
Mục lục
- 1. Nguyên nhân nào khiến bạn bị nóng khi ngủ?
- 2. Nệm mát là gì?
- 3. Lợi ích của nệm làm mát
- Chất lượng giấc ngủ tốt hơn
- Giảm đổ mồ hôi ban đêm
- Giảm sử dụng điều hòa không khí
- Cải thiện tình trạng đau lưng
- Cải thiện giấc ngủ của cả đối tác
- Thích hợp với khu vực khí hậu nhiệt đới
- 4. Cấu tạo của nệm làm mát
- 5. Nệm mát từ chất liệu foam của Ru9
Một trong những khó chịu mà hầu hết mọi người từng đối mặt khi ngủ trên nệm là quá nóng vào ban đêm. Hiện nay, nệm mát được phát minh ra như một cách hiệu quả để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tốt hơn, nhưng liệu nó có thực sự giúp bạn luôn mát mẻ không?
Cơ thể con người có nhiệt độ trung bình rơi vào khoảng 36°C, nóng hơn hầu hết các vật thể mà chúng ta tiếp xúc. Ban đêm, khi ngủ trên nệm hay trong điều kiện nóng, nhiệt độ cơ thể càng tăng lên dẫn đến việc giữ nhiệt nhiều hơn, tạo cảm giác trằn trọc, bồn chồn và ngủ không ngon giấc. Chính vì điều này xảy ra thường xuyên, nên nhiều ngày càng có nhiều người tìm đến nệm mát để giúp cơ thể luôn mát mẻ. Ngoài việc thay đổi nhiệt độ trong phòng ngủ đến thay đổi cách bạn ngủ, nệm làm mát là một trong những vật dụng bạn nên đầu tư, nhất là trong mùa nắng nóng.
1. Nguyên nhân nào khiến bạn bị nóng khi ngủ?
Trước khi hiểu nệm mát hoạt động như thế nào đối với những người hay nóng khi ngủ, sẽ rất hữu ích nếu bạn biết các nguyên nhân phổ biến nhất ảnh hưởng đến khả năng điều hoà nhiệt của cơ thể ban đêm, bao gồm:
Nhiệt độ và độ ẩm trong phòng
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy rằng tiếp xúc với nhiệt vào ban đêm làm tăng sự tỉnh táo, giảm giấc ngủ sóng chậm và giấc ngủ chuyển động mắt nhanh.
Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ.
Nếu thường xuyên đổ mồ hôi khi ngủ cho dù đã dùng đệm mỏng, có thể là do nhiệt độ trong phòng của bạn quá ấm. Độ ẩm cũng là nguyên nhân làm tăng tác động của nhiệt bằng cách giảm khả năng bay hơi của mồ hôi.
Bộ phòng ngủ - bedding set
Bộ phòng ngủ như chăn, drap, gối, nệm đóng vai trò như vật liệu cách nhiệt trong không gian ngủ của bạn. Bộ phòng ngủ hay nệm dày có xu hướng giữ nhiệt nhiều hơn bộ phòng ngủ hay nệm mỏng mát hơn.
Quần áo ngủ
Mặc quần áo ngủ dày cũng có thể dẫn đến quá nóng vào ban đêm bất kể đã nằm đệm mỏng. Các loại vải khác nhau có đặc tính giữ nhiệt khác nhau và ít nhiều đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Nghiên cứu nhỏ năm 2016 so sánh ảnh hưởng của quần áo ngủ bằng cotton và len đối với chất lượng giấc ngủ ở nhiệt độ 17°C và 22°C. Kết quả cho thấy quần áo ngủ bằng len khuyến khích giấc ngủ ngon hơn vải cotton ở nhiệt độ 17°C, nhưng cotton lại thúc đẩy giấc ngủ sâu hơn ở 22 °C.
Uống cafe trước khi ngủ
Việc tiêu thụ caffein sát giờ đi ngủ có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Cùng với tác dụng tăng cường sự tỉnh táo về tinh thần, caffeine có liên quan đến việc khiến nhiệt độ cơ thể cao hơn, theo một nghiên cứu nhỏ năm 2014.
