
Mục lục
Bạn có biết rằng những gì con bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chúng? Nếu đang có thói quen cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ, thì liệu nó có thực sự tốt cho con của bạn không? Cùng Ru9 tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mặc dù không có bằng chứng xác thực nào cho thấy một ly sữa ấm giúp bé ngủ ngon hơn, nhưng hầu hết các bà mẹ đều tin như vậy. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tiếp tục sử dụng cách này và chúng trở thành thói quen khó bỏ với con bạn. Dễ thấy nhất bé sẽ không rèn được cách tự dỗ mình vào giấc ngủ. Bạn cũng không ngủ được nhiều hơn nếu con bạn tiếp tục thức dậy đòi bú. Vậy đây có phải là lựa chọn tốt nhất cho bé hay không?
1. Trẻ sơ sinh có cần uống sữa để ngủ ngon không?
Cho trẻ bú bình trước khi ngủ hoặc khi thức giấc giữa đêm hoàn toàn là việc làm thích hợp khi trẻ còn nhỏ. Bởi vì các lý do sau đây:
Giúp bé no bụng
Dạ dày của bé chỉ có kích thước bằng quả trứng vào khoảng 10 ngày tuổi, vì vậy trẻ sơ sinh thường xuyên cần sữa mẹ hoặc sữa công thức để nuôi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên, khi được 6 tháng tuổi, hầu hết trẻ không cần chất dinh dưỡng và calo từ các cữ bú ban đêm. Vì đã tiêu thụ trong ngày và đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Sữa ấm có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu và chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
Giúp bé thư giãn
Cho dù đang bú mẹ hay uống sữa công thức, mọi em bé đều rất thoải mái, thư giãn với thói quen này trước khi ngủ. Việc cho con bạn uống sữa trước khi đi ngủ mỗi đêm cũng có thể tăng cường một chút tryptophan, tạo ra tín hiệu dễ chịu đến giờ đi ngủ.
Dỗ bé ngủ trở lại
Cho bé uống sữa là một trong những cách dễ nhất để giúp bé bình tĩnh và ngủ trở lại. Đó là lý do tại sao nhiều bậc cha mẹ từ chối việc đưa nó ra khỏi thói quen trước khi đi ngủ. Việc phải dành nhiều giờ để thử các phương pháp khác vào ban đêm, chẳng hạn như đung đưa, nhún nhảy hay hát ru đều không hề dễ dàng.
Nhìn chung bản thân sữa ấm sẽ không phải là một phương pháp chữa bệnh thần kỳ. Thay vào đó, nó chỉ là một phần của thói quen đi ngủ hàng ngày khó thay đổi.
2. Một số vấn đề khi cho trẻ uống sữa vào ban đêm
Sâu răng
Một lý do để ngừng cho trẻ uống sữa ban đêm là để bảo vệ răng của em bé. Nếu con ngủ gật trong khi bú bình, sữa có thể đọng lại trong khoang miệng và quanh hàm răng, gây ra sâu răng.
Khi trẻ uống sữa xong, mẹ nên vệ sinh răng để bảo vệ răng cho trẻ ban đêm.
Tốt nhất là không nên để bé ngậm sữa khi ngủ, đặc biệt là khi đã mọc răng. Đồng thời sau khi uống sữa, hãy luôn đánh răng và không cho trẻ uống thêm sữa sau đó.
Trở thành thói quen trì hoãn việc đi ngủ
Uống sữa có thể trở thành một vấn đề lớn khi con bạn sử dụng chính cách này để trì hoãn đi ngủ. Em bé sẽ đòi uống sữa hoặc nước như một chiến thuật ngăn chặn việc phải đi ngủ. Đến khi đã tắt đèn, trẻ vẫn có thể nói với bạn rằng cần sử dụng phòng vệ sinh để rời khỏi giường.
