Giải thích hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn
Sống khoẻ

Giải thích hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn

Không chỉ riêng trẻ em mà hiện tượng ra mồ hôi trộm cũng có thể xuất hiện ở đối tượng người lớn. Vậy ra mồ hôi trộm ở người lớn nguyên nhân do đâu, làm thế nào để cải thiện? Nội dung bài viết dưới đây Ru9 sẽ giúp bạn đọc giải thích hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn. Mời bạn cùng theo dõi.

Mục lục

1. Ra mồ hôi trộm khi ngủ là tình trạng gì?

Ra mồ hôi trộm khi ngủ là tình trạng mà cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi bất kể thời tiết thế nào. Mồ hôi thường xuất hiện nhiều ở các vùng như trán, bàn tay, bàn chân, nách,... Một số trường hợp nặng, mồ hôi trộm có thể tiết nhiều đến mức làm ướt quần áo và ga giường.

Việc đổ quá nhiều mồ hôi trộm ban đêm có thể khiến cho người bệnh bị mất ngủ, khó ngủ hoặc thức giấc nhiều lần giữa đêm. Hiện tượng này kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Ra mồ hôi trộm khi đang ngủ có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, không phân biệt nam nữ, tuổi tác. Tuy nhiên trẻ em có khả năng ra mồ hôi trộm cao hơn người lớn.

Giải thích hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn

Ra mồ hôi trộm khi ngủ là tình trạng mà cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi bất kể thời tiết thế nào.

2. Giải thích hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn

Có rất nhiều những nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ: Theo các chuyên gia, mãn kinh chính là giai đoạn chuyển tiếp thứ 2 trong đời sống sinh lý của cơ thể người phụ nữ. Mãn kinh xảy ra do sự suy giảm chức năng của buồng trứng và qua giai đoạn này, phụ nữ sẽ mất kinh nguyệt và khả năng sinh sản. Ở thời điểm mãn kinh, cơ thể chị em phụ nữ có những thay đổi lớn về nồng độ hormone estrogen và progesteron. Một số triệu chứng điển hình thường gặp trong giai đoạn này chính là nóng trong, rối loạn tâm lý, ra mồ hôi trộm vào ban đêm.
  • Tác dụng phụ của thuốc tây: Một số người đang điều trị bệnh và sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc điều trị bệnh lý cao đường huyết có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có hiện tượng ra mồ hôi trộm khi đang ngủ.
  • Sử dụng chất kích thích: Các chuyên gia cho biết, một số loại thuốc có chất kích thích hoặc những loại thức uống như rượu, bia, cafe cũng là nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm.
  • Nhiễm trùng: Các bệnh lý nhiễm trùng như lao sẽ gây suy giảm miễn dịch, kích thích phản ứng viêm với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Bên cạnh đó, bệnh nhiễm trùng cũng gián tiếp gây nên tình trạng đổ mồ hôi trộm, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Ngoài ra, tình trạng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn còn là hậu quả của một số bệnh lý liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như cường giáp, tiểu đường, u tuyến thượng thần, thay đổi hormone sinh dục,...
Giải thích hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn

Có rất nhiều những nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn.

3. Các biện pháp điều trị hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh thì bạn có thể tham khảo để áp dụng các biện pháp giúp điều trị chứng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn như sau đây:

  • Nguyên nhân do tiền mãn kinh: Nếu bạn đang ở trong giai đoạn tiền mãn kinh và gặp phải tình trạng ra mồ hôi trộm thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giúp giảm hiện tượng mồ hôi trộm như Gabapentin, Clonidine, Venlafaxine,....
  • Sử dụng thuốc: Các chuyên gia cho biết, nếu như bạn bị ra mồ hôi trộm nhẹ trong khi đang điều trị bệnh bằng thuốc tây thì không cần quá lo lắng. Thông thường thì tình trạng này sẽ hết hẳn sau khi bạn ngừng sử dụng thuốc tây. Còn nếu tình trạng ra mồ hôi trộm quá nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nhiều bất tiện thì hãy đến cơ sở y tế, xin ý kiến của bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc để giảm liều dùng hoặc dùng thuốc thay thế để tiếp tục chữa bệnh mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe.
  • Nhiễm trùng: Nếu bạn bị ra mồ hôi trộm do bệnh lý nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ nhằm loại bỏ nguy cơ gây bệnh bằng thuốc kháng sinh hoặc kháng virus như Oxacillin, Ampicillin, Ceftazidime,...
  • Bệnh lý: Ra mồ hôi trộm nguyên nhân do bệnh lý rất khó lường và cần phải thăm khám cẩn thận rồi mới đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Chẳng hạn, nếu bạn bị tăng huyết áp, tiểu đường,... thì bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị khoa học nhằm cải thiện triệt để các bệnh này rồi mới chỉ định khắc phục chứng ra mồ hôi trộm.
Giải thích hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc điều trị tình trạng ra mồ hôi trộm.

Ngoài các biện pháp kể trên thì nếu ra mồ hôi trộm diễn ra ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo các mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên. Một số loại thảo dược sắc nước uống như: lá lốt, rau diếp cá, lá đinh lăng, nước đỗ đen, lá dâu tằm, nước cây xô thơm… sẽ giúp bạn cải thiện hiện tượng ra mồ hôi trộm hiệu quả.

Ngoài việc điều trị tình trạng ra mồ hôi trộm thì bạn cũng cần phải tạo được không gian phòng ngủ thoáng mát với những chiếc nệm mềm mại, êm ái như nệm Original, nệm Nest. Đây là hai sản phẩm nổi tiếng, được sản xuất từ chất liệu chủ đạo Foam cực kỳ được ưa chuộng tại Ru9. Bạn có thể tham khảo để mua sử dụng, từ đó nâng cao chất lượng cho cả gia đình mình.

Giải thích hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn

Sử dụng nệm Original Ru9 giúp bạn có được giấc ngủ trọn vẹn hơn.

4. Biện pháp phòng ngừa tình trạng ra mồ hôi trộm khi đang ngủ ở người lớn

Để phòng ngừa tình trạng ra mồ hôi trộm khi đang ngủ ở người lớn, bạn cần áp dụng cách sau:

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như rau xanh, trái cây và uống đủ nước để cơ thể giải nhiệt, tốt cho hệ tiêu hóa. Hạn chế đồ uống chứa cồn, cafe, gia vị cay , đồ cay nóng vì sẽ khiến tình trạng toát mồ hôi nặng hơn.
  • Chú ý ngủ đúng giờ, đủ ít nhất 7 - 8 tiếng mỗi ngày.
  • Thư giãn cơ thể bằng cách bài tập yoga, nghe nhạc, thiền,...
  • Nên lựa chọn loại quần áo thoải mái, chọn chất liệu vải nhẹ, thấm hút mồ hôi.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ để hạn chế tối đa mùi khó chịu do mồ hôi trộm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, cách khắc phục hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn mà Ru9 đã tổng hợp. Mong rằng, bài viết của Ru9 sẽ giúp cho bạn sớm tìm được biện pháp phù hợp và đem lại hiệu quả tích cực cho mình.

Bài viết liên quan:

Mục lục×