vỏ gối
Sản phẩm

Phân Loại Vỏ Gối Theo Chất Liệu - Ưu, Nhược Điểm Của Từng Loại

Cùng Ru9 tìm hiểu ưu, nhược điểm của từng loại vỏ gối dựa theo phân loại về chất liệu của chúng.

Mục lục

Gối gắn liền với giấc ngủ và là vật rất quan trọng đối với sự thoải mái của cơ thể khi ngủ. Chúng kề sát và là thứ “gần gũi” với chúng ta dường như mỗi ngày. Việc dùng vỏ gối để bao bọc và bảo vệ cho những chiếc gối là điều cần thiết. Ngoài ra, những chiếc vỏ gối với đa dạng thiết kế cũng  sẽ giúp cho phòng ngủ của bạn bớt đơn điệu và trở nên thẩm mỹ hơn. 

Có một điều rõ ràng là đôi khi những gì phù hợp với người này lại không có khả năng phù hợp với người khác, đó là lý do tại sao có nhiều loại vỏ gối với nhiều ngân sách và yêu cầu để gia tăng sự lựa chọn. Vỏ gối luôn có nhiều kiểu phân loại, trong đó, phân loại theo chất liệu được xem là phổ biến nhất, đây cũng là một cách thức dễ dàng để mọi người có thể dùng làm cơ sở khi chọn mua vỏ gối. Cùng theo chân Ru9 tìm hiểu ưu, nhược điểm của từng loại vỏ gối dựa theo phân loại chất liệu của chúng nhé!

1. Tại sao chúng ta cần sử dụng vỏ gối?

Chúng ta cần một chiếc vỏ gối vì hai lý do chính:

  • Đầu tiên, hầu hết các loại vỏ gối đều có thiết kế khá đẹp và chúng cung cấp đa dạng mẫu mã, loại hình, kiểu dáng hơn so với một chiếc gối đơn điệu, quan trọng là những chiếc vỏ gối này cũng dễ dàng để vệ sinh hơn.
  • Thứ hai, vỏ gối rất quan trọng vì chúng là tấm áo giáp thiết yếu giúp bảo vệ những chiếc gối của chúng ta. Khi ngủ, mỗi người đều có xu hướng tiết ra mồ hôi, nước bọt, dầu, tế bào da chết và những thứ khác, những thứ đó có thể bị kẹt trong gối làm bẩn gối và việc này sẽ ảnh hướng đến tuổi thọ của gối, khiến gối không thể sử dụng được lâu. Ngoài ra, những chất kẹt lại từ gối cũng có thể ngấm vào cơ thể nếu chúng ta không sử dụng vỏ gối. 

vỏ gối

Nếu bạn muốn nhấn mạnh về khía cạnh vệ sinh thì việc sử dụng vỏ gối là một điều bắt buộc.

Bạn có thể sử dụng gối  mà không có vỏ gối, nhưng chúng mình vẫn khuyến khích bạn sử dụng vì những tác dụng hữu ích mà chúng mang lại. Và nếu bạn muốn nhấn mạnh về khía cạnh vệ sinh thì việc sử dụng vỏ gối là điều bắt buộc.

2. Phân loại vỏ gối theo chất liệu - ưu, nhược điểm của từng loại

2.1 Vỏ gối cotton

Cotton là một trong những chất liệu phổ biến để sản xuất ga trải giường và vỏ gối. Cotton là một loại vải tự nhiên khá mềm, dễ nhuộm với bất kỳ màu sắc nào.

vỏ gối cotton

Cotton là một trong những chất liệu phổ biến để sản xuất ga trải giường và vỏ gối.

