Bị Covid có mất ngủ không? Bị Covid mất ngủ phải làm sao?
Sống khoẻ

Bị Covid có mất ngủ không? Bị Covid mất ngủ phải làm sao?

Cả thế giới đã phải lao đao vì đại dịch Covid trong vài năm. Hiện nay các loại vaccine phòng Covid đã được ra đời và sử dụng phổ biến trong toàn dân với hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên không vậy mà chúng ta lơ là với nó. Vẫn có những người nhiễm Covid dù đã được tiêm vaccine. Vậy bị Covid có mất ngủ không? Bị Covid mất ngủ phải làm sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mục lục

1. Bị nhiễm Covid, hậu Covid có mất ngủ không?

COVID-19 là bệnh nhiễm trùng hệ thống, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong vơ thể như phổi, gan, cơ, thận, khớp, da, thần kinh… gây ra nhiều di chứng. Kể cả khi bạn đã khỏi bệnh thì các virus độc tố này vẫn còn tồn tại trong cơ thể ở quá trình hậu Covid.

Những người bị nặng có thể gặp nhiều di chứng cùng một lúc, trong đó có một số di chứng phổ biến là mệt mỏi, đau tức ngực, ho kéo dài, thở hụt hơi kèm theo căng thẳng, lo âu. Những điều này gây nên tình trạng mất ngủ.

Vì vậy, bị nhiễm Covid, hậu Covid, người bệnh thường mất ngủ. Mọi người không nên coi thường vấn đề này, nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Bị Covid có mất ngủ không? Bị Covid mất ngủ phải làm sao?

Bị Covid thường kéo theo việc mất ngủ

Khoảng 40% dân số bị mất ngủ trong thời gian đại dịch, trong khi tỉ lệ này trước đây là 24%. Thói quen ngủ của con người cũng thay đổi trong thời đại Covid, liên quan đến giãn cách xã hội, các vấn đề tâm lý hoặc chính COVID-19 gây ra.

2. Các biểu hiện của mất ngủ khi bị nhiễm Covid

Mất ngủ là một trong các loại rối loạn giấc ngủ. Khi bị mất ngủ, người bệnh thường có các biểu hiện sau:

  • Khó đi vào giấc ngủ.
  • Thường xuyên thức giấc giữa đêm.
  • Thức dậy sớm hơn mong đợi và không ngủ lại được.

3. Nguyên nhân gây ra việc mất ngủ khi bị Covid

Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là áp lực, stress. Mọi người lo âu về tình trạng bệnh, nghi ngờ mình mắc các biến chứng nặng hơn khiến tinh thần tiêu cực, khó vào giấc. Bên cạnh đó, một số triệu chứng của bệnh cũng khiến F0 mất ngủ. Cơ bắp đau nhức, khó thở, cảm giác hụt hơi,bồn chồn mệt mỏi làm người bệnh trằn trọc, không thể có giấc ngủ sâu, liên tục.

4. Tác hại của việc mất ngủ

Khi tình trạng mất ngủ kéo dài, cơ thể bạn có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, người luôn mệt mỏi, đau dạ dày, đánh trống ngực, thậm chí có thể bị trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực tự làm hại bản thân.

Bị Covid có mất ngủ không? Bị Covid mất ngủ phải làm sao?

Mất ngủ gây nên nhiều tác hại cho cơ thể

Khi mất ngủ, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn,... đồng nghĩa với việc bạn không được nghỉ ngơi đầy đủ, người sẽ luôn uể oải, không thể tập trung làm việc, học tập vào ban ngày.

F0 bị mất ngủ còn có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác:

  • Rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp.
  • Các vấn đề tâm thần như lo âu, trầm cảm, suy nghĩ tự sát.
  • Hệ miễn dịch suy yếu, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn.
  • Hệ chuyển hóa bị rối loạn, tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường.
  • Phụ nữ có thai có nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh non.

