Trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi lưng khi ngủ có nguy hiểm không?
Mục lục
1. Tại sao trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi lưng khi ngủ?
Không phải lúc nào giấc ngủ của bé cũng diễn ra yên ổn. Nhiều trẻ bị ra mồ hơi lưng khi ngủ khiến bé khó chịu, có thể dẫn đến các bệnh nặng hơn. Bố mẹ cần tìm ra nguyên nhân để có cách xử lý kịp thời.
Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi lưng khi ngủ
Do hiện tượng đổ mồ hôi trộm
Đổ mồ hôi trộm là phản ứng tỏa nhiệt để làm mát cơ thể khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao hơn. Đồ mồ hôi trộm ở đầu và lưng thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sẽ bị đổ mồ hôi nhiều ở khu vực lưng, đầu tóc, cổ,… khiến trẻ không ngủ ngon giấ, quấy khóc, suy giảm hệ miễn dịch,...
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi trong khi ngủ
Nguyên nhân bên trong cơ thể trẻ
Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có thể là do:
- Trẻ thừa cân béo phì.
- Trẻ đang mắc ốm sốt thông thường.
- Trẻ đang dùng các loại thuốc có để lại tác dụng phụ.
- Trẻ bị chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật; hệ giao cảm.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng; cơ thể không được bổ sung các nhóm dưỡng chất cần thiết (vitamin D, kẽm, canxi,…).
- Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh thường cao hơn nên cơ thể sẽ tiết ra lượng mồ hôi nhiều hơn để điều hòa thân nhiệt.
- Thay đổi nội tiết tố có thể khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn; nhưng thường hiện tượng này xảy ra khi bé bước vào độ tuổi dậy thì.
- Hệ thần kinh đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển. Vì hệ thần kinh chưa ổn định nên có thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn; dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ.
Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi lưng khi ngủ có thể do nguyên nhân bệnh lý
Ra mồ hôi lưng ở trẻ có thể là dấu hiệu của một số bệnh.
- Cảm lạnh: Ngoài ra mồ hôi nhiều ở lưng, trẻ còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như bị nghẹt mũi, ho và đau họng.
- Nhiễm trùng: Trẻ ra mồ hôi lưng khi ngủ có thể là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng.
- Tăng huyết áp: Huyết áp cao ở trẻ em cũng có thể dẫn đến hiện tượng ra mồ hôi này.
- Suy tim sung huyết: Suy tim sung huyết thường dẫn đến tình trạng biếng ăn, mệt mỏi, thường xuyên ho, chậm tặng cân.
- Bệnh cường giáp: Trẻ bị bệnh cường giáp không chỉ sụt cân, hay lo lắng, nhịp tim nhanh mà còn hay có tình trạng chảy mồ hôi nhiều, đặc biệt là về đêm.
- Bệnh tiểu đường: Nếu mồ hôi của trẻ có mùi giống như acetone (chất tẩy sơn móng tay); đi tiểu nhiều, sụt cân, ... thì có thể trẻ đang mắc bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân từ môi trường khiến trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi lưng khi ngủ
Môi trường bên ngoài tác động lên chất lượng giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Các yếu tố từ môi trường bên ngoài cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của trẻ.
Phòng ngủ quá nóng
Phòng ngủ có nhiệt độ quá cao, không thông thoáng khiến trẻ thấy nóng nực và đổ mồ hôi.
Bên cạnh đó, chăn nệm không đảm bảo cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ không thoải mái, đổ mồ hôi.
Nệm Original của Ru9 thiết kế 3 lớp foam chắc chắn, vỏ bọc tencel thấm hút cực nhanh, tạo ra sự thoáng khí giữa 3 lớp foam giúp trẻ không bị hầm bí khi tiếp xúc với nệm. Bên cạnh đó, lớp Memory Foam thứ hai của nệm Ru9 Original có khả năng giải tỏa lực ép giúp trẻ có tư thế nằm thoải mái.