Căng thẳng
Khi cảm thấy căng thẳng, các mạch máu của bạn sẽ co lại. Hành động này làm giảm nhiệt độ da của bạn nhưng làm tăng nhiệt độ cơ thể cốt lõi của bạn.
Căng thẳng cũng là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ cơ thể vào ban đêm.
Quan hệ tình dục
Tình dục có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách giải phóng các hormone thúc đẩy sự thư giãn. Tuy nhiên, cường độ quan hệ tình dục mạnh mẽ dễ làm tăng nhịp tim tương tự như tập thể dục, từ đó tăng nhiệt độ cơ thể ngay cả khi nằm nệm mát.
Đối tác ngủ chung
Nếu ngủ với người khác hoặc thú cưng, nhiệt độ tổng hợp của các cá thể có thể làm tăng nhiệt độ cả bộ phòng ngủ lẫn trong phòng của bạn. Càng nhiều cơ thể và không gian càng nhỏ, khu vực đó sẽ càng nóng lên nhanh chóng.
Ảnh hưởng của một số loại thuốc
Một danh sách dài các loại thuốc có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn hoặc làm gián đoạn khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
Bao gồm: chất kháng cholinergic, kháng sinh beta-lactam, thuốc trị tiểu đường, carbamazepine, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị hormone, methyldopa, thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc aspirin, phenytoin, procainamide, thuốc hướng thần, quinidin, thuốc chống trầm cảm steroid…
Mất cân bằng nội tiết tố
Sự mất cân bằng nồng độ hormone có thể dẫn đến đổ mồ hôi ban đêm hoặc bốc hỏa.
Trong đó, đổ mồ hôi vào ban đêm như một phần của hội chứng tiền kinh nguyệt do sự dao động của nồng độ estrogen và progesterone.Ngoài ra, đổ mồ hôi ban đêm và bốc hỏa là hai trong số những triệu chứng phổ biến nhất của thời kỳ mãn kinh.
Mang thai có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ khi ngủ.
Mang thai cũng dẫn đến những thay đổi nội tiết tố làm tăng lưu lượng máu và tăng nhiệt độ cơ thể.
Bệnh tật và nhiễm trùng
Nhiều bệnh tiềm ẩn có thể dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể hoặc gây đổ mồ hôi ban đêm. Đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, bao gồm: cảm cúm, viêm họng hạt, viêm phổi, bệnh lao nhiễm trùng, cảm lạnh.
Ngoài ra, các tình trạng bệnh mãn tính khác có thể khiến bạn cảm thấy nóng vào ban đêm như: ung thư, tim mạch vành, cường giáp,…
2. Nệm mát là gì?
Ngoài các nguyên nhân khiến thân nhiệt tự ấm lên kể trên, lý do chính khiến cơ thể chúng ta nóng hơn khi sử dụng nệm là nhiều chất liệu có xu hướng giữ nhiệt lâu hơn, không khí xuống nệm không thông gió để đẩy nhiệt ra khỏi cơ thể được. Vậy nên thách thức lớn của ngành công nghiệp giấc ngủ là phát minh ra loại nệm nào nằm mát giúp người ngủ luôn thoải mái, bất kể họ ngủ như thế nào.
Nệm mát là tên gọi đơn giản của chiếc nệm nằm mát có gel lạnh, kết hợp cùng với các chất liệu chính như cao su, foam hoạt tính… Mục đích chính của nệm mát là có thể làm giảm nhiệt độ lõi của nệm ngủ, từ đó duy trì nhiệt độ cơ thể luôn thoáng mát.
Nệm mát là nệm vẫn có khả năng thoát nhiệt cho dù nằm ngủ với nhiều người.
Không nằm ở thiết kế đệm mỏng, nệm mát tập trung vào công nghệ và chất liệu cho phép nhiều không khí đi qua bên trong lõi hơn, khiến nó hoạt động như một hệ thống thông gió giúp đẩy nhiệt ra khỏi các bên khi ngủ, giữ cho bạn mát hơn vào ban đêm.
3. Lợi ích của nệm làm mát
Bây giờ bạn đã hình dung những gì trong nệm nằm mát, nhưng làm thế nào để biết liệu nó có phù hợp với mình hay không? Bởi vì mỗi người có giấc ngủ khác nhau, vì vậy cần biết rõ lợi ích của nệm nằm mát để xem có thực sự giúp được bạn hay không.