5. Bị Covid mất ngủ phải làm sao?

Để có được giấc ngủ ổn định hơn, người mắc Covid có thể áp dụng một số cách sau:

Giải tỏa stress

  • Việc cập nhật tin tức quá nhiều, quá liên tục về bệnh Covid khiến nhiều người có cái nhìn tiêu cực hơn, các bạn có thể giảm tần suất tìm hiểu về bệnh xuống. Chỉ nghe theo các chỉ dẫn của bác sĩ. 
  • Làm các việc lành mạnh, mang lại niềm vui, tiếng cười cho bản thân ví dụ như xem những bộ phim yêu thích hoặc đọc một cuốn sách hay.
  • Khi bị đau đầu, bạn có thể tìm đến bác sĩ để được cho các thảo dược phù hợp như tim sen, bình vôi, lạc tiên… , không cần thiết phải chịu đựng chúng.

Chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi điều độ

Ăn uống điều độ sẽ giúp cơ thể mạnh hơn nhờ được cung cấp dưỡng chất cần thiết. Vận động nhiều có thể giúp bạn tìm lại được niềm vui, không để cơ thể chây ì, uể oải, ngủ ngon hơn vào buổi đêm.

Rèn luyện thói quen ngủ khoa học

Bị Covid có mất ngủ không? Bị Covid mất ngủ phải làm sao?

Vận động, thể dục thể thao sẽ giúp tinh thần phấn chấn, nhiều năng lượng hơn

Thói quen đi ngủ, thức dậy đúng giờ sẽ có hiệu quả tốt trong việc chữa chứng mất ngủ. Nên đi ngủ sớm trước 23 giờ, có giấc ngủ ngắn vào buổi trưa khoảng 30 phút trước thời điểm 15 giờ. Các bạn không nên ngủ trưa quá nhiều, ngủ sau 15 giờ vì như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ tối.

 

Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại có thể khiến bạn mất ngủ, ngoài ra mọi người thường dễ chìm đắm vào các thú vui mà quên mất giờ ngủ. Do đó, không nên sử dụng các thiết bị này 30 phút trước giờ ngủ. 

Tạo môi trường ngủ sạch sẽ, dễ chịu

Luôn vệ sinh phòng ngủ để phòng thông thoáng, không có các vi khuẩn gây hại cũng như mùi hôi.

Chăn gối nệm cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Nệm nâng đỡ cơ thể đúng tư thế sẽ giúp con người ngủ ngon, sảng khoái, không bị đau lưng hay đau các khớp xương. Nệm Foam Ru9 có hàng triệu bọt khí tạo nên cảm giác êm ái để cơ thể thoải mái nhưng vẫn có độ cứng nhờ sự liên kết bền chặt của các lớp foam cao cấp, định hình cột sống theo đường cong tự nhiên, giữ chúng ổn định suốt đêm dài. Chất liệu foam mà Ru9 sử dụng đã thông qua các cuộc kiểm định, đảm bảo chất lượng, an toàn với người dùng. 

Bị Covid có mất ngủ không? Bị Covid mất ngủ phải làm sao?

Nệm Original Ru9 có 3 lớp foam, bề mặt êm ái, cấu trúc vững chắc

Để giữ máu luôn lưu thông tốt ở vùng cổ - vai - gáy cần có chiếc gối có độ cao vừa phải cùng chất liệu thoáng mát, đàn hồi và nâng đỡ tốt. Gối Niu Ru9 với độ dày 12cm sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Ruột gối Niu được làm bằng Graphene Memory Foam bền chắc nâng đỡ vùng vai tốt, không gây nên tình trạng đau nhức khi ngủ dậy. Công nghệ công nghệ Graphene giúp gối có khả năng tản nhiệt, cho bạn giấc ngủ thoải mái.

Trên đây, bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc một số nguyên nhân, tác hại cũng như giải pháp khi bị mất ngủ hậu Covid. Mong rằng các thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn cải thiện giấc ngủ của mình, giữ được tinh thần thoải mái.

Bài viết liên quan:

Mục lục×