9 lầm tưởng từ trước đến nay của bạn về giấc ngủ
Mục lục
Một trong những lý do ngăn cản bạn có được một giấc ngủ ngon đó là bạn chưa thực sự hiểu hoặc đang hiểu sai về nó.Giấc ngủ vốn ẩn chứa nhiều điều thần bí vì vậy, việc trang bị những kiến thức đúng đắn về giấc ngủ sẽ giúp bạn loại bỏ những lầm tưởng nguy hiểm để từ đó xây dựng cho mình những thói quen lành mạnh về lâu dài.
Những nhận định về giấc ngủ như “Đồ uống có cồn / thuốc ngủ giúp sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn” hay “Ngủ ngáy chỉ là thói quen thông thường” được truyền miệng trong một thời gian dài và vô tình bị lầm tưởng là sự thật. Trên thực tế, những điều kể trên hoàn toàn toàn không đúng nếu xét trên phương diện khoa học. Nguy hiểm hơn, chúng có thể chính là thủ phạm khiến bạn không thể có được một giấc ngủ ngon và một cơ thể khỏe mạnh.
Hãy cùng Ru9 tìm hiểu và giải đáp 9 lầm tưởng từ trước đến nay của bạn về giấc ngủ nhé.
1. Myth: Rượu hay đồ uống có cồn sẽ giúp chúng ta dễ ngủ hơn
Fact: Rượu và các đồ uống có cồn khiến chúng ta đi vào giấc ngủ, nhưng không phải theo cách tự nhiên.
Một thời gian ngắn sau khi uống, rượu sẽ khiến bạn hưng phấn do tác động làm dịu của nó đối với vỏ não trước trán, nhưng lâu hơn, tác động của nó sẽ lan tới các phần còn lại của não, đưa chúng ta ra khỏi trạng thái tỉnh táo nhưng không phải để đi dần vào giấc ngủ tự nhiên mà là đi dần vào sự tê liệt. Những sóng não điện tử do vậy sẽ bị ức chế và không hoạt động một cách tự nhiên. Điều này dẫn đến hai ảnh hưởng tiêu cực trong suốt giấc ngủ: Chúng ta sẽ thức giấc nhiều lần vào buổi đêm nhưng không thể nhớ được điều này vào sáng hôm sau, vì vậy chúng ta thường không nhận ra khía cạnh này của rượu. Không chỉ vậy, hai hoạt chất aldehydes và ketones trong rượu sẽ ức chế khả năng của bộ não, ngăn cơ thể đi vào trạng thái ngủ sâu hay còn gọi là REM sleep. Vì vậy, dù một lượng nhỏ các đồ uống có cồn vào buổi chiều cùng ngày cũng sẽ khiến chúng ta khó có cơ hội có được một giấc ngủ sâu vào ban đêm.
2. Myth: Xem TV trước khi ngủ giúp dễ ngủ hơn
Fact: TV cũng là một thiết bị công nghệ giống như điện thoại hay máy tính nên sẽ có những tác động nhất định đôi mắt và bộ não của chúng ta.
Dù xem TV được tính là hành động bị động với công nghệ (Passive activities) nhưng nó cũng phần nào ngăn cản quá trình chuyển từ trạng thái làm việc sang nghỉ ngơi của não bộ. Chưa kể ánh sáng xanh từ màn hình sẽ ức chế quá bộ não tiết ra melatonin - hormone báo hiệu cho cơ thể bạn biết rằng đã đến lúc đi ngủ. Chính vì vậy, thậm chí khi bạn có đang xem một chương trình truyền hình nhàm chán, não bạn cũng sẽ sản sinh ra những phản ứng với sự nhàm chán đó, ngăn chặn sự nghỉ ngơi và thư giãn dù cho thực sự cơ thể của bạn đã vô cùng mệt mỏi.
3. Myth: Thuốc ngủ là cứu cánh nếu bạn đang gặp tình trạng khó ngủ
Fact: Cũng giống như đồ uống có cồn, thuốc ngủ không thực sự giúp chúng ta đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
Và cũng giống như các loại thuốc khác, thuốc ngủ cũng để lại những tác dụng phụ như làm suy yếu các tế bào não, gây ra tổn hại cho quá trình ghi nhớ và học tập. Chuyên gia về giấc ngủ Daniel Kripke đã tiến hành một thí nghiệm kéo dài trong vòng hai năm rưỡi trên hơn 30000 bệnh nhân được chia thành hai nhóm: sử dụng thuốc ngủ và không sử dụng thuốc ngủ. Kết quả nhận được là những người sử dụng thuốc có nguy cơ tử vong cao hơn 4,6 lần, và những người sử dụng thuốc với liều lượng lớn lên tới 132 viên một năm có nguy cơ tử vong cao hơn 5,3 lần với những người không dùng.
4. Ai cũng cần ngủ đủ 8 tiếng
Fact: Thời gian ngủ cần thiết của mỗi người sẽ thay đổi theo độ tuổi và các yếu tố khác như môi trường hay cơ thể.
Tuy 8 tiếng là khoảng thời gian tiêu chuẩn chúng ta thường biết đến cho một giấc ngủ, nguy nhiên, thời gian ngủ cần thiết sẽ thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển và phụ thuộc và sự khác nhau của mỗi người trên các phương diện như gen di truyền, môi trường sống hay hành vi,...Theo National Sleep Foundation, khác với thời lượng 7-9 tiếng cho giấc ngủ của người trưởng thành, học sinh cấp 2 và cấp 3 cần 8-10 tiếng một ngày vì các em đang trong thời kỳ phát triển. Và dù rằng có những nhận định về việc người già sẽ ngủ ít hơn, trên thực tế họ vẫn cần trung bình 7-8 tiếng mỗi ngày cho hoạt động này.