Ưu điểm

  • Sản xuất cotton thân thiện với môi trường: Quy trình sản xuất không cần phản ứng hóa học phức tạp hay các chất thải độc hại làm cho bông trở thành một trong những loại vải “xanh” nhất.
  • Thoáng khí, mềm mịn: Một trong những ưu điểm chính của khăn trải giường cotton là khả năng thoáng khí của chúng. Là loại sợi tự nhiên nên cotton là loại vải thoáng mát với độ mềm mịn đáng kinh ngạc.
  • Độ bền cao, dễ giặt và nhanh khô: Một trong những đặc điểm chính của loại vải tự nhiên này là dễ bảo quản với độ bền cao. Hàng dệt cotton có thể được giặt nhiều lần và theo nhiều cách mà không cần qua quá trình xử lý đặc biệt nào. Bạn có thể sử dụng nhiệt độ nóng, giặt khô và thậm chí giặt tay, và nó vẫn sẽ giữ được màu sắc tuyệt vời như cũ. Tuy nhiên, một số tấm bông đắt tiền hơn có thể cần được chăm sóc đặc biệt cũng như cẩn thận hơn, hãy đảm bảo kiểm tra và làm theo đúng hướng dẫn trên nhãn. Bên cạnh đó, cotton không khô quá nhanh như polyester nhưng khả năng thoáng khí của nó vẫn cho phép nó khô nhanh chóng và hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn. 
  • Ức chế sự phát triển của nấm, không gây dị ứng: Sợi cotton có một ưu điểm tuyệt vời so với hầu hết các loại sợi tổng hợp và động vật khác đó là đặc tính ít gây dị ứng của nó. Vải cotton cũng nổi tiếng là chất liệu rất sạch, bởi vì nó là một loại vải có nguồn gốc tự nhiên, bản chất nó có khả năng kháng khuẩn và chống nấm. Điều này có nghĩa là cotton có thể giúp bạn duy trì một môi trường sạch sẽ và hạn chế nấm mốc.
  • Đa số giá cả phải chăng: Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, cotton có giá rất phải chăng. Khi nói về các sản phẩm 100% cotton hữu cơ, giá có thể sẽ mắc hơn, nhưng vỏ gối cotton thông thường thì giá của chúng thực sự rất hợp túi tiền. Với mức giá đó, bất kỳ ai cũng có thể tận hưởng những lợi ích thoải mái của cotton.

Nhược điểm

  • Không co dãn tốt: Vải cotton được biết đến là loại vải dễ bị rách và vón cục. Các loại sợi này không dài như một số loại vải tổng hợp hoặc bán tổng hợp khác, vì vậy, đôi khi chúng có thể tạo ra hiện tượng vón cục. 
  • Dễ bị co rút:  Cotton có xu hướng co lại khi không được chăm sóc đúng cách. Đặc tính của từng sợi có thể giảm theo thời gian, và nếu không được chăm sóc đúng cách, vật liệu sẽ có xu hướng co lại. Nên ủi những chiếc vỏ gối bằng vải cotton ngay sau khi giặt, bằng cách này bạn có thể duy trì các tính năng của nó lâu hơn.
  • Vỏ gối cotton cao cấp có giá khá đắt đỏ: Mặc dù hầu hết các bộ đồ giường bằng vải cotton đều có giá khá phải chăng, nhưng chất liệu cotton cao cấp lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

>> Xem thêm:

2.2 Vỏ gối bằng vải lanh

Vải lanh là một biểu tượng của những năm đầu thập niên 90 vì chúng có giá cả phải chăng, ấm áp và siêu thoải mái. Loại vải lông xù này được làm từ bông dày đã qua xử lý đặc biệt và nó là một trong những chất liệu phổ biến nhất để làm chăn bông.

Ưu điểm

  • Chất liệu mềm mại, thoáng khí, ít nhăn:  Vỏ gối bằng vải lanh thoáng khí và thấm hút tốt hơn nhiều các loại vải khác.
  • Độ bền cao: Thực tế là vỏ gối bằng vải lanh thường kết hợp bông với hỗn hợp các sợi nhân tạo làm cho chúng cực kỳ chắc chắn và bền. Vì vậy, những chiếc vỏ gối này có độ bền cao hơn so với vỏ gối cotton hay hầu hết các loại vải khác.
  • Lựa chọn tuyệt vời cho mùa đông: Vải lanh thường được làm từ len thường sẽ tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu và ấm áp cho người sử dụng. Trên thực tế, vỏ gối bằng vải lanh thường được coi là loại vỏ gối tốt nhất cho thời tiết lạnh.
  • Tính thẩm mỹ: Một chiếc vỏ gối bằng vải lanh là một trong những loại tốt nhất khi nói đến tính thẩm mỹ mà chúng mang lại cho nội thất phòng ngủ của bạn. 
Nhược điểm
  • Không quá phù hợp cho mùa hè: Vải lanh mềm mại và ấm cúng. Tuy nhiên, sự ấm áp đó có thể là quá nhiều đối với một số người và khiến họ nóng đầu vào ban đêm.
  • Không phải là lựa chọn tối ưu cho mái tóc của bạn: Nếu bạn sở hữu một mái tóc dài, vải lanh có thể làm tóc bạn trở nên xoăn và xơ xác.
  • Nếu bạn dễ bị mụn trứng cá, vải lanh có thể làm tắc nghẽn trực tiếp lỗ chân lông của bạn, đặc biệt là có thể mọc các nốt mụn. Hơi ấm của nó có thể tạo nên mồ hôi và dầu thừa trên khuôn mặt của bạn, tạo cơ hội cho các vấn đề về da phát sinh.
  • Chăm sóc vỏ gối bằng vải lanh thường khó hơn một chút so với chăm sóc bộ chăn ga gối cotton, nhưng lại dễ dàng hơn nhiều so với chăm sóc bộ chăn ga gối bằng lụa. Tuy nhiên, giặt nhiều lần có thể làm hỏng vải, làm cho vải kém mịn và tạo ra các nút nhỏ hoặc bóng tóc trên vải, vì vậy bạn cần phải tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc một cách cẩn thận nếu không muốn làm hỏng chúng.

