và có thể ngủ ngon nhiều giờ liền. Mặc dù không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng bạn nên giữ cho mình bình tĩnh và kiên nhẫn nhất có thể trong quá trình luyện ngủ.
8. Kiểm tra nệm ngủ của bé
Ngoài những yếu tố kể trên, một điều quan trọng không kém - nếu không muốn nói là tốt nhất cho việc huấn luyện ngủ cho trẻ sơ sinh là chọn giữ bề mặt ngủ thông thoáng.
Bề mặt vải tấm giải nhiệt IceFiber™ Ru9 tạo cảm giác sảng khoái, thoải mái ngay khi ngả lưng.
Bạn có thể dùng thêm tấm giải nhiệt IceGuard™ Pad của Ru9 để em bé có giấc ngủ sâu và phát triển khỏe mạnh. Ngoài việc nằm mát lưng, tấm giải nhiệt Ru9 còn chống thấm giúp việc vệ sinh nệm ngủ dễ dàng.
Tóm lại, có nhiều phương pháp huấn luyện giấc ngủ cho trẻ sơ sinh, nhưng quan trọng nhất là cố gắng và kiên nhẫn với em bé và chính mình. Theo thời gian, em bé sẽ học được kỹ năng và cách tự mình chìm vào giấc ngủ. Chúc bạn thành công!
Author:
Quynh NhuShare This Article:
Bài viết liên quan

Tiết lộ tư thế ngủ của cặp vợ chồng hạnh phúc có thể bạn chưa biết

Bật mí tư thế ngủ của người đàn ông yêu vợ nhất trên đời

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Bật mí ngủ trước 11h có tăng chiều cao không?

Ngủ trưa có tăng chiều cao không? Tư thế ngủ tăng chiều cao tốt nhất