Chăn, nệm Ru9 từ chất liệu thiên nhiên an toàn cho trẻ nhỏ
Chăn bạch đàn đến từ thương hiệu Ru9 có vỏ ngoài được làm từ 100% sợi bạch đàn, giữ ấm cho cơ thể nhưng vẫn thoáng mát. Chất liệu thiên nhiên, an toàn với làn da non nớt của trẻ, không gây kích ứng. Với công nghệ hiện đại, chăn bạch đàn có thể điều hòa nhiệt độ, giảm cảm giác bí bách khi đắp chăn. Lớp ruột bông bạch đàn mang đến sự mềm mại, bồng bềnh nhưng lại khá nhẹ.
Khí hậu oi bức
Nhiệt độ môi trường quá coi, quá oi bức cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi lưng.
Nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi lưng
Ngoài các nguyên nhân trên, trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi lưng có thể do:
- Vận động quá mức.
- Trẻ đang lo lắng, căng thẳng. Khi ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng hoặc bất an, trẻ sẽ có xu hướng khó ngủ và ra nhiều mồ hôi trong khi ngủ.
2. Trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi lưng khi ngủ có nguy hiểm không?
Dựa vào những nguyên nhân này, chúng ta có thể thấy không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi lưng khi ngủ cũng là dấu hiệu nguy hiểm. Với những nguyên nhân từ môi trường hay một số nguyên nhân sinh lý bên trong cơ thể trẻ thì bố mẹ không cần quá lo lắng.
Trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi lưng khi ngủ nguy hiểm khi đi kèm các biểu hiện:
- Ngủ ngáy.
- Thở bằng miệng.
- Thở khò khè, gấp gáp.
- Hóp bụng lõm sâu mỗi khi thở.
- Đau tai, cứng cổ, bé trở nên biếng ăn.
- Trẻ bị sút cân nhanh, nôn mửa dữ dội và tiêu chảy.
3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ra mồ hơi lưng khi ngủ
Bố mẹ có thể cần để ý theo dõi tình trạng khi ngủ của trẻ để có phương án xử lý nhanh
Để khắc phục tình trạng ra mồ hôi ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, bố mẹ có thể thực hiện các cách sau:
- Sử dụng bộ chăn, nệm, gối thoáng mát, êm ái và nâng đỡ tốt. Các sản phẩm của Ru9 từ chất liệu thân thiện, an toàn nâng niu giấc ngủ, cho tư thế ngủ của trẻ giữ được sự tự nhiên, không bị hầm bí, nhớp nháp sau nhiều giờ ngủ. Các lớp cấu trúc được liên kết chặt chẽ nhưng vẫn có độ thoáng khí, triệt tiêu phản lực tốt để giấc ngủ trôi qua nhẹ nhàng.
- Giản lược các lớp quần áo, giữ cho bé luôn thoáng mát; lưu ý chọn trang phục, chăn mền, tã dán bằng chất liệu thoải mái, có khả năng thấm hút cao.
- Thay đổi nhiệt độ phòng.
- Cần bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ.
- Hạn chế trẻ vận động quá mức trước khi ngủ.
- Không cho trẻ mặc quá nhiều quần áo trong lúc ngủ.
- Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ hàng hàng và bổ sung nước đầy đủ
- Không để trẻ bị sợ hãi khi ngủ và trước khi ngủ thì không ăn no.
- Cho trẻ sử dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều loại rau củ quả có tính mát, ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng.
- Nếu trẻ đổ mồ hôi nhiều vùng đầu và lưng thì nên dùng khăn mềm để lau mồ hôi để giúp trẻ tránh hiện tượng cảm lạnh.
Nếu trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm được đưa ra trong mục trên thì bố mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ.
Trên đây, Ru9 vừa gửi đến bạn đọc các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi lưng khi ngủ. Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ, nhất là 3 tháng đầu đời, thời gian ngủ của trẻ chiếm phần lớn trong cả ngày. Bố mẹ nên theo dõi để có thể giải quyết kịp thời các vấn đề đang ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bài viết liên quan:
Author:
Hương GiangShare This Article:
Bình luận