Rối loạn ăn uống
Một trong ba chứng rối loạn phổ biến nhất ở trẻ mới biết đi là rối loạn ăn uống vào ban đêm. Điều này có thể hình thành nếu con bạn thường xuyên nạp vượt quá lượng dinh dưỡng cần thiết.
Trẻ mắc chứng rối loạn này có thể quấy khóc, khó chịu về tình trạng “đói” vào ban đêm, mặc dù không cần thêm bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Trẻ cũng có thể cảm thấy cực kỳ khó đi vào giấc ngủ, trở lại giấc ngủ mà không ăn hoặc uống. Nếu con ướt tã mỗi khi thức dậy vào ban đêm, điều đó có thể là do trẻ hấp thụ quá nhiều chất lỏng trước khi đi ngủ.
3. Bạn nên cai sữa ban đêm ở độ tuổi nào?
Dinh dưỡng và trao đổi chất ở mỗi em bé đều khác nhau. Trong khi hầu hết trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi nhận đủ chất dinh dưỡng và calo trong ngày, thì vẫn có nhiều trẻ phải tiếp tục bú bình trước khi đi ngủ cho đến khoảng 10 tháng.
Trẻ sơ sinh cần nạp đủ dinh dưỡng để tránh quấy khóc vào ban đêm cho đến khi cai được sữa.
Tuy nhiên, thói quen tồn tại càng lâu thì càng khó phá vỡ. Khi trẻ được 12 tháng tuổi, bạn nhất định nên cố gắng bỏ bình sữa ra khỏi thói quen bú đêm.
4. Làm thế nào để bé ngừng uống sữa mà vẫn ngủ ngon?
Trẻ sơ sinh có khả năng tự điều chỉnh việc bú sữa của mình, bé có thể "nói" cho bạn biết khi nào sẵn sàng bỏ bình sữa cuối cùng trong ngày bằng cách quay đầu đi hoặc liên tục không uống hết.
Nhưng nếu con chưa sẵn sàng tự bỏ sữa trước khi đi ngủ, bạn vẫn có thể duy trì nhiều thói quen khác để an ủi và xoa dịu chúng. Dưới đây là một số cách bạn quá trình cai sữa diễn ra dễ dàng hơn:
- Giảm dần lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức trước khi đi ngủ của trẻ, sau đó loại bỏ hoàn toàn khỏi thói quen ban đêm. Đồng thời, vẫn giữ tất cả các phần khác trong lịch trình ngủ của con: tắm, mặc đồ ngủ, đọc sách, hát các bài hát, ôm ấp…
- Cho em bé của bạn những đồ vật thoải mái khác vào ban đêm, chẳng hạn như một chiếc chăn yêu thích, đồ chơi nhồi bông, khi con được ít nhất một tuổi.
Có thể thay thế uống sữa trước khi ngủ bằng các thói quen khác như massage, đọc sách,…
- Giải thích cho con rằng vì chúng đã lớn và trưởng thành nên không cần bú bình trước khi đi ngủ nữa.
- Khi đã cắt sữa, bạn cần kiên định và đừng mềm lòng đưa ra bình sữa khác cho con. Hãy tự tin và lạc quan về sự thay đổi đối với con bạn.
Tóm lại, chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và bổ dưỡng là điều cần thiết để con bạn ngủ ngon. Tuy nhiên, bạn càng để bé lâu ngừng uống sữa ban đêm, sẽ càng khó làm cho con bạn đi vào giấc ngủ nếu không có chúng. Vì vậy hãy chọn thời điểm thích hợp để điều chỉnh thói quen này nhé!
Author:
Quynh NhuShare This Article:
Bài viết liên quan

Tiết lộ tư thế ngủ của cặp vợ chồng hạnh phúc có thể bạn chưa biết

Bật mí tư thế ngủ của người đàn ông yêu vợ nhất trên đời

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Bật mí ngủ trước 11h có tăng chiều cao không?

Ngủ trưa có tăng chiều cao không? Tư thế ngủ tăng chiều cao tốt nhất
