
Mục lục
1. Ngủ hay bị tê tay chân là như thế nào?
Tê chân tay khi ngủ, hiểu đơn giản là cảm giác bị tê ở tay hoặc ở chân do các dây thần kinh đang bị chèn ép hoặc mạch máu lưu thông kém. Người bệnh có cảm giác tê ở đầu ngón tay, bàn chân, ống chân, cảm giác râm ran, tê cứng rất khó chịu.

Khi bị tê tay chân, người bệnh thường có cảm giác ngón tay, ngón chân như bị kim đâm hoặc kiến bò. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ, công việc, quá trình vận động và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người cảm thấy khó chịu, việc vận động cũng khó khăn hơn.
Tình trạng tê tay chân khi ngủ, người bệnh thường có cảm giác tê ở cánh tay trước, sau đó lan xuống cổ tay, bàn tay và ngón tay. Hoặc tê ở khớp háng, xương cụt, cẳng chân, sau đó lan dần xuống bàn chân và các ngón chân. Bệnh tê tay chân khi ngủ tuy không nguy hiểm nhưng cần được điều trị sớm. Nếu không, việc vận động, đi lại, cầm nắm, đi đứng của người bệnh sẽ bị cản trở và gặp rất nhiều khó khăn.
2. Ngủ hay bị tê tay chân là bệnh gì?
Hội chứng tê tay chân khi ngủ xảy ra ở nhiều người xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các chuyên gia y tế đã phân loại thành 2 nhóm là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể là:
Tê tay chân khi ngủ do nguyên nhân sinh lý
- Hoạt động, nằm ngủ sai tư thế
- Chấn thương vùng cánh tay, hoặc chân
- Thay đổi thời tiết
- Trầm cảm stress

Tê tay chân khi ngủ do nguyên nhân bệnh lý
Ngoài các nguyên nhân sinh lý và cơ học nêu trên thì tình trạng tê tay chân khi ngủ ở nhiều người phần lớn là xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý:
Thoát vị đĩa đệm: Bệnh thường xảy ra ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Phần đĩa đệm bị thoát ra ngoài khỏi bao xơ gây chèn ép lên các dây thần kinh cột sống dẫn tới hiện tượng tê bì ở cả tay và chân, người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc vận động.
Thoái hóa khớp: Các khớp vai, khớp cổ tay, cánh tay hay khớp gối, khớp chân bị thoái hóa gây tổn thương sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động và cũng là nguyên nhân phổ biến gây tê bì chân tay.
Thoái hóa cột sống: Bệnh lý này khiến cho lớp sụn khớp, đốt sống bị bào mòn và cọ xát vào nhau gây chèn ép rễ thần kinh dẫn đến đau nhức và tê bì ở vùng cổ. Sau đó lan xuống tay hoặc từ thắt lưng xuống chân. Tê bì chân tay do thoái hóa cột sống thường xảy ra vào buổi tối khi nằm ngủ hoặc khi thời tiết thay đổi.
Rối loạn chuyển hóa: Đây là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì, xơ vữa động mạch,…những bệnh lý này sẽ khiến cho người bệnh bị mất dần cảm giác ở tay và chân. Khi bệnh chuyển nặng hơn thì triệu chứng bị tê tây chân ngày càng một nhiều hơn.

Xơ vữa động mạch: Bệnh lý này sẽ gây hẹp lòng mạch và chèn ép dây thần kinh dẫn tới tê bì chân tay.
Bệnh tim mạch: Các bệnh lý về tim mạch như suy tim, viêm màng tim…khiến tim hoạt động kém hiệu quả dẫn đến lượng máu không đủ để lưu thông tốt trong cơ thể và gây ra hiện tượng tê bì tay chân kéo dài.
Hẹp ống sống: Đây là bệnh bẩm sinh khiến cho cột sống bị biến dạng và các rễ thần kinh bị chèn ép, gây hiện tượng tê tay chân kéo dài âm ỉ. Nếu để lâu thì bệnh sẽ làm tắc nghẽn lưu thông máu và mọi vận động đều trở nên khó khăn hơn.
Đa xơ cứng: Là một dạng rối loạn tự miễn trong cơ thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, và các tổn thương đến màng bọc Myelin dẫn đến tê tay chân, co thắt cơ bắp, mệt mỏi, sức khỏe suy giảm.
Viêm đa rễ thần kinh: Hội chứng này xuất hiện khi hệ thần kinh của bạn bị tổn thương gây rối loạn cảm giác và hạn chế vận động.
Tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao dẫn đến xơ vữa và cản trở lượng máu lưu thông đến các cơ quan do tắc nghẽn, nhất là ở tay và chân, từ đó gây ra hiện tượng tê bì tay chân và nhiều vị trí khác trên cơ thể.
3. Tê tay chân khi ngủ có nguy hiểm không?
Khi bị tê tay chân khi ngủ, ngoài dấu hiệu tê ở tay và chân thì người bệnh còn kèm theo các triệu chứng biểu hiện khác như:
- Tê ngứa ở đầu ngón tay, ngón chân râm ran như kiến bò
- Chuột rút bắp chân, bàn chân và tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh nằm ngủ.
- Tê bì kiểu châm chích, nóng bỏng
- Tê buốt cánh tay, cẳng chân khó cử động, hiện tượng có thể lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và gây hạn chế vận động.
- Đau mỏi cổ vai gáy lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng tê bì một bên cánh tay.
- Tay, chân bị mất cảm giác, đau mỏi vai gáy
- Các cơn tê bì, nhức mỏi kéo dài dai dẳng ở các khớp xương.