5. Nếu bạn thiếu ngủ vào hầu hết các ngày trong tuần, chỉ cần cuối tuần ngủ bù là sẽ không có vấn đề
Fact: Ngủ nướng vào cuối tuần có thể gây ra rối loạn nhịp độ sinh học.
Việc bạn dành quá nhiều thời gian của hai ngày cuối tuần để ngủ khiến bạn khó ngủ vào đêm chủ nhật trước ngày đi làm và rồi bạn sẽ lại rơi vào một vòng lặp bất tận cho sự thiếu ngủ trong suốt một tuần làm việc sau đó. Và hiệu quả của hoạt động này cũng không cao như chúng ta vẫn tưởng. Một nghiên cứu của giáo sư David Dinges tại Đại học Pennsylvania chỉ ra rằng thậm chí sau ba đêm ngủ bù, năng lượng của chúng ta cũng không thể trở lại trạng thái khỏe mạnh bình thường như những người thường xuyên ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày và thực chất hiệu quả của việc ngủ bù vào một đêm sẽ chỉ kéo dài tối đa 6 tiếng sau khi thức dậy.
6. Ngáy khi ngủ chỉ thói quen, không liên quan đến tình trạng sức khỏe
Fact: Ngủ ngáy là dấu hiệu của bệnh “Ngưng thở khi ngủ” (sleep apnea)
Đó một hiện tượng rối loạn giấc ngủ nguy hiểm có thể gây ra nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, ung thư, các bệnh về thận hoặc tình trạng rối loạn hành vi và cảm xúc. Mỗi đêm, hơi thở có thể bị gián đoạn đến hàng trăm lần, khiến bạn ngáy, thở hổn hển và thậm chí thức giấc. Dù có thể mang đến những mối nguy cho cơ thể nhưng trên thực tế, sự nguy hiểm của bệnh thường được xem nhẹ: Nó tác động đến 30% dân số nhưng chỉ 10% được chẩn đoán và điều trị - Theo Rebecca Robbins - nhà nghiên cứu tại khoa sức khỏe dân số đại học NYU. Vì vậy, nếu bạn hoặc người nằm cạnh đang gặp phải tình trạng ngủ ngáy thường xuyên trong một thời gian dài, đừng làm ngơ mà hãy tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
7. Nằm sấp là tư thế ngủ tốt cho sức khỏe
Fact: Nằm sấp là tư thế ngủ có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến sức khỏe và cơ thể của bạn.
Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau mỏi xương khớp ở vùng cổ vai gáy và tăng nguy cơ ngủ ngáy. Nếu bạn vẫn có thói quen nằm sấp, hãy thay đổi tư thế sang nằm thẳng hoặc nằm nghiêng. Tư thế nằm ngửa là tư thế tối ưu tuy nhiên không được nhiều người chọn lựa, theo National Sleep foundation chỉ 8% dân số có thói quen nằm ngửa khi ngủ. Nằm ngửa có tác dụng giảm thiểu tối đa áp lực lên các điểm trên cơ thể, giúp hạn chế chuyển động khi ngủ, đảm bảo cho bạn một giấc ngủ ngon và sự sảng khoái sau khi thức dậy. Tư thế nằm nghiêng là tư thế tối ưu thứ hai sau nằm thẳng, đặc biệt là nằm nghiêng bên trái vì nó sẽ làm giảm tình trạng ngủ ngáy, tốt cho hệ tiêu hóa và kích thích cơ chế làm sạch hệ thần kinh trung ương (glymphatic system) hoạt động hiệu quả hơn.
8. Tuổi thọ của nệm không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Fact: Tuổi thọ của nệm có nhiều tác động đến giấc ngủ hơn bạn tưởng
Một chiếc nệm lò xo cũ đã qua nhiều năm sử dụng có thể gây ra các hậu quả như khả năng nâng đỡ không còn tối ưu, những tiếng kêu khó chịu của lò xo sẽ khiến bạn giật mình tỉnh giấc hay những chất liệu cũ không thoáng khí sẽ khiến cho cơ thể bạn bị mất nước do đổ nhiều mồ hôi trong khi ngủ.
Nếu bạn đã sử dụng một chiếc nệm trên 10 năm, đã đến lúc cân nhắc chọn một chiếc nệm mới. Một chiếc nệm Foam, đặc biệt là memory foam sẽ là một lựa chọn hữu ích. Memory foam là chất liệu được sáng chế bởi trung tâm Ames của NASA những năm 1960 - sở hữu những tính năng vượt trội hơn so với những chất liệu sản xuất nệm thông thường như bông ép hay vải bọc, giúp giải toả lực ép đồng đều trên các bộ phận của cơ thể. Ngoài ra, các hạt gel lạnh trong lớp memory foam được kích hoạt khi tiếp xúc với thân nhiệt, từ đó tự động điều chỉnh nhiệt độ mát mẻ, mang lại cảm giác thư thái để bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
Dòng nệm Foam Ru9 Original hoàn toàn sở hữu những tính năng vượt trội kể trên. Với chính sách 100 đêm ngủ thử, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng cảm giác giấc ngủ của mình được nâng niu một cách hoàn toàn miễn phí.
9. Chiếc gối bạn đang nằm và căn bệnh dị ứng và hen suyễn hoàn toàn không có liên quan
Fact: Một chiếc gối kém vệ sinh và chất lượng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh dị ứng.