2.3 Vỏ gối lụa

Lụa là một loại sợi tự nhiên có được từ kén và mạng nhện của một số loài bọ. Lụa khó sản xuất hơn nhiều vì một sợi tơ cần hàng nghìn kén tằm. 

vỏ gối lụa

 Vỏ gối lụa - đem đến sự mềm mại và sang trọng.

Ưu điểm

  • Thoáng khí, mềm mại và sang trọng: Tơ lụa thật cũng là một loại sợi hoàn toàn tự nhiên mà một số người rất ưa thích, lụa và satin đều là chất liệu thoáng khí nhưng so với satin thì lụa được xem là nhỉnh hơn về độ thoáng khí. 
  • Trơn nhẵn, ít co nhúm: Vỏ gối bằng lụa thường ít bị "bó" lại, sẽ không xuất hiện những nếp gấp vỏ gối mà nhiều người gặp phải khi thức dậy vào buổi sáng với những loại vỏ gối khác.
  • Không gây dị ứng: Lụa tơ tằm không gây dị ứng, có nghĩa là nó không hút mạt bụi hoặc các chất gây kích ứng da khác. Nó cũng là một chất chống nấm tự nhiên. Điều này có nghĩa là lụa có thể tốt hơn cho những người gặp vấn đề về da. 
  • Có lợi hơn cho tóc và da: Ngủ trên lụa tốt hơn cho tóc vì nó không cọ xát vào vỏ gối, hạn chế việc tóc trở nên xơ rối. Điều này có thể giúp ngăn ngừa tóc xoăn cứng hoặc da đầu nhờn. Có vài nguồn tin nói rằng vỏ gối lụa có chứa các axit amin tự nhiên, có lợi khi chúng tiếp xúc trực tiếp với da, tuy nhiên cũng có nhiều người khác khi sử dụng vỏ gối lụa lại cho rằng không có gì khác biệt. Những người bị viêm da đôi khi thấy rằng ngủ trên bao lụa sẽ giúp cải thiện tình trạng của họ, giúp các tinh chất dưỡng da ban đêm không bị chà xát, giúp thẩm thấu vào da tốt hơn.
  • Điều chỉnh nhiệt độ một cách tự nhiên: Điều này có nghĩa là lụa sẽ giữ nhiệt vào mùa đông và mang lại hiệu quả làm mát vào mùa hè. 

Nhược điểm

  • Đắt đỏ hơn so với những chất liệu khác: Vì khó sản xuất hơn nhiều nên lụa có giá rất đắt so với các chất liệu khác. 
  • Yêu cầu khắt khe hơn trong việc vệ sinh vỏ gối: Như đã đề cập ở trên, lụa là tự nhiên và cần rất nhiều kén và công sức để sản xuất. Vì vậy, vỏ gối lụa tơ tằm cũng đòi hỏi sự cẩn thận hơn trong việc giặt và phơi khô. Lụa rất dễ bị hỏng khi sử dụng chất tẩy rửa mạnh, nhiệt và chu trình giặt mạnh của máy giặt. Độ bóng và màu sắc của lụa có thể bị phai màu nếu giặt không đúng kỹ thuật. Bạn nên giặt tay và phơi đồ lụa khô. Nếu bạn phải cho lụa vào máy giặt, bạn nên tuân thủ hướng dẫn để bảo vệ được chiếc vỏ gối của bạn.
  • Dễ co rút khi gặp nhiệt độ cao: Vì là sợi tự nhiên nên nó có thể bị co lại khi gặp nhiệt độ cao. Có khả năng lụa sẽ bị co lại và bị hỏng trong máy giặt, máy sấy.
  • Lụa phai màu trong nắng: Tơ là một loại sợi tự nhiên, dựa trên protein nên dễ bị phai màu khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, ngay cả vỏ gối lụa chất liệu tốt nhất cũng sẽ bị phai màu nếu để dưới ánh nắng trực tiếp. Điều đáng mừng là những tấm lụa sẽ khô rất nhanh, ngay cả khi ở trong nhà, nên bạn có thể không cần phải phơi chúng dưới ánh mặt trời,

2.4 Vỏ gối satin

Bản thân satin không phải là một loại sợi thô mà nó thực sự là một kiểu dệt phức tạp có thể bao gồm nhiều loại sợi khác nhau từ cotton, polyester, đến lụa.