Các triệu chứng tê tay chân khi ngủ nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động. Bệnh ở mức độ nhẹ thì chưa gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng nếu để kéo dài sẽ biến chứng thành các triệu chứng của bệnh lý về xương khớp như bệnh gout, thoát vị đĩa đệm đa tầng, hội chứng ống cổ tay - cổ chân.
Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm khác như:
- Tay chân mất cảm giác hoàn toàn
- Vùng tay chân tê bì bị thiếu máu có thể dẫn tới hoại tử.
Tê tay chân khi ngủ kết hợp với việc bị đái tháo đường và có những tổn thương ở dây thần kinh ngoại vi dưới bàn chân thì người bệnh sẽ có nguy cơ phải tháo chân và các trường hợp này chiếm tỷ lệ không nhỏ. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và nhẹ hơn thì có thể làm giảm sức lao động hoặc cắt cưa chi.
4. Hướng dẫn một số cách khắc phục tình trạng tê tay chân khi ngủ hiệu quả
Bài tập giãn cơ: Xòe rộng các ngón tay và ngón chân hết cỡ rồi sau đó nắm hoặc gập lại. Thực hiện động tác này liên tục mỗi ngày 5 phút sẽ có tác dụng giải phóng cơ tay chân cũng như các khớp nối ngón tay chân, kích thích quá trình lưu thông máu, giảm tê bì.
Vận động lưu thông khí huyết: Đây là cách làm rất đơn giản, người bệnh chỉ cần tiến hành xoa 2 bàn tay vào nhau cho đến khi nóng ấm lên thì tiếp tục dùng tay xoa dọc từ cẳng chân xuống bàn chân và từ cẳng tay tới mu bàn tay. Thực hiện động tác này mỗi ngày khoảng 2, 3 lần.

Xoa bóp tay chân trước khi ngủ: Để cải thiện tình trạng tê bì tay chân, trước khi ngủ, người bệnh nên xoa bóp vùng cẳng tay và cổ tay, cổ chân, cẳng chân cho tới khi cảm nhận được sự ấm nóng. Điều này sẽ giúp cho khí huyết và máu được lưu thông tốt, giấc ngủ sẽ sâu hơn.
Chườm ấm: Sử dụng khăn ấm hoặc túi sưởi hay chai nước ấm chườm lên cánh tay và chân sẽ làm nới lỏng các cơ bị cứng, đau hoặc căng, giúp làm giảm áp lực lên dây thần kinh từ đó giảm tê bì hiệu quả.
Tập thể dục: Mỗi ngày vận động cơ thể bằng các bài thể dục như yoga, aerobic,… giúp thúc đẩy lưu lượng máu và giảm tê bì tay chân hiệu quả.
Tránh ngồi nhiều hoặc đứng lâu: nên đi lại vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi quá lâu một chỗ. Hạn chế cúi người để nhấc vật nặng hoặc ngồi xổm, đi dép chật. Không nên để tay chân bị lạnh
Áp dụng bài tập nắm tay: Thự hiện căng bàn tay hết cỡ cho đến khi cảm nhận hơi mỏi thì nắm chặt tay lại và đặt ngón cái lên trên ngón trỏ. Giữ nguyên trong khoảng 45 giây và lặp lại động tác này trong 5 phút, mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.
Chú ý chế độ dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh, bổ sung rau xanh hoa quả và vitamin khoáng chất thiết yếu để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Sử dụng nệm ngủ an toàn: Nệm Ru9 được đánh giá là sản phẩm an toàn cho sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của bạn. Chất liệu nệm được làm từ foam cao cấp có độ đặc cao nhất với tính năng đàn hồi ưu việt. Nâng đỡ cột sống và đường cong tự nhiên của cơ thể.

Lớp Memory Foam của nệm Ru9 Original có khả năng giải tỏa lực ép hiệu quả. Giúp cơ thể không phải chịu bất kỳ một phản lực nào khi nằm, cho giấc ngủ luôn êm ái và thoải mái. Khắc phục hoàn toàn tình trạng tê tay chân khi ngủ cho giấc ngủ ngon hơn, thoải mái hơn.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề ngủ hay bị tê tay chân là bệnh gì, có nguy hiểm không. Từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả nhất. Giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, duy trì sức khỏe ổn định lâu dài.
Bài viết liên quan:
Author:
Hương GiangShare This Article:
Bài viết liên quan

Cách Đặt Giường Trong Phòng Ngủ Đúng Cách

Nên làm gì trước khi ngủ để tăng chiều cao?

Những bài tập tăng chiều cao trước khi ngủ cực kỳ hiệu quả

Bị Covid có mất ngủ không? Bị Covid mất ngủ phải làm sao?

Giải thích hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn
