Có những giấc ngủ được cho là bị một thế lực hay một hiện tượng siêu nhiên tác động, tạo cảm giác như có ai đó đang đè chặt lên người, khó thở và khiến bạn hoang mang tột độ. Đây thực ra không phải là điều tâm linh mà chính là do bị tê liệt giấc ngủ, hay có cái tên phổ biến hơn là “bóng đè”. Hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa nói riêng và trong giấc ngủ nói chung là những điều khiến chúng ta cảm thấy khó chịu nhất.
Nếu bạn hoặc người thân bạn đã từng gặp phải hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa thì đừng vội lo lắng nhé. Cùng đọc qua bài viết dưới đây để có kiến thức về bóng đè dưới góc nhìn khoa học.
1. Hiện tượng bóng đè khi ngủ là gì?
Hiện tượng bóng đè khi ngủ là một sự bất lực tạm thời để di chuyển, xảy ra ngay sau khi ngủ hoặc thức dậy. Bạn vẫn có thể có nhận thức nhưng lại không thể cử động, có cảm giác áp lực và nghẹt thở. Hiện tượng này thường xảy ra khi giấc ngủ đang chuyển giao giữa các giai đoạn tỉnh táo và ngủ.
Hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa và vào buổi tối được cho là hiện tượng siêu nhiên.
Nhiều quan niệm phổ biến vẫn cho rằng bóng đè là hiện tượng siêu nhiên, huyền bí. Thế nhưng, các chuyên gia đã đưa ra được lời giải thích có cơ sở khoa học rõ ràng cho hiện tượng khá phổ biến này từ các giai đoạn giấc ngủ. Lý giải theo một cách khoa học, hiện tượng bóng đè có tên gọi là tê liệt giấc ngủ. Đây là một tình trạng được xác định bởi một thời gian ngắn mất kiểm soát cơ bắp, được gọi là atonia. Bên cạnh đó, mọi người còn thường bị ảo giác trong các giai đoạn tê liệt giấc ngủ.
Tê liệt giấc ngủ là một trong những hành vi bất thường trong khi ngủ. Bởi vì nó được kết nối với giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) của chu kỳ giấc ngủ, tê liệt giấc ngủ được coi là một ‘parasomnia REM’.
Các nhà nghiên cứu tin rằng tê liệt giấc ngủ liên quan đến một trạng thái ý thức hỗn hợp, là sự pha trộn cả sự tỉnh táo và giấc ngủ REM.
2. Hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa
Như cách giải thích ở trên, bóng đè không phân biệt giấc ngủ trưa hay ngủ vào buổi tối. Nhưng hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa có thể xảy ra nhiều hơn bởi vì thời gian ngủ trưa thường diễn ra ngắn và khó ngủ sâu hơn ban đêm. Điều này dẫn đến việc pha trộn giữa các giai đoạn ngủ và tỉnh táo ở thời điểm này xảy ra dễ hơn.
Bên cạnh đó, những người ít có thói quen ngủ trưa nhưng đôi khi lại chợp mắt một xíu vì quá mệt mỏi, ngủ bù cho những đêm làm việc liên tục cũng là nguyên nhân khiến cho hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, dù bị bóng đè ở buổi nào thì cũng sẽ gặp những triệu chứng tương tự nhau, gây ra những cảm giác khó chịu và bứt rứt.
3. Những cảm giác khi bị bóng đè
Ảo giác là một trong những tình trạng của hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa.
Hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa cũng sẽ gặp những cảm giác tương tự như khi bị bóng đè vào buổi tối. Chúng sẽ khiến bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu và bứt rứt vì bản thân không thể phản ứng trước bất kì điều gì. Cụ thể, các tác động của hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa là:
- Không có khả năng di chuyển cơ thể khi ngủ hoặc khi mới thức dậy, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút. Dù bạn rất muốn ngồi dậy hoặc đổi tư thế, nhưng bạn đã mất khả năng kiểm soát cơ bắp. Đây là một trong những cảm giác phổ biến nhất của những người bị bóng đè.
- Tỉnh táo nhưng không thể nói. Lúc này, bạn sẽ trở nên giống như một người câm, không thể phát ra tiếng động để kêu cứu người nhà.
- Có ảo giác và cảm giác sợ hãi. Hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa cũng gây ra những ảo giác thông qua những ác mộng hoặc sự ảo tưởng. Đây là một trong những lý do mà dân gian đồn rằng bóng đè được gây ra bởi một hiện tượng siêu nhiên, huyền bí. Nhưng khoa học đã chứng minh rằng, ảo giác chỉ là một trong những triệu chứng khi bạn bị tê liệt giấc ngủ. Khi gặp vấn đề này, bạn sẽ dễ đổ nhiều mồ hôi hột và trở nên đau đầu.
- Cảm thấy áp lực lên ngực như có ai đó đè lên người. Đây chính là lý do tại sao tê liệt giấc ngủ lại được gọi với cái tên phổ biến là “bóng đè”. Dù không có một người nào khác ngoài bạn, nhưng cảm giác như ai đó rất nặng đang đè lên bạn khiến bạn cảm thấy nghẹt thở như cái chết đang đến gần.
4. Ai có thể bị bóng đè?
Người ta thường quy chụp rằng chỉ những người yếu vía mới hay gặp bóng đè. Tuy nhiên, dựa trên khảo sát thì cứ 10 người sẽ có khoảng 4 người có khả năng bị bóng đè.
Ai cũng có thể gặp phải hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa.
Tình trạng phổ biến này thường gặp lần đầu tiên trong những năm thiếu niên, ở khoảng 14 - 17 tuổi. Nhưng đàn ông và phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể có nó. Tê liệt giấc ngủ có thể di truyền theo gen trong gia đình.
Như vậy, bất kì ai cũng có thể gặp phải hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa hoặc vào ban đêm.
5. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bóng đè
Nguyên nhân chính xác của tê liệt giấc ngủ vẫn chưa được biết. Các nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu để xem những gì có liên quan đến nguy cơ tê liệt giấc ngủ cao hơn và đã tìm thấy kết quả hỗn hợp.
Nguyên nhân của hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa.
Dựa trên nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu tin rằng nhiều yếu tố có dẫn đến việc bị bóng đè bao gồm:
- Các vấn đề về giấc ngủ khác như chứng ngủ rũ: Đây là một trong những lý do chiếm tỷ lệ cao chiếm 38%, thông qua các nghiên cứu. Những người bị ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (OSA) - một rối loạn giấc ngủ lặp đi lặp lại trong hơi thở thường bị bóng đè cao hơn. Tê liệt giấc ngủ cũng đã được tìm thấy phổ biến hơn ở những người bị chuột rút chân vào ban đêm.
- Thiếu ngủ hoặc lịch trình giấc ngủ thay đổi liên tục: Các triệu chứng mất ngủ như khó ngủ và buồn ngủ ban ngày quá mức đã được tìm thấy có liên quan đến hiện tượng bóng đè. Do đó mà hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa có thể xảy ra cao với một người chọn cách ngủ trưa để bù cho những đêm mất ngủ trước đó dễ dàng xảy ra hơn.
- Rối loạn nhịp sinh học: Khi bạn không có một thời gian ngủ cố định, nhịp sinh học trở nên rối loạn và điều này cũng tạo điều kiện cho việc bóng đè có thể len lỏi vào trong giấc ngủ của bạn.
- Các tình trạng tâm thần như căng thẳng hoặc rối loạn lưỡng cực: Khi sức khỏe tinh thần của bạn không tốt, tạo ra sự lo âu, hoảng sợ liên tục trong thời gian dài sẽ có khả năng cao gặp bóng đè. Một số tình trạng đặc biệt như rối loạn căng thẳng sau chấn thương hoặc có một tuổi thơ bất hạnh, bị bạo lực liên tục cũng là nguyên nhân bị bóng đè.
6. Bóng đè có phải là một vấn đề nghiêm trọng?
Đối với hầu hết mọi người, bị bóng đè không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Nó được phân loại là một tình trạng lành tính và thường không xảy ra đủ thường xuyên để gây ra các vấn đề sức khỏe đáng kể.
