
Mục lục
1. Sự ảnh hưởng của giấc ngủ đến chiều cao?
Giấc ngủ và chiều cao có mối liên hệ bền chặt, được các nhà nghiên cứu chứng minh. Sợi dây liên kết mối quan hệ này là các hormone tăng trưởng thường được tiết ra trong khi ngủ. Nếu thiếu ngủ, hormone này sẽ bị ức chế và làm suy giảm hoạt động của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể.
Đối với trẻ trong độ tuổi dậy thì, giấc ngủ có vai trò vô cùng cần thiết, chiếm khoảng 25% trong quá trình tăng trưởng chiều cao tự nhiên.Khi ngủ, cơ thể chuyển hóa và tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển chiều cao và cân nặng hiệu quả. Đặc biệt trong khung giờ, từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng, tuyến yên thể sản xuất lượng hormone tăng trưởng nhiều nhất.
2. Ngủ trưa có giúp tăng chiều cao không?

Giấc ngủ trưa có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao
Ngủ trưa không trực tiếp giúp tăng chiều cao, mà tác động một cách gián tiếp. Ngủ trưa có thể tác động tích cực đến tăng chiều cao bằng cách:
- Ngủ trưa giúp trẻ có tinh thần sảng khoái, có thêm năng lượng để tham gia các hoạt động thể dục thể thao, từ đó kích thích hormone tăng trưởng sản sinh ra nhiều hơn, có lợi cho việc tăng chiều cao.
- Giấc ngủ trưa ngắn cũng giúp trẻ ngủ ngon hơn vào buổi tối, tốt cho quá trình tăng trưởng chiều cao.
Tuy nhiên hiệu quả tăng chiều cao sẽ không thể thấy ngay mà nó chỉ được "nhìn nhận" khi việc ngủ trưa được thực hiện đều đặn trong thời gian dài.
3. Ngủ trưa bao lâu thì tốt cho trẻ?
Thời gian ngủ trưa tốt sẽ khác nhau trong từng độ tuổi của trẻ.
- Trẻ dưới 1 tuổi nên ngủ trưa từ 2 – 3 tiếng/ ngày.
- Trẻ 4 – 6 tuổi cần ngủ trưa khoảng 1 – 2 tiếng / ngày.
- Trẻ trên 6 tuổi sẽ cần ngủ trưa đủ 30 – 60 phút mỗi ngày.
4. Tư thế ngủ tốt cho tăng trưởng chiều cao
Dưới đây là một số tư thế ngủ hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao ở trẻ.
Tư thế người lính
Đây là tư thế nằm ngửa, thẳng lưng, hai chân và hai tay duỗi thẳng tự nhiên, tay đặt dọc sát theo thân người. Dáng ngủ này thuận tự nhiên, không gò bó. Việc nằm ngửa, thoải mái giúp bảo vệ cột sống của trẻ, giảm đau lưng, đau đầu gối.
Bố mẹ có thể kê thêm gối ở dưới đầu gối của trẻ để giữ đường cong tự nhiên của cơ thể.
Nằm nghiêng một bên
Tư thế này có thể giúp tăng chiều cao khá tốt, đặc biệt là nằm nghiêng bên phải. Nằm nghiêng bên phải giúp cải thiện các liên kết cột sống, giảm sức ép lên tim, điều hòa huyết áp, chống trào ngược dạ dày, giảm chứng ợ nóng và ngáy khi ngủ. Bố mẹ có thể kê chiếc gối giữa hai cẳng chân của bé để giảm cảm giác đau hông khi nằm nghiêng quá lâu.
Nằm kiểu sao biển

Ngủ dang hai tay lên đầu giúp các ổ khớp được giãn ra
Đây là tư thế ngủ dang rộng, hai tay đưa lên đầu. Dáng ngủ này đem lại sự thoải mái tối đa, giúp các ổ khớp trên cơ thể trẻ đều được giãn ra hết mức có thể, góp phần làm giảm tải tất cả các áp lực đè nén lên các đĩa sụn tăng trưởng trong xương, tạo điều kiện để trẻ cao lớn tối ưu.
5. Cách ngủ tốt để tăng chiều cao
Chọn gối, nệm chất lượng
Gối và nệm có tác dụng giúp trẻ có tư thế ngủ thoải mái, khoa học, từ đó ngủ sâu và ngon hơn.
Với gối nằm, bố mẹ nên chọn gối có độ cao vừa phải. Gối quá cao sẽ khiến cho phần xương cổ và phần lưng của bé bị cong về phía trước, gây chèn ép các đĩa đệm tăng trưởng của xương sống cổ, cản trợ cho quá trình phát triển hệ xương cũng như hạn chế phát triển chiều cao của bé.
Gối công thái học có hình dáng lớp ruột gối được thiết kế uốn cong, ôm sát theo hình dáng các đốt xương sống ở cổ, nhờ đó máu vùng cổ – vai – gáy có thể lưu thông tốt nhất.
Khi chọn nệm, bố mẹ nên chọn loại có độ mềm, cứng vừa phải để nâng đỡ cột sống cơ thể theo đường cong tự nhiên. Nệm Foam Ru9 được cấu tạo từ các lớp foam khác nhau với hàng triệu bọt khí liên kết bền chặt, thoáng mát có độ mềm mại nhưng vẫn rất bền chắc để không khiến phần lưng của trẻ bị lún quá sâu, ảnh hưởng đến xương của trẻ. Chất liệu foam cao cấp cũng được chứng nhận an toàn với sức khỏe người nằm.

Nệm Foam Ru9 êm ái nhưng cũng bền chắc để nâng niu, ổn định cột sống của trẻ
Rèn luyện thói quen ngủ lành mạnh
Trước khi ngủ, bố mẹ nên tạo cho con thói quen ngủ lành mạnh bằng cách:
- Tạo nên khung giờ ngủ: Bố mẹ nên duy trì khung giờ ngủ thống nhất để đồng hồ sinh học của con không bị xáo động quá nhiều. Trẻ trong độ tuổi đi học nên ngủ trước 10 giờ tối.
- Duy trì khung giờ ngủ:
- Thiết lập thói quen tốt trước khi ngủ: Bố mẹ có thể cho con nghe nhạc, đọc truyện trước khi ngủ. Để con nhận biết được đây là các dấu hiệu đến giờ thư giãn, đi ngủ
- Đảm bảo điều kiện ngủ lý tưởng: Phòng của con có thể bố trí ở vị trí thuận lợi, thông thoáng, không quá sáng, đủ độ tối để ngủ. Giữ vệ sinh phòng, đảm bảo sự thơm tho, mát mẻ, khiến giấc ngủ trẻ sâu hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cũng có thể loại bỏ các thói quen xấu sau đây:
- Không để TV, máy tính trong phòng ngủ của trẻ
- Không cho trẻ sử dụng các thực phẩm kích thích, gây nghiện như cafe, nước ngọt có gas, cacao, socola
- Tránh các hoạt động kích thích trước khi đi ngủ
- Không nên cho trẻ ăn vặt, ăn khuya trước khi đi ngủ
- Không nên cho trẻ ngủ với thú cưng: Trẻ có thể bị tỉnh giấc bởi các hoạt động của thú cưng.
Trên đây là một số lưu ý cho bố mẹ trong việc duy trì giấc ngủ trưa để giúp con tăng trưởng chiều cao. Mong rằng các thông tin này sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình tìm kiếm cách phát triển đúng cho trẻ.
Bài viết liên quan:
Author:
Hương GiangShare This Article:
Bài viết liên quan

Tiết lộ tư thế ngủ của cặp vợ chồng hạnh phúc có thể bạn chưa biết

Bật mí tư thế ngủ của người đàn ông yêu vợ nhất trên đời

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Bật mí ngủ trước 11h có tăng chiều cao không?

Mùa hè nằm đệm gì cho mát để ngủ ngon hơn?
