Vải jean là gì? Nguồn gốc, quy trình sản xuất, phân loại
Mục lục
Vải jeans được rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích và lựa chọn. Các sản phẩm từ jeans đều cho độ bền cao và đẹp mắt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ưu nhược điểm cũng như những thông tin thú vị liên quan khác của vải jeans qua bài viết dưới đây.
1. Chất liệu vải jeans là gì?
Vải jeans hay còn được gọi là vải bò là chất liệu được dệt từ các sợi vải có chất liệu là bông thô và cotton duck. Vải có màu xanh đặc trưng, mang đến cho người mặc sự năng động và trẻ trung.
Vải jeans có màu xanh đặc trưng
2. Nguồn gốc ra đời của vải jeans
Quần jeans có lịch sử hình thành và phát triển lên đến 140 năm. Ban đầu, quần jeans được sử dụng để làm quần áo lao động. Đây chính là biểu tượng nổi loạn trong ngành công nghiệp thời trang. Có thể bạn chưa biết, chiếc quần jeans đắt nhất có giá lên tới 250.000 USD (hơn 6 tỷ đồng) và chiếc quần jeans xanh dài nhất tới 68m.
Chất liệu jeans xuất hiện lần đầu tiên tại California ở thế kỷ 19. Cha đẻ của chất liệu này là Loeb Strauss. Ông đã tìm ra chất liệu tuyệt vời này khi rời New York sau khi tìm kiếm việc làm nhưng bất thành ở nơi này. Những chiếc quần jeans đầu tiên sở hữu độ bền và chắc chắn vô cùng tuyệt vời. Ở khoảng thời gian này, quần jeans được làm hoàn toàn bằng sợi cotton, là sản phẩm được rất nhiều thợ mỏ vàng yêu thích vì có độ bền cao, ít bị sờn rách.
Tuy nhiên, ở những giai đoạn sơ khai, jean còn khá thô và cứng nên các nhà sản xuất đã pha thêm vải denim vào để chúng được mềm mại hơn. Những chiếc quần vải jeans lúc đầu có phần túi rất dễ bị rách. Vì thế nên, Loeb Strauss đã cho tán thêm đinh ở hai phần miệng túi. Thiết kế này sau đó rất được ưa chuộng và tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Đến những năm 50 của thế kỷ 20, jean bắt đầu được biết đến phổ biến hơn trong đời sống hằng ngày và trở thành một trong những sản phẩm được các thanh thiếu niên lúc ấy yêu thích.
Bước vào khoảng những năm 60-70 của thế kỷ 20, khi thế giới bắt đầu mở cửa hội nhập, chất liệu jean dần thâm nhập sâu hơn vào thị trường thời trang quốc tế, tuy nhiên vẫn chỉ là mặt hàng bình dân.
Và đến thế kỷ 21, chúng ta được chứng kiến sự bùng nổ và phá đảo toàn cầu của chất liệu này. Và cho đến thời điểm hiện tại, jean vẫn là chất liệu được nhiều lứa tuổi yêu thích và lựa chọn.
Bên cạnh màu xanh truyền thống, các nhà sản xuất còn nhuộm các màu sắc khác nhau cho jeans nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Các sản phẩm, thiết kế sử dụng chất liệu jean làm chủ đạo cũng trở nên đa dạng và phổ biến hơn.
Ngày nay, jean được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang với đa dạng các thiết kế đặc biệt như quần sooc, áo sơ mi, quần jeans, mũ, giày,... Không những vậy, jean còn được dùng làm các đồ trang trí sáng tạo như bọc ghế sofa, thảm, rèm cửa, chăn gối,...
3. Quy trình sản xuất vải jeans
Quy trình sản xuất vải jeans gồm có ba bước chính sau:
- Bước 1: Thu thập lượng bông vải cần thiết. Quả bông sau khi được thu hoạch thì mang về nhà máy để tiến hành tách rời. Bông sau khi được tách sẽ làm sạch, gỡ rối. Sau đó đưa vào máy kéo sợi để tạo sợi bông.
- Bước 2: Sợi bông sau khi được đem đi dệt sẽ chuyển sang khâu nhuộm. Bông sẽ được nhuộm với màu xanh chàm hoặc giữ nguyên. Tiếp đến, sợi bông sẽ được phủ một lớp keo mỏng để giúp tăng độ bền cho sản phẩm.
- Bước 3: Sợi vải sẽ được dệt trên khung dệt lớn. Tiếp đến sẽ được chải suông để loại bỏ hết các sợi xơ lỏng và ngắn, tránh tình trạng bị co và xoắn lại. Sau đó, sợi vải được dệt thành những miếng vải jean bản lớn.
4. Phân loại các chất liệu vải jeans
Dựa vào độ co giãn và thành phần của vải mà jeans sẽ được chia thành 4 loại cơ bản, gồm có: jeans cotton, jeans thun, jeans tái chế và jeans cotton pha poly.
- Jeans cotton: thành phần sử dụng hoàn toàn là cotton, có độ co giãn kém và dễ bị nhăn nên giá thành rẻ.
- Jeans thun: thành phần có chứa cotton chiếm khoảng 98-99% và còn lại là vải thun. Là loại jeans có giá thành cao nhất trong bốn loại.