Ưu điểm

  • Giống như lụa, satin mềm mại, thoáng khí, thu hút ít bụi bẩn và dầu hơn, đồng thời hút ẩm ít hơn. Do vật liệu và chi phí sản xuất rẻ hơn, vỏ gối satin thường rẻ hơn đáng kể so với các loại lụa.
  • Chăm sóc vỏ gối bằng vải lanh thường khó hơn một chút so với chăm sóc vỏ gối cotton, nhưng lại dễ dàng hơn nhiều so với chăm sóc vỏ gối bằng lụa. Nếu sa tanh được làm bằng sợi bền như polyester, bạn thường có thể ném nó vào máy giặt thay vì giặt tay.
  • Satin mang lại môi trường ngủ mát mẻ và thoải mái, đây cũng là chất liệu có lợi cho tóc và da, tuy là ít hơn so với lụa. 

Nhược điểm

  • Satin là chất liệu tổng hợp và bạn thường phải cẩn thận hơn để tìm ra loại sợi nào trong món đồ satin bạn đang mua. Nếu satin được tạo thành từ quá nhiều bông, nó có thể làm giảm đáng kể lợi ích cho tóc và da của bạn
  • Satin cũng có khả năng bị ố vàng cao hơn đáng kể khi tiếp xúc với mồ hôi vì nó sẽ hút ẩm. 

2.5 Vỏ gối polyester

Polyester được biết đến là một chất liệu nhân tạo, được tạo ra để tạo cảm giác và trông chúng giống như bông. Loại vải tổng hợp này là một lựa chọn hợp lý cho vỏ gối. Tuy nhiên, polyester không được khuyến khích cho những người có loại da nhạy cảm hoặc tình trạng dị ứng.

Ưu điểm

  • Nhẹ, khô nhanh, độ bền cao: Vỏ gối bằng polyester rất nhẹ, sợi polyester bền chắc và không dễ bị sờn rách nên vỏ gối làm bằng polyester rất bền, lâu phai và thường có thể tồn tại qua nhiều năm giặt và sử dụng. Ngoài ra, sợi polyester không hấp thụ nhiều nước nên chúng khô nhanh sau khi giặt và có thể mang màu sắc tươi sáng hơn sau đó.
  • Chống nhăn, hạn chế co rút: Vỏ gối polyester có khả năng chống nhăn rất tốt nên rất dễ sử dụng. Chúng không bị co lại như các vật liệu khác và có khả năng giữ nguyên hình dạng do có thành phần từ vật liệu tổng hợp.
  • Có thể dùng trong mùa đông, khô nhanh: Vỏ gối bằng polyester rất lý tưởng cho thời tiết lạnh vì chúng rất ấm áp và cách nhiệt tốt.
  • Giá cả phải chăng, ổn định: Vì polyester được làm từ sợi tổng hợp nên giá cả không dao động nhiều như vỏ gối làm bằng cotton và các loại sợi khác.

Nhược điểm

  • Không thoáng khí
  • Không thích hợp cho mùa hè: Polyester là chất cách nhiệt tốt, có xu hướng nóng, giữ lại các khí ẩm và nó có thể khiến bạn đổ nhiều mồ hôi.
  • Polyester là một loại sợi rất nhạy cảm với nhiệt độ, nhiệt có thể làm hỏng ga trải giường polyester tương đối nhanh, do đó cần phải cẩn thận để tránh hư hỏng.
  • Vỏ gối bằng polyester tương đối thô nên không phù hợp với một số loại da.
  • Trơn, dễ tuột. có nhiều khả năng gặp vấn đề vón cục và bám tĩnh: Các chuyên gia về chăn ga gối đệm cho biết polyester có nhiều khả năng gặp vấn đề vón cục và bám tĩnh. Vỏ gối bằng polyester cũng có xu hướng tĩnh điện hơn và thường bám vào da của chúng ta, điều này có thể gây khó chịu. Ngoài ra, chúng tương đối trơn, do đó rất dễ bị bong ra, nên có những biện pháp cố định để tránh việc vỏ gối bị tuột ra trong quá trình ngủ.

Bài viết trên đã cung cấp tất tần tật những ưu, nhược điểm của từng loại chất liệu sử dụng làm vỏ gối. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm những chiếc vỏ gối phù hợp với giấc ngủ mình!

>> Xem thêm:


Trang web này được bảo vệ bằng reCAPTCHA. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tưĐiều khoản dịch vụ của Google.

Mục lục×