Theo Asthma and Allergy Foundation, 60% số người mắc các bệnh về dị ứng và hen suyễn nói rằng họ gặp dấu hiệu khó thở khi ngủ. Một chiếc gối lâu ngày không được vệ sinh là một trong những nguyên nhân ngầm dẫn đến tình trạng này nhưng ít ai nhận ra. Theo một khảo sát về thói quen vệ sinh chăn gối năm tiến hành 2018 với 1000 người, 90% có thói quen giặt ga trải giường từ 1-3 lần một tháng thì chỉ có 20% số người có thói quen tượng tự với chiếc gối đang nằm, thậm chí có tới 45% chỉ giặt gối của họ một lần mỗi năm.
Lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do chiếc gối mà bạn đang sử dụng có một thiết kế kém khoa học khiến việc tháo rời vỏ và ruột gặp ít nhiều khó khăn. Gối Niu Ru9 được thiết kế với lớp vỏ gối được dệt bằng vải dệt kim Tencel thông thoáng bền lâu cùng khóa kéo, giúp người dùng dễ dàng thực hiện các khâu vệ sinh. Ngoài ra ruột gối còn được làm bằng chất liệu graphene tiên tiến giúp nâng đỡ êm ái cho một giấc ngủ trọn vẹn.
Như vậy, Ru9 đã cùng bạn giải mã 9 lầm tưởng thường gặp về giấc ngủ. Nếu bạn bè hay người thân của bạn cũng đang mắc phải những sai lầm này, hãy chia sẻ bài viết này với họ để tất cả mọi người đều có thể có được những giấc ngủ trọn vẹn nhất có thể bạn nhé.
Author:
My HoangShare This Article:
Bài viết liên quan

Tiết lộ tư thế ngủ của cặp vợ chồng hạnh phúc có thể bạn chưa biết

Bật mí tư thế ngủ của người đàn ông yêu vợ nhất trên đời

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Bật mí ngủ trước 11h có tăng chiều cao không?

Ngủ trưa có tăng chiều cao không? Tư thế ngủ tăng chiều cao tốt nhất