- Jeans tái chế: chất liệu này thường sẽ được pha thêm poly theo tỉ lệ 65% hoặc 35%. Vải khá thô ráp nên giá thành rẻ nhất trong bốn loại.
- Jeans cotton pha poly: thành phần chính thường gồm có poly, sợi cotton và thun. Tỉ lệ của chất liệu poly càng cao thì vải sẽ càng ít bị nhăn.
Ngoài ra, nếu dựa vào độ co giãn, vải jeans còn được chia thành 2 loại là:
- Jeans cotton: là sự kết hợp giữa jeans và cotton, độ co giãn khá kém. Các mẫu quần sử dụng jeans cotton để may thường có dáng ống đứng.
- Skinny jeans: sở hữu độ co giãn tốt hơn so với jeans cotton. Các mẫu quần thường sẽ có dáng thẳng đứng, ống nhỏ, thường sẽ ôm sát lấy cơ thể, giúp người mặc tôn dáng rất nhiều.
5. Ưu và nhược điểm của chất liệu vải jeans
Ưu điểm:
- Vải jeans có độ bền cực cao. Dù giặt nhiều lần nhưng chất vải vẫn không bị co nhăn và sờn rách như một số chất liệu khác.
- Nếu biết cách vệ sinh và bảo quản đúng cách thì vải jeans có thể sử dụng tới 10 năm hoặc là lâu hơn.
- Nhờ kết hợp với cotton nên vải jeans luôn tạo cảm giác thoáng mát, dễ chịu khi mặc. Không những vậy, chất liệu này còn có thể giữ nhiệt rất tốt.
- Jeans được xem là một biểu tượng thời trang mới với đầy sự cuốn hút và cá tính. Quần jeans gắn liền với sự nổi loạn, phóng khoáng, tự do và thoải mái, giúp tôn lên vẻ đẹp và cá tính riêng của bạn.
Nhược điểm:
- Vải jeans có độ co giãn không cao vì độ cứng đặc trưng của chất liệu, đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn hoặc không thoải mái khi di chuyển hoặc hoạt động.
- Khả năng thấm hút của vải jeans rất kém. Vậy nên, nếu bạn là người hoạt động nhiều hoặc cơ thể đổ nhiều mồ hôi thì sẽ cảm thấy rất bí bách, khó chịu và đôi khi còn kèm cả mùi cơ thể vì mồ hôi không thể thoát ra ngoài. Không những vậy các sản phẩm làm từ jeans cũng thường sẽ lâu khô hơn.
6. Ứng dụng vải jeans trong đời sống sản xuất
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều vật dụng sử dụng chất liệu là jeans.
Trong thời trang, vải jeans là một trong những chất liệu được ưa chuộng nhất. Có rất nhiều trang phục từ bình dân đến cao cấp đều sử dụng chất liệu này, có thể kể đến một số items quen thuộc như quần jeans, chân váy, áo sơ mi, áo khoác, thắt lưng, giày thể thao, túi xách,...
Trong đời sống, vải jeans được sử dụng rất nhiều trong ngành sản xuất chăn ga gối nệm. Vải có thể được dùng để làm rèm cửa, bọc sofa, ghế lười,...
7. Phân biệt vải jeans và vải denim
Để phân biệt được vải jeans và vải denim cũng khá đơn giản:
- Vải denim và vải jeans khác nhau hoàn toàn ở cách nhuộm. Đối với denim, sợi vải trước khi dệt sẽ được đem đi nhuộm, thường sẽ là một sợi xanh và một sợi trắng.
- Vải denim sẽ có một mặt màu xanh và một mặt màu sáng hơn.
- Vải jeans được dệt chủ yếu là bằng các sợi vải trắng, sau đó mới đem thành phẩm đi nhuộm. Vậy nên, màu sắc ở hai mặt của vải jeans sẽ có màu khá giống nhau.
- Chất vải denim ban đầu là 100% cotton. Về sau, do nhu cầu cần nhiều dáng quần khác nhau nên các nhà sản xuất đã pha thêm cái sợi vải khác để tăng tính co giãn cho vải.
8. Cách vệ sinh và bảo quản
Mặc dù jean có độ bền vô cùng tốt nhưng nếu không được vệ sinh và bảo quản đúng cách, jean sẽ dễ bị hư hỏng và mất đi vẻ đẹp ban đầu. Một số mẹo nhỏ giúp bạn bảo quản quần áo jeans tốt hơn như sau:
- Lộn mặt trái quần áo jeans trước khi giặt để hạn chế vải bị bay màu.
- Tất cả quần áo jeans sau khi mua về đều cần phải giặt sạch trước khi mặc để loại tạp chất và bụi bẩn còn sót lại trên vải.
- Không sử dụng các chất tẩy rửa trong suốt quá trình giặt giũ.
- Hãy dùng móc khi phơi đồ để giữ form cho sản phẩm.
Hy vọng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi chia sẻ bên trên, bạn đã hiểu hơn về vải jeans. Nếu bạn là người yêu thích sự tự do, phóng khoáng và thoải mái thì đừng bỏ qua các mẫu đồ jeans tuyệt vời nhé.
Author:
Quy TranShare This Article:
Bình luận