Chất lượng giấc ngủ tốt hơn
Như đề cập ở trên, tất cả chúng ta đều khó đi vào giấc ngủ nếu nhiệt độ quá nóng. Một số loại nệm, đặc biệt là mút rất dễ giữ nhiệt, cho dù nhiệt độ phòng hay nhiệt độ cơ thể của bạn đang ổn định.
Vậy nên, nệm nào nằm mát cũng có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách phân tán nhiệt, giúp bạn không nóng đến trằn trọc không ngủ được. .
Giảm đổ mồ hôi ban đêm
Do vùng nệm tiếp xúc cơ thể nhưng không có khả năng thoát nhiệt, cho nên mồ hôi được bài tiết để giải phóng một lượng nhiệt lớn làm mát cơ thể.
Bằng cấu trúc mở cho phép không khí dễ dàng lưu thông, nệm nằm mát có thể làm giảm đổ mồ hôi ban đêm.
Giảm sử dụng điều hòa không khí
Việc sử dụng điều hoà suốt đêm để duy trì nhiệt độ mát mẻ cho cơ thể khi ngủ mang đến khá nhiều tác hại mà bạn không ngờ đến. Chẳng hạn như khi nhiệt độ phòng giảm, độ ẩm không khí cũng xuống thấp là cho hệ miễn dịch của bạn suy giảm. Hay ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa làm cho bạn dễ bị đau bụng, gây ra rối loạn tiêu hóa.
Dùng điều hoà suốt đêm có thể mang lại nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe.
Thay vì dùng điều hoà suốt đêm, bất cứ nệm nào nằm mát không chỉ giúp giữ nhiệt độ cơ thể của bạn không tăng quá cao mà còn có thể kiểm soát, tiết kiệm hóa đơn sử dụng điều hòa không khí của bạn.
Cải thiện tình trạng đau lưng
Bạn có xu hướng thường xuyên thức dậy với cơn đau lưng, tỉnh giấc giữa đêm vì đau lưng, nhận thấy trằn trọc và hay trở mình trong đêm để giảm cơn đau, khó lắm mới tìm một vị trí thoải mái khi ngủ.
Tất cả những khó chịu này thường xảy ra vì nệm của bạn quá nóng, khiến cơn đau càng dữ dội hơn. Chuyển sang nệm nào nằm mát có thể giúp giảm chuyển động, cho phép bạn ngủ thoải mái suốt đêm.
Cải thiện giấc ngủ của cả đối tác
Về mặt lý thuyết, âu yếm khi ngủ là một trong những ý tưởng tuyệt vời để cải thiện tinh thần và giấc ngủ. Tuy nhiên, đi kèm với đó là bạn có thể phải thường thức dậy để thay đổi tư thế âu yếm thoải mái hơn hoặc quá nóng do nhiệt độ cơ thể tăng gấp đôi trên giường.
Đặc tính làm mát của nệm sẽ giúp mọi thứ kể cả đối tác bên cạnh luôn mát mẻ. Nếu bạn có thói quen âu yếm đối tác trong khi ngủ, nệm nào nằm mát cũng có thể giúp giữ cho hai bạn gần gũi nhau mà không khổ sở, ít nhất là không khó chịu khi bạn đang ngủ.
Thích hợp với khu vực khí hậu nhiệt đới
Sống trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm dễ khiến bạn quá nóng vào ban đêm, đặc biệt nếu bạn không có máy điều hòa nhiệt độ trong cái nóng của mùa hè. Bạn thậm chí vẫn có thể gặp vấn đề này vào mùa đông nếu người bạn đời ngủ thoải mái với máy sưởi nhưng bạn thì không.
Nệm mát có thể giúp bạn ngủ thoải mái bằng cách loại bỏ nhiệt ra khỏi giường và cơ thể, giúp mát mẻ suốt đêm bất kể nhiệt độ trong phòng.
4. Cấu tạo của nệm làm mát
Mặc dù phổ biến nhất là gel lạnh, nhưng nệm mát còn phải kết hợp giữa cả nội thất lẫn ngoại thất mới tạo nên sự khác biệt trong trải nghiệm giấc ngủ. Để giúp bạn hiểu cách hoạt động của nệm mát mà không cần có kiến thức quá chuyên sâu, Ru9 sẽ chia nhỏ từng phần cấu tạo để tìm ra cách thức hoạt động của nệm mát nhé!