Tuy nhiên, ước tính 10% số người có các đợt tái phát hoặc khó chịu hơn khiến tê liệt giấc ngủ đặc biệt đau khổ. Kết quả là, họ có thể phát triển những suy nghĩ tiêu cực về việc đi ngủ, giảm thời gian phân bổ cho giấc ngủ hoặc gây lo lắng xung quanh giờ đi ngủ khiến bạn khó ngủ hơn. Hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa xảy ra cũng khiến bạn hoài nghi về giấc ngủ trưa, từ đó không dám ngủ trưa nữa và có thể dẫn đến sự thiếu ngủ. Thiếu ngủ có thể dẫn đến buồn ngủ quá mức và nhiều hậu quả khác đối với sức khỏe tổng thể của một người.
7. Giải pháp để giảm thiểu tình trạng bóng đè
Có rất nhiều cách để giảm thiểu hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa và buổi tối. Bước đầu tiên trong điều trị là nói chuyện với bác sĩ để xác định và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn có thể góp phần vào tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của các đợt. Khi được nghe tư vấn tham lý một cách khoa học từ bác sĩ, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng của mình mà có thể điều chỉnh thói quen sống của mình trở nên tốt hơn.
Giải pháp để thoát khỏi hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa.
Do mối liên hệ giữa bóng đè và các vấn đề về giấc ngủ nói chung, cải thiện vệ sinh giấc ngủ là một trọng tâm phổ biến trong việc ngăn ngừa tê liệt giấc ngủ. Vệ sinh giấc ngủ là việc thiết lập phòng ngủ của một người và thói quen hàng ngày ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Dưới đây là một số mẹo ngủ lành mạnh có thể góp phần vệ sinh giấc ngủ tốt hơn và nghỉ ngơi hàng đêm nhất quán hơn bao gồm:
- Tuân theo cùng một lịch trình để đi ngủ và thức dậy mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần. Điều này giúp đồng hồ sinh học của bạn được đi theo đúng nhịp, do đó sẽ giúp bạn ngủ khoa học hơn.
- Giữ một thói quen trước khi đi ngủ giúp bạn cảm thấy thư giãn. Thả lỏng bản thân, đưa tâm trí trở nên thoải mái vừa giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và không bị gặp ác mộng.
- Trang bị giường của bạn với nệm và gối tốt nhất cho nhu cầu của bạn. Đây sẽ là một trong những thành phần ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Lựa chọn nệm và gối phù hợp với bản thân để cơ thể luôn được thoải mái mỗi khi ngủ và không có cảm giác bị đau sau mỗi sáng thức dậy.
- Giảm tiêu thụ rượu và caffeine, đặc biệt là vào buổi tối. Những chất kích thích này sẽ làm cho não bộ trở nên hưng phấn và từ đó có thể tạo ra những ảo tưởng. Cần hạn chế dùng chúng cho một giấc ngủ thật ngon và dịu êm.
- Cất các thiết bị điện tử, bao gồm cả điện thoại di động, trong ít nhất nửa giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng từ các thiết bị điện tử đã được chứng minh là làm ngăn cản quá trình sản sinh melatonin trong não, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta.
Một số loại thuốc được biết đến ngăn chặn giấc ngủ REM, và những điều này có thể giúp ngăn chặn tê liệt giấc ngủ. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ và có thể gây ra sự phục hồi trong giấc ngủ REM khi ai đó ngừng dùng chúng. Vì những lý do này, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để biết rõ về lợi ích và nhược điểm của thuốc.
Tóm lại:
Hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa nói riêng và trong khi ngủ nói chung là một vấn đề hoàn toàn bình thường, có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nếu bạn không may gặp phải tình trạng này, hãy nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và cố gắng tạo cho mình những thói quen ngủ lành mạnh để không còn phải gặp lại tình trạng này nữa nhé. Nếu tần suất bị bóng đè xảy ra liên tục, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để có thể có giải pháp tốt nhất nhé.