Gel lạnh
Nệm mát thường có gel lạnh giảm khả năng giữ nhiệt bên trong nệm. Cùng với phần chất liệu chính bên trong, gel lạnh giúp phân tán nhiệt ngay lập tức, tạo ra trải nghiệm đặc biệt mát mẻ mỗi khi bạn nằm lên giường.
Phần ruột nệm
Nệm mát có thể được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau, từ cao su cho đến memory foam gel lạnh. Mặc dù mỗi loại có các đặc tính làm mát khác nhau, nhưng đều ít nhiều mang lại trải nghiệm mát mẻ nhất có thể.
Chẳng hạn như nệm lò xo, vì khoảng không giữa các cuộn lò xo là hoàn hảo cho luồng không khí lưu thông, nên cực dễ làm mát và giữ cho cơ thể luôn mát mẻ. Tuy nhiên, luồng không khí có thể bị giữ lại bên dưới lớp nệm cuối cùng.
Memory foam cũng là một trong những chất liệu phổ biến cho nệm mát.
Đối với cao su, chất liệu thường không nóng cũng không lạnh. Nhìn chung, nệm cao su có luồng không khí khá tốt đồng thời không dẫn nhiệt nhiều, cho nên không giữ nhiệt và khiến bạn bị đau khi ngủ.
Vỏ nệm
Lớp trên cùng tức là vỏ nệm cũng đóng một vai trò quan trọng trong công nghệ làm nệm mát. Giống như phần ruột, vỏ của nệm làm mát cũng có thể được làm bằng một số chất liệu khác nhau, bao gồm tencel, cotton hay các sợi tự nhiên khác.
5. Nệm mát từ chất liệu foam của Ru9
Nếu thuộc bất kỳ trường hợp quá nóng hay đổ mồ hôi ban đêm, hãy cân nhắc đầu tư vào một tấm nệm làm mát để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Điển hình nhất là chiếc nệm foam Ru9:
Chất liệu foam tích hợp gel lạnh
Nệm foam Ru9 có cấu trúc bao gồm nhiều lớp foam hiệu suất cao. Điểm chung là foam của Ru9 bao gồm hàng triệu hạt khí kết nối cùng nhau với cấu trúc mở, rất thông thoáng, giữ cho bạn ngủ ngon trong mọi thời tiết.
Foam kết hợp gel lạnh cấu trúc mở giúp cho cơ thể thông thoáng trong mọi tư thế nằm.
Vỏ bọc nệm chất liệu tencel
Như đề cập ở trên, vỏ nệm cũng góp phần quyết định khả năng điều hoà nhiệt của nệm mát. Đối với nệm foam Ru9, lớp vỏ nệm được làm từ chất liệu Tencel Knitted Fabric. Trong đó đặc tính nổi trội nhất là thấm hút và thoáng mát, giúp giấc ngủ của bạn trọn vẹn hơn bao giờ hết.
Memory foam giảm áp lực tiếp xúc gây tăng nhiệt
Đối với dòng nệm Ru9 Original, cấu trúc 3 lớp với lớp Memory Foam ở giữa, tạo thành độ cao 25cm. Lớp Memory Foam này đóng vai trò giải tỏa lực ép hiệu quả để cơ thể của bạn không phải chịu bất kỳ một phản lực nào khi nằm, tăng nhiệt ở những vùng tiếp xúc làm cho giấc ngủ luôn êm ái và thoải mái.
Tóm lại, nếu cảm thấy mệt mỏi, nóng nực khi thức dậy, có thể đã đến lúc chuyển sang một tấm nệm mát, cho dù đó là nệm cao su hay lò xo. Thậm chí, hãy trải nghiệm trực tiếp để quyết định chính xác nệm mát có thực sự phù hợp với bạn hay không. Ở Ru9, bạn không chỉ được ngồi mà còn nằm thử 100 ngày miễn phí đấy! Chúc bạn tìm được một chiếc nệm mát ưng ý.
Author:
Quynh NhuShare This Article: